1. Tìm hiểu về suy tư là gì?
1.1. Suy tư là gì?
Suy tư là gì? Suy tư là những suy nghĩ của con người khi nghĩ về một vấn đề nào đó. Đây là trạng thái suy nghĩ về một việc một cách trầm tư thì được gọi là suy tư. Nó thể hiện một thái độ sống của con người về cuộc đời và cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay thì con người sẽ cảm thấy rất nhịp sống rất vội vàng, tấp nập. Ai rồi cũng sẽ gặp phải những chuyện mệt mỏi, áp lực khiến chúng ta phải suy tư về nó. Sẽ có những người đối diện với chuyện này một cách lạc quan và có những người thì bi quan. Người bi quan sẽ có những suy nghĩ về mọi chuyện sẽ trở nên xấu đi. Còn người lạc quan sẽ suy nghĩ làm sao để có thể vượt qua mọi khó khăn. Tóm lại, suy tư không phải là vấn đề xấu. Quan trọng là khi suy tư bạn sẽ nghĩ về vấn đề đó như thế nào để có thể đem lại những cảm giác tích cực nhất.
1.2. Những vấn đề của suy tư
1.2.1. Thay đổi tâm trí của bản thân
Khi não bộ của bạn suy nghĩ dù là tích cực hay tiêu cực thì bản thân bạn cũng sẽ tạo ra một phản ứng hóa học cơ thể. Đó là những cảm xúc trong tưởng tượng của bạn,, khi đó nếu bạn không có bất kỳ trải nghiệm mới nào thì cảm xúc của bạn lại được trở về như cũ. Nếu trong não bộ chúng ta càng níu giữ những suy nghĩ trong một thời gian dài thì suy nghĩ đó lại càng có thể xuất hiện trong tương lai dù là tích hay tiêu cực.
Nếu như chúng ta đang suy tư về những vấn đề tiêu cực thì chúng ta có thể phá vỡ chúng bằng cách đưa vào đầu những suy nghĩ mới mẻ và tích cực hơn. Có như vậy thì mới thay đổi được hoạt động cơ chế hóa học ở trong cơ thể.
Ví dụ: Việc một người nghiện thuốc lá dù biết đó là xấu nhưng họ không thể đùng một cái là cai thuốc ngay được. Cơ thể sẽ không kịp thích nghi với việc thiếu đi những hóa chất cũ và cơ thể sẽ gửi đi một tín hiệu yêu cầu bổ sung vào não bộ. Đây là lý do khiến việc phá vỡ các cấu trúc về suy nghĩ tiêu cực trở nên khó khăn.
Chính vì thế việc thông qua những suy nghĩ của chính mình có thể thay đổi được hoạt động cơ chế hóa học của cơ thể. Việc này sẽ giúp cho chúng ta có thể phá vỡ được cấu trúc cảm xúc cũ và thoát ra khỏi việc lặp lại chu kỳ suy nghĩ cũ thiếu tích cực.
1.2.2. Cảm xúc được điều chỉnh bằng tâm trí
Suy tư là gì khi cảm xúc được điều chỉnh? Tất cả chúng ta đều đang phải sống trong xã hội mà tâm trí là nô lệ của cơ thể, nơi được cho là không có gì mới mẻ xảy ra. Chính vì thế mà ta sẽ phải loại bỏ cơ chế lập trình một cách tự động. Để cho nó có thể hoạt động theo tâm chí của chúng ta chứ không phải là điều ngược lại.
Khi bạn cảm thấy bản thân đang bất an về một điều gì đó thì bạn hay nghĩ về những điều đang cảm nhận được. Sau đó cảm xúc ấy sẽ biến thành những suy tư. Những điều này sẽ không bị nhấn chìm ngay lập tức mà suy tư của bạn sẽ bị chi phối bởi cơ thể thay vì tâm trí. Sau đó cơ thể sẽ trở lại trạng thái ổn định.
2. Khiến cho những suy tư trở nên tích cực bằng cách nào?
2.1. Giải quyết những suy tư
Giải quyết suy tư là gì? Đây là hướng suy tư theo chiều hướng xấu trước một sự việc nào đó. Khi bạn đã có quá nhiều suy tư thì bạn nên nghiêm túc suy nghĩ về bản thân về những vấn đề bản thân đang gặp phải.
Hãy đặt ra những câu hỏi tích cực vì những suy nghĩ này sẽ kéo bạn ra khỏi những điều tiêu cực. Bạn gặp phải sai sót không có nghĩa bạn là một người kém cỏi. Bạn gặp khó khăn không có nghĩa là mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ trong thời gian dài. Bạn có thể giữ được một cái nhìn tích cực nếu như luôn giải quyết những suy tư của mình theo hướng tích cực.
2.2. Không quan trọng hóa vấn đề
Để có thể ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực thì bạn hãy tìm cách chặn đứng những suy nghĩ tiêu cực một cách nhanh nhất. Bạn có thể tự đặt ra những câu hỏi để giải quyết các khúc mắc của mình: “Vấn đề này có thể khiến bạn bận tâm trong bao lâu? Vấn đề có thể giải quyết bằng cách nào là nhanh nhất?” Bạn có thể suy nghĩ những vấn đề này một cách đơn giản nhất vì nếu bạn cứ quan trọng hóa các vấn đề và khiến cho những vấn đề đó trở nên lớn hơn thì sẽ khiến mọi chuyện càng trở nên phức tạp.
2.3. Suy nghĩ về vấn đề của mình
Bạn có thể suy nghĩ về vấn đề của mình bằng cách cân bằng lại tâm trạng. Hãy dành ra một khoảng thời gian thoải mái nhất để tự trò chuyện với chính mình về những việc đã làm hay những việc cần phải làm.
Nếu lúc đó bạn cảm nhận được những suy tư tiêu cực của mình một cách quá đà thì có thể dừng lại những suy nghĩ đó và suy nghĩ sau. Có thể bạn sẽ sợ việc bản thân phải nghĩ về một chuyện nào đó nhưng khi bạn đã quen với việc này thì việc suy nghĩ sẽ càng phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
2.4. Bày tỏ những suy tư của mình
Bày tỏ suy tư là gì? Bạn có thể tìm đến những người bạn có thể lắng nghe và cảm thông những câu chuyện và rắc rối của bạn. Đây phải là người mà bạn thật sự tin tưởng để có thể trò chuyện mọi vấn đề một cách riêng tư nhất. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ đi như suy nghĩ tiêu cực. Người đó sẽ cho bạn thấy rằng những vấn đề bạn đang gặp phải thực ra không nghiêm trọng như bạn tưởng. Từ đó có thể cùng bạn đưa ra được hướng giải quyết các vấn đề một cách hợp lý nhất.
2.5. Viết ra suy suy tư của mình
Việc viết ra những tâm tư, suy nghĩ của mình được xem là cách điều trị tinh thần rất hiệu quả. Bạn có thể viết suy tư này vào bất cứ đâu mà bạn muốn như sổ tay, đến tạp chí hay soạn thảo văn bản trên máy tính, mạng xã hội,… Việc viết ra những suy tư này có thể giúp bạn hiểu được lòng mình hơn từ việc có thể đọc lại được những gì mà bản thân đã viết. Có thể quan sát được những điều đã viết một cách dễ dàng mà trước đây bạn chưa nhận thức được. Hơn nữa, suy nghĩ khi được viết ra trên giấy cũng sẽ giúp bạn có thể bình tĩnh đọc lại và tìm ra cách vượt qua hiệu quả.
Trên đây là nội dung về nghĩa của suy tư là gì và một số cách giải quyết những suy tư hiệu quả. Hy vọng rằng khi đọc xong bài viết về nội dung suy tư, bạn có thể hiểu thêm về nghĩa của từ suy tư và có thể tránh được những suy nghĩ tiêu cực nhé!