Trong mỗi mùa tuyển sinh Đại học thì các bạn sẽ khá quen thuộc với khái niệm nguyện vọng 1 là gì? Nguyện vọng 2 là gì? Các nguyện vọng khác nhau như thế nào? Thông tin về xét tuyển nguyện vọng sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
Contents
1. Nguyện vọng 1 là gì? Nguyện vọng 2 là gì?
1.1. Nguyện vọng 1 là gì?
Nguyện vọng 1 là nguyện vọng trúng tuyển vào ngành và trường yêu thích. Đây là nguyện vọng mà bạn đăng ký lần đầu tiên tại Hội đồng thi của trường đó và cũng được trường Đại học đó chấm điểm. Nếu bạn đạt điểm cao trên mức điểm trường ĐH đó yêu cầu thì sẽ trúng tuyển nguyện vọng 1. Khi đó bạn sẽ nhận được 2 phiếu điểm của trường và giấy thông báo trúng tuyển Đại học.
1.2. Nguyện vọng 2 là gì?
Nguyện vọng 2 là nguyện vọng bạn chọn khi không trúng tuyển vào nguyện vọng 1 và sẽ được phát 2 phiếu điểm. Các thí sinh sẽ cầm phiếu điểm thi để đăng ký xét tuyển vào ngôi trường yêu thích. Thường các trường xét tuyển vọng 2 sẽ lấy điểm từ trên xuống, do vậy nếu điểm của bạn càng cao thì khả năng trúng tuyển càng dễ.
Nếu rớt nguyện vọng 1 thì bạn mới được xét đến nguyện vọng 2, 3 với những nguyện vọng khác.
Với những nguyện vọng 3,4 cũng tương tự như nguyện vọng 1,2 ở trên. Khi đạt được yêu cầu về điểm số đạt được của trường theo các nguyện vọng thì bạn sẽ trúng tuyển nguyện vọng mong muốn.
Trong kỳ tuyển sinh CĐ, ĐH thì nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất rồi mới đến các nguyện vọng 2 , 3 , 4 … Tùy vào sở thích, năng lực, khả năng của các thí sinh có thể đăng ký số lượng nguyện vọng vào các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành yêu thích.
Việc sắp xếp các nguyện vọng mong muốn dựa theo sở thích từ trên xuống dưới và năng lực của bản thân để có lựa chọn chính xác nhé.
2. Thí sinh có thể đăng ký bao nhiêu nguyện vọng?
Theo quy chế thi của Bộ GD & Đào tạo hiện nay, mỗi thí sinh đăng ký xét tuyển CĐ – ĐH không giới hạn số lượng nguyện vọng ( Mỗi nguyện vọng gồm 1 mã trường, mã ngành và 1 tổ hợp môn xét tuyển). Tuy nhiên, điều quan trọng thí sinh dựa vào năng lực của mình để xác định số lượng nguyện vọng với các ngành nghề mình muốn theo học.
Trường hợp đăng ký nhiều nguyện vọng vừa tốn thời gian và tiền lệ phí xét hồ sơ. Còn nếu đăng ký ít nguyện vọng thì bạn khó lựa chọn để gia tăng cơ hội trúng tuyển vào trường mình mong muốn.
Tất cả những nguyện vọng đều được xét bình đẳng với tất cả thí sinh cùng ngành, trường đăng ký xét tuyển. Với các nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 thì tránh đưa những ngành mình không yêu thích. Bởi nếu nguyện vọng đó được chấp nhận thì bạn sẽ không còn cơ hội xét tuyển vào những ngành, trường mà mình thực sự yêu thích.
3. Hướng dẫn cách xét tuyển nguyện vọng như thế nào?
Thí sinh khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào Đại học, Cao đẳng thì lưu ý những bước dưới đây:
- Bước 1: Bạn hãy lập bảng danh sách các trường, các ngành mình yêu thích (Cần phải căn cứ về thế mạnh, sự yêu thích, cơ hội việc làm, những tố chất có được…)
- Bước 2: Bạn hãy lựa chọn 6 ngành/ trường có điểm chuẩn phù hợp với năng lực của bản thân (có thể dựa vào điểm trung bình của đợt thi thử và năng lực học do bản thân tự đánh giá…).
- Bước 3: Loại các trường có điểm chuẩn quá cao so với năng lực của mình khỏi danh sách bạn chọn. Chẳng hạn, điểm thi thử các đợt của bạn được tầm 20 điểm thì cần tránh các trường lấy điểm chuẩn từ 27-28 điểm.
- Bước 4: Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng theo ngành, trường dựa vào sở thích bản thân. Những ngành này cho vào nguyện vọng 1? Nguyện vọng 2 …Nếu không trúng tuyển thì cơ thể xét vào những nguyện vọng NV3, NV4, NV5 … Cơ hội xét tuyển nguyện vọng được bình đẳng với tất cả thí sinh.
4. Hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 gồm những gì?
Bạn cần phải chuẩn bị thủ tục đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 gồm những giấy tờ dưới đây:
- Giấy chứng nhận kết quả điểm có đóng dấu đỏ của đơn vị tổ chức thi, mặt sau là phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, được đăng ký 4 ngành tại trường mỗi đợt xét tuyển (các nguyện vọng đều được xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4)
- Chuẩn bị 1 phong bì có dán sẵn tem ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh, nhà trường sẽ dễ dàng liên hệ với thí sinh khi cần thiết.
- Lệ phí đăng ký xét tuyển là 30.000 đồng.
Thời gian xét tuyển nguyện vọng 1 tùy theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
Mỗi đợt xét tuyển, thí sinh ghi rõ về các ngành xét tuyển nguyện vọng thứ tự từ 1 đến 4 ( thí sinh có thể đăng ký 1,2,3 hoặc cả 4 ngành đều được) với tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển.
Các bạn thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng, nếu đáp ứng theo quy định của Quy chế tuyển sinh, hồ sơ đăng ký xét tuyển chuẩn bị các giấy tờ: phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu quy định cùng với những loại giấy tờ chứng minh thí sinh được hưởng quyền ưu tiên xét tuyển.
Mỗi đợt xét tuyển có thời gian quy định khác nhau, thí sinh khi nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng và phí sẽ nộp qua đường bưu điện qua hình thức chuyển phát nhanh, nộp trực tiếp tại trường hoặc chuyển phát ưu tiên.
5. Những lưu ý khi xét tuyển nguyện vọng
- Thí sinh hãy chọn các trường có mức điểm phù hợp với năng lực bản thân, tránh chọn các trường, ngành học có mức điểm chênh lệch quá cao so với mức thực lực.
- Thí sinh cần phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp và nguyện vọng 1 là cao nhất. Những trường Đại học đều dùng phần mềm duy nhất chung của bộ GD-ĐT để xét tuyển, các nguyện vọng đều bình đẳng như nhau. Mỗi thí sinh chỉ có thể trúng tuyển vào 1 ngành đăng ký xét tuyển.
- Mỗi kỳ tuyển sinh, các thí sinh được đăng kí nhiều nguyện vọng và xét tất cả những nguyện vọng này. Tuy nhiên, mỗi thí sinh chỉ có thể trúng tuyển vào một nguyện vọng duy nhất khi xét tuyển duy nhất. Nếu trúng tuyển Nguyện vọng 1, thì những nguyện vọng khác không còn hiệu lực nữa và tương tự như các nguyện vọng còn lại.
- Nhiều thí sinh thắc mắc “ Nguyện vọng 1 có được ưu tiên không? Các nguyện vọng có khác nhau về điểm trúng tuyển không?… Với phần mềm xét tuyển thì các thí sinh có quyền xét tuyển bình đẳng như nhau. Trường hợp thí sinh có điểm thi bằng nhau thì thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Mỗi mã ngành sẽ có 1 điểm trúng tuyển chung áp dụng với mọi tổ hợp xét tuyển.
- Khi các trường hoàn thành việc xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn chỉ tiêu thì trường sẽ bổ sung thêm đợt xét tuyển với theo phương thức tương tự. Bởi vậy, các bạn cần phân biệt rõ về nguyện vọng đợt 2 nhé. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, điểm trúng tuyển các đợt bổ sung không được thấp hơn so với điểm trúng tuyển đợt 1. Bởi vậy, xét tuyển nguyện vọng 2 thậm chí còn khó khăn hơn, nên các thí sinh cần tập trung toàn bộ tính toán cho đợt 1.
Với chia sẻ trên đây về nguyện vọng 1 là gì? Nếu rớt nguyện vọng 1 thì phải làm sao? Bạn có thể xét tuyển vào các nguyện vọng 2,3,4…để gia tăng cơ hội trúng tuyển ngành học yêu thích. Chúc bạn thành công!