Đơn vị đo điện áp là gì? Hiện nay có bao nhiêu loại điện áp? Vì sao điện áp không ổn định và những cách khắc phục hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được Wisevietnam chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây!
Contents
1. Điện áp là gì?
Điện áp hay còn được gọi là hiệu điện thế, là công thực hiện để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ đi từ điểm này đến điểm kia, là sự chênh lệch về điện thế giữa hai điểm khác nhau của mạch điện.
Chúng ta chọn một điểm nào đó của mạch điện làm điểm gốc mà ở đó có điện thế bằng 0 (điểm nối đất), thì điện thế của mọi điểm khác trong mạch sẽ có giá trị dương hoặc âm được so sánh với điểm gốc- điện áp tại điểm tương ứng.
Ký hiệu của hiệu điện thế (hay còn gọi là điện áp) là ∆V hay ∆U, thường được viết là V hoặc U. Đơn vị là V (vol – vôn)
Điện áp giữa điểm A và B của mạch điện được xác định bởi công thức: UAB = VA – VB = -UBA
2. Đơn vị đo điện áp là gì?
Volt (V) là đơn vị dùng để đo hiệu điện thế được lấy theo tên nhà Vật lý người Ý – Alessandro Volta. Đơn vị đo hiệu điện thế (Volt) giữa hai điểm của một dây dẫn khi có dòng điện với cường độ tính là Ampe chạy qua và cho công suất là Watt (W). Nó cũng bằng sự chênh lệch điện áp giữa 2 mặt phẳng vô hạn song song và cách nhau một mét, tạo ra một điện trường có giá trị 1 newton/ 1 coulomb. Ngoài ra, nó cũng là sự chênh lệch điện thế giữa 2 điểm truyền điện tích với mức năng lượng 1 joule/ coulomb.
Hiệu điện thế sẽ là 1V khi dòng điện có cường độ 1A và cho công suất bằng 1W chạy qua.
Đơn vị đó điện áp được tính theo công thức: V = U = I.R.
Trong đó:
- I: Cường độ dòng điện (Đơn vị tính: Ampe)
- R: Điện trở (Đ
- ơn vị tính: Ôm)
- U hoặc V: Điện áp (Đơn vị tính: V – vôn – vol)
3. Có các loại điện áp nào?
Hiện nay, điện áp được phân chia thành ba loại: Cao thế, trung thế, hạ thế với những đặc điểm nổi bật cũng như ứng dụng quan trọng của chúng như sau:
Điện áp cao thế
Điện cao thế là dòng điện có điện áp lớn, có thể gây tổn hại đến sinh vật sống (chim, thú, con người,…). Thiết bị và các dây dẫn mang dòng điện cao thế phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong quy trình lắp đặt kỹ thuật và an toàn điện. Điện cao thế thường được dùng cho các mạng phân phối điện đi xa như: 66KV, 110KV, 220KV, 500KV
Điện áp trung thế
Điện trung thế sẽ có cấp điện áp nhỏ hơn điện cao thế, thường được sử dụng ở những khu công nghiệp, công trình, khu dân sinh,… Quy trình phân phối điện bắt đầu từ đường điện trung thế chuyển đến máy biến áp và cuối cùng hạ áp để phân phối điện. Có thể kể đến một số cấp điện áp như: 22KV và 35KV.
Điện áp hạ thế
Điện hạ thế có cấp điện áp 0,4 KV là điện sử dụng để cung cấp cho các thiết bị hoạt động bao gồm: điện hạ thế 1 pha, 2 pha & 3 pha. Các loại điện áp này thường để cung cấp nguồn vào một số loại ổn áp đặc biệt, trong đó thì điện áp 3 pha ( 380 VAC ) được sử dụng trong điện công nghiệp.
Cấp điện áp này thường sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB có tất cả 4 sợi bện vào nhau; trong đó có sử dụng 4 dây rời gắn lên trên cột điện bằng kẹp treo hoặc thiết bị kẹp sứ.
4. Một số khái niệm về điện áp
Điện áp định mức
Điện áp định mức còn được biết đến là điện áp danh định, là cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện, đồng thời quyết định đến khả năng chịu tải của lưới điện có tốt hay không.
Điện áp DC
DC là điện áp một chiều, nó là hiệu điện thể giữa hai cực của nguồn điện qua mạch một chiều.
Điện áp xoay chiều
Còn được gọi là điện áp AC: Có chiều và cường độ điện áp thay đổi theo thời gian về độ lớn lẫn chiều.
Điện áp tiếp xúc
Nếu 2 thiết bị điện có vỏ bọc kim loại nối với bộ phận nối đất thì dù tiếp xúc ở thiết bị nào với vỏ, điện áp trong đất sẽ được phân bố dưới dạng đường cong.
Cực nối đất và các vỏ kim loại có điện áp so với đất sẽ được tính bằng: Uđ = Iđ.Rđ.
Điện áp pha
Là điện áp đo được giữa dây pha – dây trung tính. Hay có thể hiểu đơn giản hơn thì nó chỉ là điện áp ở trên dây đó.
Điện áp dây: Giữa hai dây pha.
Điện áp định danh
Là giá trị điện áp có đơn vị V được thể hiện trên danh nghĩa xác định hay nhận dạng điện áp của một hệ thống điện nào đấy.
Điện áp hiệu dụng
Bằng giá trị trung bình bình phương của điện áp cực đại ở hai đầu của đoạn mạch.
5. Nguyên nhân và cách khắc phục khi điện áp không ổn định?
Những nguyên nhân khiến cho điện áp không ổn định:
- Do hiện tượng sụt áp trên đường dây truyền tải đến các hộ gia đình: Vì trên thực tế, các nhà máy điện ở rất xa nên dòng điện truyền đi sẽ bị tiêu hao dẫn đến tình trạng sụt áp. Đặc biệt với những khu dân cư ở cạnh các khu công nghiệp thì tình trạng này liên tục xảy ra.
- Do các thiết bị điện có thể bị hư hại, giảm tuổi thọ hoặc bị cháy hỏng nếu như không sử dụng đúng mức điện áp 220V, nhiều trường hợp còn sử dụng điện áp cao hơn định mức này.
Sau đây là một số phương pháp xử lý hiệu quả được sử dụng nhiều nhất:
- Người dân nên dùng máy ổn áp để có thể ổn định dòng điện trong nhà mình, khi sử dụng thiết bị này sẽ giúp ổn định dòng điện đầu ra với điện áp đầu vào,
- Cũng có thể ngắt điện để giúp bảo vệ thiết bị điện trong nhà khi điện áp cao hơn do chập điện hoặc sét đánh.