Mệnh có Hoa Cái kiếp trước tu, kiếp này tới để viên mãn công quả
Lợi ích chúng sinh một con đường – trái tim không lay động giữa hồng trần
Mệnh đới Phong cáo là Phong thần (thần linh), Tam thai, Bát tọa kiếp trước là Tiên
Long Trì, Phượng các là hoàng thất cao quý, Ân quang là người trọng yếu, theo sau là Thiên tướng
Thiên vu tọa mệnh là một thầy phù thủy, Bói toán, Thiên cơ, Thiên lương theo Phật tu hành
Vì nhân quả đạo nghiệp chưa vừa ý, nên kiếp này chọn đầu thai tiếp
Âm sát, Thiên hình là sao nghiệp báo, mệnh cung theo thân cần phải ngộ rõ
Kiếp này cần siêng tu, giống như là đạo hạnh của trời đất
Là tiên là Phật cũng nhờ tích phước tu, không cần cầu đảo bên ngoài mà tự tỉnh thọ
Thái độ lạc quan với cuộc sống là một phước báo”, tái sinh làm con người là rất hiếm
Thiên Diêu, Hàm trì tại mệnh thì sao, kiếp trước tham luyến, nhận lấy đào hoa
Kiếp này đường thanh vắng mà chạy điên đảo, không bằng thắp lên ngọn đèn của cổ Phật
Thiên Không, Địa kiếp tạo ra một rào cản tinh thần (linh chướng), tùy hỷ niệm phật thì trí huệ nhiều
Đà la, Linh tinh cần tu khẩu nghiệp, không rước trần ai, thành sóng gió
–
Các sao ở cung Mệnh tiết lộ vài phần tiền kiếp của đời này.
Trong Mệnh cung có sao Hoa Cái, kiếp trước đã tu,
Kiếp này trở lại để làm tròn sự nghiệp mong ước,
Chỉ có một con đường là làm lợi cho chúng sinh,
Một lòng chẳng thay đổi trong chốn hồng trần.
Mệnh mang Phong Cáo, đích thị là từng được phong (tước) thần,
Có Tam Thai, Bát Tọa, là kiếp trước đã tu tiên đạo,
Có Long Trì, Phượng Các, vốn từng thuộc giới tôn quý hoặc thuộc hoàng thất,
Có Ân Quang thì từng muốn giúp người, có Thiên Tướng thì cũng theo y như thế (cũng thích giúp người).
Có Thiên Vu tọa thủ ở Mệnh, chính là đã từng làm thầy bói, thầy cúng, đồng cốt, pháp sư,
Có Thiên Cơ, Thiên Lương, vốn từng đồng hành với nhà Phật,
Chớ bảo rằng Nhân-Quả không thuận theo tư tưởng,
Kiếp này tự mình chọn lối đi đầu thai.
Có Âm Sát, Thiên Hình, là các sao nghiệp báo,
Mệnh cung phải tùy theo Thân mà cần ngộ ra sự thanh khiết,
Kiếp này chăm chỉ tu, thì sự nghiệp sẽ được bù đắp,
Như kiểu đội trời mà làm điều thiện, việc đức hạnh.
Là Tiên là Phật, kiếp này qua kiếp khác tu,
Không nên cầu mong ở ngoại lực, mà phải tự mình tỉnh thức,
Vui với trời, biết Mệnh chính là phúc báo,
Kiếp này được làm người, chính ra cũng là (may mà đã vượt qua) những cái khó đạt được.
Có Thiên Diêu, Hàm Trì, Mệnh này lại bị dày vò,
Kiếp trước đã tham luyến hưởng thụ đào hoa,
Kiếp này thì đường tình ái bị điên đảo,
Chẳng được như ngọn đèn xanh làm bạn với Cổ Phật.
Có Thiên Không, Địa Kiếp, là từng cho nghiệp chướng ứng nghiệm,
Tùy hỉ mà niệm Phật sẽ được sáng suốt,
Có Đà La, Linh Tinh, cần giữ lời ăn tiếng nói (tu khẩu),
Chẳng chiêu chuốc việc trần ai thì sự Ba-La sẽ thành.
Trăm năm, ngàn năm, nghiệp có sự luân chuyển,
Lại được làm thân con người thì phải biết ơn,
Tĩnh tâm cảm nhận mà biết sự linh nghiệm cần có của sự thanh khiết,
Tự nhiên sẽ khiến cho Mệnh vận tốt lành đi theo ta.
Bài này áp dụng cho Mệnh cung và các phương hội hợp của nó, cường độ mạnh yếu của tương tác thì phụ thuộc sự phân chia thủ-xung-hợp chiếu.
Những cái khó kiểm chứng như thế này thì với đại chúng chỉ là xem cho vui, nó chỉ hữu ích với những người nghiên cứu hay tu đạo.
St (QuachNgocBoi)
–
CON NGƯỜI TA KHI CHẾT ĐI TUY THÂN XÁC TRỞ VỀ VỚI CÁT BỤI NHƯNG LINH HỒN THÌ BẤT DIỆT TRƯỜNG TỒN , NÓ CHUYỂN TỪ THỂ XÁC NÀY SANG THỂ XÁC KHÁC…. TUY TA KHÔNG NHỚ ĐƯỢC KÍ ỨC TIỀN KIẾP NHƯNG CÒN SÓT LẠI MỘT SỐ TẬP TÍNH CÒN LƯU LẠI NHƯ NĂNG KHIẾU , THÓI QUEN , SỞ THÍCH….. VẬY ĐỂ BIẾT TIỀN KIẾP MỘT AI QUA TỬ VI TA NHÌN VÀO ĐÂU …. XIN THƯA , NÓ LÀ “CUNG PHÚC” ĐẤY ( CHÍNH XÁC LÀ TAM HỢP PHÚC – PHỐI – DI )
TRONG 12 CUNG TỬ VI THÌ CUNG “THÂN” CHỈ AN VÀO 6 CUNG : MỆNH – TÀI -QUAN-PHÚC – PHỐI – DI TRONG ĐÓ
+ TAM HỢP MỆNH – TÀI -QUAN CHỈ CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI Ở CHÍNH BẢN THÂN TA , NẾU CUNG THÂN TỌA Ở 3 CUNG ĐÓ THÌ YẾU TỐ TỰ THÂN TA CHIẾM VỊ TRÍ NỔI BẬT , QUYẾT ĐỊNH…
+ NẾU CUNG THÂN TỌA Ở TAM HỢP PHÚC – PHỐI – DI CHỈ CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH TỪ BÊN NGOÀI SẼ CHI PHỐI BẢN THÂN TA SAU KHI TA BỨỚC VÀO TUỔI LẬP THÂN
NÓI CÁCH KHÁC ĐÂY LÀ HÀM Ý CỦA CÁI MÀ CÁC THẦY TỬ VI HAY GỌI LÀ “PHÚC” CHẾ “TÀI” HAY “TÀI” CHẾ “PHÚC” ĐÓ…….
(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)