Biện pháp tu từ nhân hóa là gì? Phân loại, tác dụng phép nhân hóa, ví dụ và bài tập phép tu từ này sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này. Hãy tham khảo với Tmdl.edu.vn ngay bên dưới nhé!
Contents
Video giải thích nhân hoá là gì ?
Bạn đang xem bài: Nhân hóa là gì? Ví dụ, phân loại nhân hóa (cập nhập 2022)
Khái niệm biện pháp nhân hóa là gì?
Dưới đây là hướng dẫn khái niệm nhân hóa , sẽ giúp bạn trả lời thế nào là nhân hóa ? hãy cùng tham khảo nhé!
a – Định nghĩa phép nhân hóa
Dưới đây là hướng dẫn nhân hóa là gì lớp 6 mới nhất :
- Phép tu từ nhân hóa là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn. Bạn đã hiểu phép nhân hóa là gì chưa ? CMT bên dưới nhé .
b – Tác dụng của biện pháp nhân hóa
Dưới đây là tác dụng của nhân hóa hay tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa :
- Biện pháp nhân hóa làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên, động vật hơn.
- Nó biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên.
Qua đây bạn đã hiểu tác dụng nhân hoá chưa . Hãy cố gắng đọc lại và xem ví dụ nhân hóa bên dưới để hiểu thêm nhé !
c – Ví dụ phép nhân hóa
Mình sẽ đưa ra các ví dụ phép nhân hóa trong ca dao, tục ngữ, trong thơ ca, cụ thể gồm:
Ví dụ về nhân hóa trong ca dao – tục ngữ
Ví dụ 1:
Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Trong câu ca dao trên, con trâu được nhân hóa như người bạn của bà con nông dân.
Ví dụ 2: Núi cao chi lắm núi ơi – Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
- Phép nhân hóa sử dụng “ngọn núi” để nói về mối tình chênh lệch giàu nghèo.
Ví dụ về nhân hóa trong thơ ca
Ví dụ 1:
Cậu mèo đã dậy từ lâu.
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
Mụ gà cục tác như điên.
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.
- Tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên gồm: Cậu mèo, Mụ gà, thằng gà trống.
Ví dụ 2:
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua. ( Dừa ơi – Lê Anh Xuân).
- Phép nhân hóa là cây dựa được xem như con người.
Ví dụ phép nhân hóa trong truyện ngắn, tiểu thuyết.
“Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng” (Trích tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).
Phép nhân hóa cây xà nu như một cơ thể người cường tráng, cành lá như lông chim.
Tham khảo thêm: Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì?
Phân loại các phép nhân hóa
Các cách nhân hóa có 4 loại nhân hóa chính gồm:
a – Phép nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật: Đơn giản là sử dụng các từ thường để gọi hoặc xưng hô giữa người với người như cậu, bạn, anh em để gọi cho các loài vật.
Ví dụ: Ông mặt trời, chú dế mèn, chị sáo sậu.
b – Trò chuyện xưng hô với đồ vật, con vật như con người
Ví dụ: Em cún ơi! Chị thương em lắm
c – Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật.
Ví dụ: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai.
Từ “ uốn mình” của dòng sông được nhân hóa như một hoạt động của con người.
d – Vật tự xưng là người
Ví dụ: Tớ là chiếc xe lu.
Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa
Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các em cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.
Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó.
- Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.
- Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.
Bài tập phép nhân hóa
Đề bài tập 1: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng phép nhân hóa trong các đoạn văn sau:
“ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng đi. Tất cả đều bận rộn.
Đáp án bài tập 1:
- Các từ được nhân hóa gồm: bến cảng đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.
Tác dụng:
- Quang cảnh bến cảng được mô tả một cách gần gũi, sống động, tăng sức hấp dẫn cho lối diễn đạt. Hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên bến, dưới thuyền.
- Gợi không khí lao động khẩn trương, niềm vui trong lao động của con người…
- Tài quan sát, miêu tả chân thực và niềm vui, hạnh phúc của tác giả.
Đề bài tập 2: Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và nêu tác dụng?
- a – Núi cao chi lắm núi ơi – Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
- b – Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập ngược xuôi, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay về kiếm mồi.
Đáp án bài tập 2:
Câu a:
- Phép nhân hóa: Ơi
- Kiểu nhân hóa là: Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
- Tác dụng: Cách nói này khiến cho núi trở nên gần gũi và người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, tình cảm của mình.
Câu b:
- Phép nhân hóa: tấp nập
- Kiểu nhân hóa: Dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
- Tác dụng: giúp người đọc hình dung ra cuộc sống, sinh hoạt của các loài vật vô cùng sinh động và có tính biểu cảm cao.
Hướng dẫn một số câu hỏi về câu nhân hóa
Tìm 5 ví dụ về nhân hóa
- a) Con siêu xe nhà em biết lộn vòng.
- b) Bác gà trống thật oai vệ.
- c) Chị dừa đang dang tay đón gió.
Hình ảnh nhân hóa là gì ?
- Các bạn xem lại giải thích phía trên nhé
Ví dụ về biện pháp nhân hóa hay nhất
- Những chú chim hót líu lo trên cành cây vào mỗi sớm mai.
- Những chị gió đang tập thể dục cùng hàng cây xanh.
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi biện pháp tu từ nhân hóa là gì? Phân loại, tác dụng và bài tập minh họa chi tiết mà tmdl.edu.vn muốn chia sẻ với các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trang chủ: tmdl.edu.vn Danh mục bài: LÀ GÌ?