Bỗng một ngày trên cơ thể mọc lên vài chiếc mụn nhọt đáng ghét khiến bạn cực kỳ khó chịu. Chẳng biết từ đâu mà chúng lại đến “vô duyên” như vậy.
Mụn nhọt tuy lành tính nhưng rất có thể chuyển thành nhiễm trùng gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, có những bài thuốc dân gian từ cây lá vườn nhà rất dễ kiếm giúp trừ mụn nhọt. Sau đây là 9 loại lá cây có công dụng trị mụn nhọt:
1. Lá khoai lang
Lá khoai lang là vị rau dân dã, khoái khẩu của nhiều gia đình ở nông thôn. Nó thậm chí còn chứa thành phần dinh dưỡng tương đương với rau chân vịt. Trong đông y, người ta coi lá khoai lang là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như là cam thử, phiên chử. Loại rau này không có độc và thường được dùng để lợi mật, giải độc, chữa bệnh vàng da, rối loạn kinh nguyệt,… Nếu như bạn bị mọc mụn nhọt thì cũng có thể chữa bằng lá rau khoai lang, Chỉ cần rửa sạch vài cái lá non cùng với 12g đậu xanh, đem bỏ chung và giã nhuyễn và cho vào túi lưới bọc, đắp lên vùng có mụn ngày 1 lần, các nốt mụn sẽ se lại và biến mất sau vài hôm.
2. Lá mồng tơi
Mồng tơi cũng là một loại rau phổ biến ở nước ta, vì có tính chất giải nhiệt tốt nên được dùng để nấu canh nhiều vào mùa hè. Ngoài ra, chất nhày trong lá mồng tơi có tên gọi là Pectin còn có công dụng sát khuẩn nên được dùng làm bài thuốc dân gian trị các bệnh rôm sảy, mụn nhọt… Nếu muốn trừ nhọt với lá mồng tơi, chúng ta cần rửa sạch và giã nát vài lá (cho thêm chút muối, không đổ thêm nước) đắp lên vùng bị mụn, ngày thực hiện 2 đến 3 lần.
3. Lá bí đỏ
Lấy cuống bí ngô đốt thành than, rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần. Hoặc lấy cuống bí ngô đốt thành than, nghiền nát trộn với dầu mè hay dầu sở rồi đắp vào. Ngày thay 1 lần.
4. Lá sài đất
Cây sài đất còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như là ngổ núi, cúc nháp, húng trám…Loại cây này thường mọc dại ven đường, hầu như các bà các mẹ ở vùng nông thôn mới biết đến nó. Để trị mụn nhọt, bạn có thể dùng cây sài đất ở dạng khô hoặc tươi.
- Nếu dùng dạng khô thì nên sắc nước lá cây sài đất 50gr với 200ml nước ngày uống 2 lần/
- Nếu dùng dạng tươi thì cũng làm tương tự như những loại lá ở trên, chủ yếu là phương pháp giã nát để đắp trực tiếp lên chỗ bị nhọt.
- Nếu mụn đang viêm và sưng tấy, dùng 100g sài đất tươi sắc với nước thêm ít đường chia hai lần uống trong ngày. Hoặc dùng 100g sài đất tươi giã nhỏ hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, thêm ít muối lọc uống ngày hai lần.
5. Lá diếp cá
Diếp cá( dấp cá, ngư tinh thảo…) là loại rau có vị rất đặc trưng, giống như mùi của cá, có vị hơi chua chát, cay bùi. Nếu không quen chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy khó ăn loại rau gia vị này .Thế nhưng chúng lại có tác dụng rất tuyệt vời đối với sức khỏe. Rau diếp cá. Lấy rau diếp cá giã nát rịt vào nơi mụn nhọt vào lúc đi ngủ, sáng dậy thấy đỡ đau, rất mau khỏi. Đông y thường sử dụng rau diếp cá trong các bài thuốc trị ho, lợi tiểu, táo bón, tắc tia sữa ở bà bầu…. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh dược tính của loại rau này có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao sức để kháng, chính vì thế nó còn được sử dụng để trừ rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa. Để chữa các nốt nhọt thì trước khi đi ngủ chúng ta lấy vài lá rau dấp cá rửa thật sạch, giã nát, rồi đắp lên phần bị mụn, băng lại cho đến sáng. Làm vài lần cho đến khi khỏi mụn.
6. Lá sen
Dùng ngoài lấy cuống lá sen sắc lấy nước đặc rửa nơi mụn nhọt. Mặt khác lấy lá sen rửa sạch giã nát cùng với cơm nếp rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần.
7. Lá mua bà
Lá mua bà hay còn gọi là cây hoa mua, thường mọc ở sát chân bờ mương, bờ ao, có hoa màu tím. Để trị mụn nhọt thì lấy lá non, giã hơ nóng đắp vào chỗ có nhọt. Ngày thay 1 lần.
8. Lá chua me đất
Lá chua me đất thường mọc dại ở quanh vườn, sát chân bờ tường… rất dễ thấy. Chỉ cần lấy một tí lá rửa sạch rồi hơ nóng đắp vào phần nhọt, ngày thay vết đắp một lần là vùng viêm sẽ gần tiêu trừ và biến mất.
9. Lá ớt
Trái ớt được biết đến là loại quả có nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng ít ai biết rằng lá ớt cũng chữa được bệnh. Nếu bạn bị mụn nhọt bạn có thể dùng lá ớt kết hợp cùng lá bồ công anh, lá na. Mỗi loại từ 10 -20g, đem rửa sạch và giã nát cũng muối rồi đắp lên vùng có mụn nhọt, đầu đinh. Ngày thay vết đắp 1 lần.