Tổng quan nghiên cứu là gì? Giới thiệu về tổng quan nghiên cứu, Nội dung và yêu cầu tổng quan nghiên cứu; kỹ năng tiến hành.
Contents
Định nghĩa tổng quan nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra lý thuyết nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.
Mục đích của tổng quan nghiên cứu là tóm lược các kiến thức và sự hiểu biết của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình.
Vai trò của tổng quan nghiên cứu
- Cải thiện hiểu biết của người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu.
- Chọn lọc những lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan hữu ích để áp dụng cho nghiên cứu của mình.
- Cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu.
- Định lượng cho nghiên cứu, giúp người nghiên cứu xác định có nên theo đuổi nghiên cứu này hay không.
- Kết quả cụ thể của tổng quan tài liệu giúp người nghiên cứu có đủ thông tin cần thiết để xây dựng khung khái niệm, khung phân tích cho các vấn đề nghiên cứu và là sơ đồ liên kết các khía cạnh nghiên cứu như mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, điểm mới,…
Lưu ý khi viết tổng quan nghiên cứu
- Viết tổng quan tình hình nghiên cứu không phải liệt kê hay miêu tả các nghiên cứu trước đây.
- Phải là một bảng tổng hợp khoa học theo vấn đề nghiên cứu và đánh giá có mục đích.
Chất lượng tổng quan nghiên cứu phụ thuộc
- Khả năng tìm kiếm thông tin, dữ liệu.
- Khả năng tổng hợp và đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
Tổng quan nghiên cứu tốt
1. Được viết theo một trình tự hợp lý
- Khái niệm, định nghĩa.
- Mô hình lý thuyết.
- Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
- Kết quả đạt được của các nghiên cứu.
- Các bài học kinh nghiệm tự rút
2. Chỉ ra được các thông tin, dữ liệu quan trọng cần phải thu thập để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
3. Chỉ ra được phương thức thu thập dữ liệu, phương thức xử lý và phân tích dữ liệu.
4. Có đủ thông tin nền tảng giúp phát họa được phiếu điều tra cho nghiên cứu.
5. Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới
Nội dung và yêu cầu tổng quan nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có thể làm nền móng và định hướng tốt cho các nghiên cứu mới, phần tổng quan thường có những nội dung sau:
Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu
Phần tổng quan cần nêu các nghiên cứu trước đã áp dụng những trường phái lý thuyết nào khi nghiên cứu chủ đề này. Các tác giả cần tóm tắt luận điểm chính của các trường phái và một số công trình tiêu biểu đã áp dụng từng trường phái. Phần tổng quan về các trường phái lý thuyết có thể tóm tắt dưới dạng sau:
- Cách tiếp cận hiệu quả
- Cách tiếp cận dựa vào năng lực
- Cách tiếp cận thể chế
Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính
Các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trong bối cảnh nào? Bối cảnh có thể là vùng, ngành, quốc gia, nhóm đối tượng nghiên cứu: Bối cảnh là một yếu tố quan trọng khi viết tổng quan vì bối cảnh khác nhau có thể đưa ra các kết quả rất khác nhau.
Tương tự với từng bối cảnh, phần tổng quan cũng cần chỉ rõ những nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được nghiên cứu. Những nhân tố nào được nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân tố nào ít được chú ý?
Tóm lại, mục này cần thể hiện rõ bối cảnh và những nhân tố (mô hình) đã được các công trình trước nghiên cứu đề cập đến. Đó có thể là nhân tố mục tiêu, nhân tố tác động, nhân tố kết quả, nhân tố điều tiết hay nhân tố trung gian. Định nghĩa chi tiết về các loại nhân tố này sẽ được trình bày trong phần khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu chính
Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào? Nghiên cứu hiện tại cần điểm lại các phương pháp nghiên cứu tương ứng với bối cảnh và mô hình mà các nghiên cứu trước áp dụng. Điều này sẽ rất hữu ích cho phần bình luận về hạn chế của nghiên cứu hiện tại cũng như thiết kế của nghiên cứu của nó.
Các kết quả nghiên cứu chính
Các kết quả nghiên cứu chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ giữa các nhân tố. Khi thực hiện tổng quan về kết quả nghiên cứu đã tiến hành trước đây cần chú ý nhóm chúng theo các nhóm sau:
- Các kết quả có nhất quán cao nhất giữa các nghiên cứu.
- Các kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu.
- Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan tới bối cảnh hay phương pháp nghiên cứu khác nhau hay không?
Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức
Trong phần này đòi hỏi tác giả phải đánh giá được những đóng góp cũng như những hạn chế của các nghiên cứu trước. Nếu làm tốt các nội dung trên thì phần này sẽ dễ dàng hơn.
Trên cơ sở hạn chế của các nghiên cứu trước, các tác giả có thể đề xuất hướng nghiên cứu mới. Các hướng nghiên cứu này có thể cần nhiều hơn một đề tài để thực hiện. Các hướng nghiên cứu mới có thể đề xuất dưới dạng sau:
- Chủ đề nghiên cứu mới.
- Câu hỏi nghiên cứu mới.
- Bối cảnh nghiên cứu mới.
- Mô hình nghiên cứu mới.
- Phương pháp nghiên cứu mới.
Một số kỹ năng tiến hành tổng quan
Các bước thực hiện tổng quan tài liệu
Bước 1. Thu thập tài liệu lý thuyết, các đề tài và bài báo liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Thu thập từ các nguồn có thể.
- Đánh giá các nguồn.
- Đọc các nguồn quan trọng, có chất lượng.
Bước 2. Quản lý tài liệu
- Phát triển một cách thức ghi nhận tài liệu: tên tác giả, năm, tên bài báo, sách,…
- Lập danh sách các tài liệu liên
- Ghi chú, đánh dấu lại các nội dung quan trọng khi đọc
Bước 3. Đọc các lý thuyết, bài báo khoa học về chủ đề
- Đọc, phát hiện, phân tích và tổng hợp các tranh luận khoa học.
- Phân tích các tranh luận khoa học khi đọc và đánh giá các chỉ trích một cách cẩn thận và có suy nghĩ.
- Viết lại các chỉ trích đó.
Bước 4. Tổng quan
- Viết tổng quan như một văn bản đánh giá, phê bình chứ không đơn giản là liệt kê hay tóm lược.
- Nên tổng quan các bài báo đăng các tạp chí có uy tín.
- Tổng quan các vấn đề liên quan có tính đánh giá, phê phán, suy nghĩ, so sánh.
- Có thể tóm lược các thông
- Tìm ra một khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới của đề tài.