Khi chọn thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chọn loại phù hợp với mức độ hăm của bé. Nếu bé bị hăm nhẹ, mẹ chỉ cần bôi kem trị hăm kết hợp chăm sóc đúng cách thì bé sẽ khỏi sau khoảng 3 – 7 ngày. Trong trường hợp bé bị hăm tã nặng, mẹ cần đưa bé đi bác sĩ để được kê thuốc trị hăm phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài viết này, chuyên gia Dr.Papie sẽ chia sẻ với mẹ 14 loại thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh. Mẹ tham khảo thông tin: nguồn gốc, thành phần, công dụng, lưu ý sử dụng, giá thành… để chọn được loại thuốc trị hăm tã phù hợp, hiệu quả nhất cho con.
Xem thêm: Hướng dẫn trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn nhất
1. 5 loại thuốc, kem trị hăm tã cho trẻ sơ sinh trong trường hợp nhẹ
Nếu bé bị hăm nhưng CHƯA xuất hiện 1 trong số các biểu hiện như:
- Vùng da bị ửng đỏ rõ rệt, dày đặc lan rộng khắp vùng da mặc tã của bé
- Vị trí bị hăm bị sưng và nổi mụn mủ sần sùi
- Vùng da hăm tã bị phù nề nặng, mụn mủ bị vỡ loét gây đau cho bé
- Bé sốt, quấy khóc, bỏ bú…
Điều này nghĩa là bé chỉ bị hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3). Mẹ chỉ cần bôi kem trị hăm kết hợp chăm sóc đúng cách thì bé sẽ khỏi hăm tã sau 3 – 7 ngày mà không cần dùng đến thuốc.
Dưới đây là 5 loại kem hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả được chuyên gia khuyên dùng. Mỗi loại có lưu ý sử dụng riêng, mẹ tham khảo để chọn được loại phù hợp nhất cho con.
STT Kem chống hăm Giá 1 Sudocrem 100-130.000 đồng/hũ 60g 2 Bepanthen 70.000 đồng/tuýp 30g 3 Desitin 210.000 đồng/tuýp 113g 4 Bubchen 150.000/ hũ 150ml 5 Cetaphil 220.000/tuýp 70g
1.1. Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh Sudocrem
Xuất xứ: Anh Quốc
Thành phần chính: Zinc Oxide, lanolin (mỡ cừu).
Công dụng:
- Làm dịu da khi bị hăm, bảo vệ và tái tạo tế bào.
- Diệt khuẩn, giảm viêm, chống kích ứng.
- Dưỡng ẩm cho da.
Giá tham khảo: 100-130.000 đồng/hũ 60g.
Đánh giá kem trị hăm Sudocrem:
Ưu điểm
Nhược điểm
- Không mùi, không hương liệu, an toàn, lành tính với da trẻ.
- Có tính chống nước nên tiện dụng, không sợ bị nước rửa trôi.
- Có tuýp nhỏ 30g dễ mang theo khi đi xa.
- Thành phần có mỡ cừu nên trơn, nhờn trên da, dễ làm bẩn quần áo và da bé.
- Chống thấm nước nên khó vệ sinh lại.
1.2. Kem trị hăm tã cho trẻ sơ sinh Bepanthen
Xuất xứ: Đức
Thành phần chính: Dexpanthenol 5%
Công dụng:
- Giảm các triệu chứng da ửng đỏ, mẩn ngứa khi bị hăm.
- Tái tạo, củng cố lớp biểu bì da, giúp vùng da tổn thương do hăm trở nên mềm mại và tăng tính đàn hồi.
Giá tham khảo: 70.000 đồng/tuýp 30g
Đánh giá kem trị hăm tã Bepanthen:
Ưu điểm
Nhược điểm
- Không chứa chất độc hại, an toàn với trẻ sơ sinh, mùi thơm dễ chịu.
- Giữ da bé luôn mềm mại, hiệu quả trị hăm tốt.
- Tuýp vỏ cứng khó sử dụng.
1.3. Kem bôi hăm tã cho trẻ sơ sinh Desitin (màu tím)
Xuất xứ: Mỹ
Thành phần chính: 40% Kẽm oxit (ZnO), Vitamin E, chiết xuất lô hội,..
Công dụng:
- Bảo vệ da khỏi vi khuẩn, nấm gây hăm
- Dưỡng ẩm, làm mát, giảm kích ứng mẩn đỏ cho da khi bị hăm
Giá tham khảo: 210.000 đồng/tuýp 113g
Đánh giá kem trị hăm tã Desitin:
Ưu điểm
Nhược điểm
- Không gây dị ứng, kích ứng, an toàn với làn da nhạy cảm.
- Chống nước tiện lợi khi dung.
- Dạng tuýp dễ sử dụng, mang đi xa.
- Trơn, nhờn, dễ làm bẩn da và quần áo.
- Không sử dụng trong thời gian dài, dùng tối đa 7 ngày, không dùng cho vết thương hở.
1.4. Kem trị hăm tã cho trẻ Bubchen
Xuất xứ: Đức
Thành phần: Tinh chất hoa cúc, mật ong, tinh dầu hướng dương, kẽm Panthenol…
Công dụng:
- Ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp vùng da bị hăm của bé luôn khô thoáng.
- Giảm khô ráp, dưỡng ẩm, phục hồi vùng da bị hăm đỏ, giúp da bé trở nên mềm mại.
Giá tham khảo: Khoảng 150.000/ hũ 150ml
Đánh giá kem chống hăm Bubchen:
Ưu điểm
Nhược điểm
- Chiết xuất tự nhiên, đảm bảo an toàn cho làn da của bé.
- Mùi hương dễ chịu.
- Sản phẩm dạng hũ không có dụng cụ lấy đi kèm nên không đảm bảo vệ sinh khi lấy kem.
1.5. Kem trị hăm tã cho bé Cetaphil
Xuất xứ: Canada
Thành phần chính: Zinc Oxide, Vitamin B5, Vitamin E,…
Công dụng:
- Chống lại những tác nhân gây viêm da, làm dịu vùng da tổn thương do mặc tã.
- Cung cấp độ ẩm cần thiết để duy trì làn da mềm mại cho bé.
Giá tham khảo: 220.000/tuýp 70g
Đánh giá kem trị hăm Cetaphil:
Ưu điểm
Nhược điểm
- Kem cho hiệu quả nhanh, dứt điểm.
- Không gây kích ứng, an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Mùi hương dễ chịu. Không nhờn rít trên da.
- Giá thành cao, khó mua hàng chuẩn.
Lưu ý cách sử dụng kem trị hăm đúng cách cho trẻ sơ sinh:
Sử dụng kem không đúng cách không những không mang lại hiệu quả mà còn làm tình trạng hăm của bé nặng hơn. Vì vậy. để phát huy tối đa hiệu quả điều trị hăm cho bé, mẹ nên dùng kem theo 3 bước dưới đây:
- Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn, lau khô bằng khăn sạch.
- Bước 2: Vệ sinh vùng hăm da bằng nước ấm, sạch, thấm khô bằng khăn mềm.
- Bước 3: Thoa một lượng kem mỏng vừa đủ lên vùng da bị hăm. Mẹ không nên bôi quá dày có thể làm da bé bị bí tắc, khó chịu.
Lưu ý:
- Bôi kem trị hăm là sau mỗi lần thay tã.
- Nếu quá 7 ngày bôi kem mà da bé không đỡ, mẹ cần cho con đến khám bác sĩ để được tư vấn.
Có thể bạn quan tâm: 6 cách trị hăm tã mùa đông phù hợp với làn da nhạy cảm của bé
2. 9 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh trong trường hợp nặng
Thuốc trị hăm tã sẽ được sử dụng cho bé bị hăm tã nặng với những biểu hiện cụ thể sau:
- Vùng da bị ửng đỏ rõ rệt, dày đặc lan rộng khắp vùng da mặc tã của bé
- Vị trí bị hăm bị sưng và nổi mụn mủ sần sùi
- Vùng da hăm tã bị phù nề nặng, mụn mủ bị vỡ loét gây đau cho bé
- Bé sốt, quấy khóc, bỏ bú…
Lúc này, tình trạng hăm tã của bé đã chuyển biến nặng, có thể biến chứng nguy hiểm cho bé: nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu… Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị cho con.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm viêm, chống ngứa, thuốc sát trùng, kháng nấm, kháng sinh… Tùy vào tình trạng hăm tã mà bác sĩ sẽ kê 1 loại thuốc hoặc kết hợp đồng thời các loại thuốc trên.
Nhóm thuốc Tên thuốc Giá Chống viêm Hydrocortison 30.000 đồng/tuýp 15g Fucidin 73.000 đồng/ tuýp 15g Sát khuẩn Baby Skin 320.000 đồng/lọ 10ml Povidine 7.000 đồng/lọ 8ml Mama ShuShu 365.000 đồng/chai 100ml Chống nấm Nystafar 10.000 đồng/tuýp 10g Miconazol nitrat 42.000 đồng/tuýp 10g Kháng sinh Amoxicillin 75.000 đồng/hộp 30 gói Zinnat 157.000/ hộp 10 gói
2.1. Thuốc corticoid chống viêm bôi ngoài da
Công dụng của thuốc là giảm viêm, giảm ngứa và các triệu chứng hăm tã. Mẹ lưu ý: Thuốc có thành phần corticoid, cần tuân thủ đúng liều lượng để tránh các tác dụng phụ như: teo da, giảm sắc tố da, hăm nặng hơn.
2.1.1 Thuốc trị hăm tã cho bé Hydrocortison
Thành phần: Hydrocortison acetat
Cách dùng:
- Bôi một lượng mỏng lên vùng da hăm 2 lần/ngày
- Bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ và trong khoảng 7 ngày.
- Không bôi thuốc lên vùng da rộng, tuyệt đối không bôi nhiều lần cho trẻ.
Giá tham khảo: 30.000 đồng/tuýp 15g.
2.1.2 Thuốc trị hăm tã cho bé Fucidin
Thành phần: Axit fusidic 2%, hydrocortison acetat 1%
Cách dùng:
- Bôi một lượng mỏng lên vùng da hăm 2 lần/ ngày.
- Mẹ nên bôi theo chỉ dẫn của Bác sĩ và không dùng quá 2 tuần.
Giá tham khảo: 73.000 đồng/ tuýp 15g.
2.2. Thuốc sát trùng
Thuốc sát trùng có tác dụng làm sạch, rửa trôi vi khuẩn, vi nấm tránh bị nhiễm khuẩn nặng. Dưỡng da, duy trì độ ẩm, tái tạo da, đẩy nhanh quá trình phục hồi vùng da hăm.
2.2.1 Xịt sát trùng Baby Skin
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Purified water, Alcohol, Acid acetic, Chitosan, Silver nano (100ppm), Carbon (Graphene QDs).
Cách dùng: Xịt trực tiếp lên vùng da bị hăm 2-3 lần/ngày.
Giá tham khảo: 320.000 đồng/lọ 10ml.
2.2.2 Thuốc trị hăm tã cho bé – Povidine
Xuất xứ: Việt Nam.
Thành phần: Povidon iodin 10%
Cách dùng: Nhỏ thuốc vào bông hoặc tăm bông vô trùng, sau đó thoa đều lên vùng da bị hăm của bé. Dùng 2-3 lần/ngày.
Giá tham khảo: 7.000 đồng/lọ 8ml.
Lưu ý:
- Chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi
- Sản phẩm có màu, để lại màu vàng nâu trên da sau khi dùng
2.2.3 Xịt sát trùng trị hăm cho bé – Mama ShuShu
Xuất xứ: Nhật Bản.
Thành phần: Alcohol, Sodium Hypochlorite
Cách dùng: Xịt trực tiếp lên vùng hăm da 5-6 lần/ngày.
Giá tham khảo: 365.000 đồng/chai 100ml.
Lưu ý: sản phẩm có nhiều hàng nhái, hàng giả nên mẹ cần mua ở nhà thuốc uy tín, kiểm tra mã vạch sản phẩm…
2.3. Thuốc trị hăm tã cho bé khi nhiễm nấm
Trẻ bị hăm tã nặng dễ dẫn đến biến chứng nhiễm nấm Candida với biểu hiện xuất hiện các mảng trắng đỏ, ngứa ngáy dữ dội. Ở giai đoạn này, bé sẽ được Bác sĩ chỉ định dùng các thuốc chống nấm bôi tại chỗ như Nystafar, Miconazol.
2.3.1 Thuốc Nystafar
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Nystatin 100000 IU
Cách dùng: Bôi lớp mỏng lên vùng da hăm 2-4 lần/ngày. Không bôi thuốc lên vùng da rộng
Giá tham khảo: 10.000 đồng/tuýp 10g
2.3.2 Miconazol nitrat
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Miconazol
Cách dùng: Thoa một lượng mỏng lên da 4 lần/ngày.
Giá tham khảo: 42.000 đồng/tuýp 10g.
Lưu ý: Không dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tháng tuổi.
2.4. Thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh khi có nhiễm khuẩn
Thuốc kháng sinh được Bác sĩ chỉ định dùng khi vùng da của bé có dấu hiệu nhiễm khuẩn như xuất hiện mụn mủ, mụn nước, lở loét… Tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi và tình trạng nhiễm khuẩn của bé mà Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bé. Một số loại thuốc kháng sinh trị bệnh ngoài da cho bé như: Amoxicillin, Zinnat…
2.4.1 Amoxicillin hỗn dịch uống
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Amoxicillin 250mg
Cách dùng:
- Pha với tỉ lệ 250mg Amoxicilin với 10ml nước.
- Trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi : uống 1 gói/lần, ngày 2 lần.
- Trẻ em dưới 1 tuổi : uống 1/4- 1/2 gói/lần, ngày 2 lần.
- Uống thuốc ngay sau khi ăn.
Giá tham khảo: 75.000 đồng/hộp 30 gói.
2.4.2 Zinnat hỗn dịch uống
Xuất xứ: Anh Quốc
Thành phần: Cefuroxime 125mg
Cách dùng:
- Pha bột thuốc với tỉ lệ 125mg Cefuroxime với 10ml nước.
- Uống thuốc 2 /ngày ngay sau khi ăn.
Giá tham khảo: 157.000/ hộp 10 gói
Lưu ý: Trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên sử dụng thuốc Zinnat
3. Phương pháp hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị hăm tã cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh việc dùng kem hăm và thuốc bôi, mẹ nên phối hợp thực hiện các biện pháp ngừa hăm tã để hỗ trợ để tăng hiệu quả trị hăm cho trẻ.
Giữ cho khu vực tã sạch sẽ và khô ráo:
- Thay tã thường xuyên khoảng 4 giờ/lần nhất là sau khi bé đại tiện.
- Vệ sinh sạch sẽ để da bé luôn sạch, thoáng mát, tránh vi khuẩn, virus phát triển.
- Đảm bảo vùng mông bé khô ráo trước khi mặc tã mới.
- Với trẻ hăm tã nặng, mẹ nên ngưng mặc tã để mông con khô thoáng, nhanh khỏi.
Chọn tã phù hợp với trẻ:
- Chọn loại tã phù hợp với cân nặng của bé, tránh mặc tã chật gây bí bách, cọ xát vào da khiến tình trạng hăm nặng hơn
- Chọn tã thấm hút tốt, mềm mịn để mông bé khô thoáng. Mẹ nên ưu tiên chọn tã của thương hiệu uy tín như Bobby, Pamper, Goon, Moony, merries…
Thay thế sữa tắm hóa học bằng nước tắm thảo dược: Sử dụng nước tắm thảo dược để tránh kích ứng da, giúp da bé luôn sạch sẽ thoải mái, tăng sức đề kháng cho da.
4. Nước tắm thảo dược Dr.Papie hỗ trợ điều trị hăm tã cho trẻ sơ sinh
Nước tắm thảo dược Dr.Papie là dòng nước tắm được các chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng để phối hợp điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh nhờ độ an toàn và hiệu quả mà sản phẩm mang lại:
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hăm tã hiệu quả: Nước tắm chứa các kháng sinh tự nhiên, các hoạt tính sinh học… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa khi bé bị hăm tã.
- Nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho da chống lại các tác nhân gây hăm: Nhờ vào sự đa dạng các thành phần dược liệu, nước tắm cung cấp các vitamin, dưỡng chất, tinh dầu… có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ làn da bé khỏe mạnh.
- An toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Dược liệu sạch, đạt chuẩn hữu cơ châu Âu.
- Không chứa chất hóa học gây kích ứng da bé.
- Nguồn “kháng sinh tự nhiên” từ dược liệu nên an toàn hơn so với dùng thuốc kháng sinh (dùng thuốc dễ gây kháng kháng sinh).
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách trị hăm tã bằng trà xanh (chè xanh) tại nhà cho bé gái.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh nếu chăm sóc và dùng thuốc đúng cách bé sẽ nhanh khỏi bệnh và không để lại biến chứng. Khi sử dụng thuốc, mẹ cần đảm bảo đúng hướng dẫn sử dụng/liệu trình bác sĩ kê để đạt hiệu quả nhất. Nếu dùng thuốc mà tình trạng hăm không cải thiện, hay có bất cứ biểu hiện nào bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Nếu băn khoăn về việc chọn thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để nhận được giải đáp nhanh nhất từ chuyên gia Dr.Papie.