Công suất điện là gì? Hay định nghĩa công suất điện, công suất tiêu thụ điện là những từ khoá có lượt tìm kiếm rất nhiều trên thanh công cụ google. Qua bài viết này, mình muốn tổng hợp lại những kiến thức liên quan đến công suất điện.
Mục đích muốn giúp các bạn không phải tìm kiếm nhiều cho phần kiến thức vật lý cơ bản này! Bắt đầu thôi nào!
Công suất điện là gì?
Đây là khái niệm mà chúng ta nghe nhắc đến thường xuyên nhất. Vậy thực ra khái niệm công suất điện là gì được định nghĩa như thế nào?
Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!
Công suất là gì?
Công suất chính là công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
Ví dụ: Bạn gõ được 100 từ trên bàn phím trong vòng 1 phút. Đó là công suất của bạn làm ra.
Chúng ta có công thức tính công suất như sau :
P= A/t
Trong đó:
P là công suất (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W)). Đơn vị của công suất là Watt (W)
A là công thực hiện (N.m hoặc J).
t là thời gian thực hiện công (s).
Vậy công suất điện là gì?
Cùng xem tiếp nào!
Công suất điện là gì?
Công suất điện là gì có thể hiểu nôm na là tốc độ tiêu thụ điện, là thông số hiển thị cho người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay là sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong thời gian 1 tháng theo đồng hồ đo để làm căn cứ tính toán số tiền điện cần phải chi trả.
Việc tính được công suất tiêu thụ điện trong nhà dựa trên các thông số kỹ thuật được ghi trên các thiết bị điện sẽ giúp người dùng cân đối được nhu cầu sử dụng điện của gia đình mình.
Công suất điện tiếng Anh là gì?
Công suất trong tiếng Anh có nghĩa là Power hay capacity.
Còn điện trong tiếng Anh có nghĩa là Electrical
Vậy công suất điện có thể hiểu là electrical power. Nhưng thường người ta hay dùng từ Power hay Capacity để nói về công suất điện.
Công suất điện được đo bằng đơn vị gì?
Trong phân hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo công suất là Watt (viết tắt là W), được lấy theo tên nhà khoa học James Watt. Là người đã phát minh và cải tiến máy hơi nước. Nền tảng cho các hệ máy công nghiệp hiện nay.
1 Watt=1 J/s
Ngoài ra, các chữ cái cũng được thêm vào đơn vị này để biểu thị cho các công suất nhỏ hay lớn hơn như mW (miliwatt), MW (mega watt)…
Một đơn vị đo công suất khác dùng để chỉ công suất động cơ là mã lực (viết tắt là HP).
1 HP = 0,746 kW tại Anh
1 HP = 0,736 kW tại Pháp
Đơn vị đo công suất hay dùng trong truyền tải điện lưới là KVA (kilô Volt Ampe):
1 KVA = 1000 VA
Trong dòng điện xoay chiều có mấy loại công suất điện?
Trong dòng điện xoay chiều, công suất điện được chia làm 3 loại:
- Công suất điện hiệu dụng P
- Công suất phản kháng Q
- Công suất biểu kiến S hay còn gọi là công suất toàn phần
Hệ số công suất điện là gì
Hệ số công suất là tiêu chí để đánh giá một đơn vị sản xuất sử dụng điện có tiết kiệm hay hoang phí.
Hệ số công suất này được định nghĩa là tỉ lệ của công suất hiệu dụng tải với công suất biểu kiến trong mạch và một đại lượng không thứ nguyên từ -1 đến 1. Và hệ số công suất được ký hiệu là Cosφ.
Hệ số công suất điện dùng để làm gì
Như đã định nghĩa ở trên, hệ số công suất này giúp chúng ta đánh giá được việc tiêu dùng điện của người sử dụng điện. Thường áp dụng với các khu công nghiệp, các nhà máy có nhiều máy móc tiêu hao nhiều công suất điện.
Công thức tính công suất điện 1 chiều
Công suất điện của dòng điện chiều qua một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Hay nói cách khác, là bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Ký hiệu: P (đơn vị: W)
Công thức tính công suất: P=A.t=U.I
Trong đó:
U : hiệu điện thế (V)
I : cường độ dòng điện (A)
t: thời gian (s)
Công suất dòng điện xoay chiều và công thức tính
Công suất dòng điện xoay chiều là đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ thực hiện công (năng lượng điện tiêu thụ) của mạch điện xoay chiều. Trong mạch điện xoay chiều, các thành phần tích lũy năng lượng như cuộn cảm và tụ điện có thể tạo ra sự lệch pha của dòng điện so với hiệu điện thế.
Công thức tính công suất điện xoay chiều
P=UICos(φu−φt) = UICosφ
Trong đó:
P: Công suất của mạch điện xoay chiều (W)
U: Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu mạch điện xoay chiều (V)
I: Cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A)
Cosφ: Hệ số công suất
Ý nghĩa của con số công suất dòng điện trên các thiết bị là gì
Con số công suất điện trên các thiết bị điện giúp chúng ta biết được thiết bị đó tiêu thụ điện là bao nhiêu? Là thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hay tiết kiệm điện. Từ đó chúng ta có sự so sánh lựa chọn thiết bị giữa các nhà sản xuất khác nhau, theo nhu cầu sử dụng của chúng ta.
Giá trị công suất điện trên một số thiết bị điện thường thấy
Giá trị công suất điện trên các thiết bị điện thường thấy là giá trị công suất tiêu thụ của thiết bị. Hiện nay, cơ quan quản lý năng lượng đã và đang bắt buộc các nhà sản xuất thiết bị điện dân dụng đều phải dán nhãn năng lượng cho thiết bị của mình. Nhãn này biểu thị mức độ tiêu hao công suất điện của thiết bị. Nhãn có 5 sao, càng đánh giá nhiều sao thì thiết bị càng tiết kiệm điện và ngược lại.
Mình lấy ví dụ:
- Bóng đèn có nhãn ghi công suất tiêu thụ là 18W thì có nghĩa là công suất điện tiêu thụ trong 1 giờ thắp sáng bóng đèn sẽ là 18W khi có điện áp nguồn cấp là 220VAC
- Tủ lạnh có công suất tiêu thụ vào khoảng 45-60W
- Nồi cơm điện 300-500W
- Bình đun siêu tốc 1l5 công suất 1800W đun trong 15 phút có công suất điện tiêu thụ:
Kwh= 1800/1000 x 15/60 = 0.45kwh
- Quạt máy có công suất tiêu thụ là 40-120W
Mẹo giúp tiết kiệm điện trên một số thiết bị điện dân dụng
Tiết kiệm điện trên các thiết bị điện có nhiều cách, nhưng tựu chung thì vẫn phụ thuộc vào mỗi thiết bị mà có thể tiết kiệm điện nhiều hay ít, hay không thể nào giảm được công suất điện tiêu thụ.
Mình chia sẻ vài mẹo mà mình đã áp dụng và thấy cũng tiết kiệm kha khá sau khi so sánh với lúc chưa áp dụng mẹo như sau:
- Công suất tủ lạnh: Hạn chế mở tủ thường xuyên. Nhất là ngăn đông. Còn ngăn mát thì nên để ở mức min. để tủ gia nhiệt làm lạnh từ từ. Như thế tủ vừa tiết kiệm điện mà thực phẩm bên trong cũng sẽ được giữ tươi mà không bị héo lạnh.
- Công suất máy nước nóng: Chỉ bật nguồn khi sử dụng, và nên để ở mức nhiệt độ trung bình, sau đó hạ dần xuống. Không nên để mức tối đa khi vừa mở máy, như thế sẽ rất tốn điện để đốt nóng điện trở làm nóng nước.
- Công suất bóng đèn: Mặc dù hiện nay đa số bóng đèn đều đã được LED hoá, nghĩa là đã sử dụng công nghệ LED làm đèn chiếu sáng sinh hoạt. Nhưng việc bật tắt đèn đúng lúc cũng góp phần giảm tiêu hao công suất điện và tăng độ bền cho bóng đèn.
- Công suất máy lạnh: Với máy lạnh, nếu mình không có điều kiện để sử dụng những máy lạnh thế hệ mới, có chức năng Inverter tiết kiệm điện thì nên áp dụng nhữn mẹo như: đóng kín cửa, hạn chế mở cửa nhiều, bịt kín tất cả khe hở trong phòng. Chỉnh nhiệt độ ở mức 24-27 độ và chọn chế độ DRY thay vì COOL… cũng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm điện hơn.
Hy vọng, qua một số thông tin tổng hợp kiến thức cơ bản về công suất điện này; sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học về ngành điện!