Trên thị trường quần áo thời trang cũng như các sản phẩm được làm từ lụa hiện nay, các sản phẩm được làm từ lụa Satin, Latin, lụa Gấm, lụa Mango hay lụa Phi Bóng đang được nhiều nhãn hàng thời trang cũng như người sử dụng tin tưởng. Vậy lụa Satin, Latin, Phi Bóng là lụa gì? sự khác biệt giữa các lụa này là gì? sẽ được LoveMama hướng dẫn cách phân biệt chi tiết trong bài viết này.
Trước khi đi tìm hiểu sự khác biệt giữa các dòng lụa như Satin, Latin, Gấm, Mango, Phi Bóng chúng ta tìm hiểu sơ qua về cấu trúc và đặc điểm các dòng lụa này trước nhé.
Vải lụa Satin là gì?
Lụa Satin còn có tên gọi khác là Lụa Satinh hay Vải lụa Satanh tơ tằm, vải lụa Satin tơ tằm. Lụa Satin có nguần gốc từ Trung Quốc ở thời kỳ Trung Cổ sau đó du nhập vào Châu Âu, tại Châu Âu lụa Satin được phổ biến rộng rãi hơn và trở thành 1 trong những loại vải nổi tiếng của Thế Giới.
Lụa Satin có độ bóng và mịn cao, sản phẩm được dệt từ những sợi tơ tằm, sợi polyester, sợi viscose bằng kỹ thuật dệt theo vân đoạn, những sợi tơ được kết hợp sen kẽ nhau giữ những sợi tơ dọc và tơ ngang.
Như hình vẽ dưới chúng ta thấy với kỹ thuật dệt vân doạn thì cứ 1 sợi ngang (màu xanh) chui xuống dưới nhiều sợi dọc (màu cam), sau đó sợi ngang (màu xanh) đè lên 1 sợi dọc (màu cam), sau đó lại chui xuống dưới tiếp tục như vậy. Sợi tiếp theo dịch qua bên tay phải 2 sợi dọc và tiếp tục chui xuống dưới thực hiện công đoạn giống bước trên.
Chính vì kỹ thuật dệt như vậy, vải lụa Satin có bề mặt trên rất bóng, khi ánh sáng chiếu vào sẽ rất sáng, còn mặt dưới sẽ bị mờ và hơi thô.
Ưu điểm: Lụa Satin mềm mại, thoáng mát, không bị tích điện (vải len tích điện) nên giữ ấm tốt vào mua đông (đông ấm, hè mát mẻ) mặc rất sang trọng vì Lụa Satin bóng mượt độ nhũ (rũ) cao. Lụa Satin có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt nên mặc quần áo lụa Satin vào mùa hè rất mát mẻ.
Nhược điểm của dòng vài này theo các thợ may chia sẻ: hơi khó may vì nó bóng và trơn nên may hơi khó khăn, lụa khó giữ được nếp.
↑
Vải lụa Latin là gì?
Lụa Latin hay còn gọi trên thị trường là lụa Pháp, lụa Latinh (loại lụa chưa có nhiều thông tin về sản phẩm vì mới nổi trong thời gian gần đây), lụa Latin rất mềm mịn, bóng mượt và có độ nhũ (rũ) cao, lụa Latin giống lụa Satin không tích điện vào mua đông nên mặc ấm mùa đông. Lụa Latin khá nhẹ nên mặc vào mùa hè rất mát mẻ thoáng mát.
Độ bóng mượt của lụa Latin cao, nên nhìn sang trọng hơn lụa Satin đôi phần, chính vì vậy thị trường lụa Latin có giá cao hơn lụa Satin và lụa Latin thường dùng để may áo dài.
Vải lụa Latin là loại vải được in dưới dạng in chuyển nhiệt nên màu sác rất đa dạng, lụa Latin thường được may áo dài vì độ bóng và rũ cao, rất ít bị nhăn, mặc vô cùng mát mẻ và sang trọng. Hiện nay năm 2020 trở đi vải lụa Latin được sử dụng may đồ bộ mặc nhà nhằm tăng độ sang trọng và mát mẻ cho trang phục mặc ở nhà, đồ ngủ.
Ưu điểm: Lụa Latin được làm từ những sợi tơ tằm + kết hợp với sợi cotton nên độ thấm hút hồ môi khá cao, trọng lượng sợi vải siêu nhẹ so với các dòng vài khác nên khi mặc lụa latin bạn sẽ thấy rất thoải mái, mặc vào mùa hè rất mát mẻ, Latin dễ nhuộm nên đa dạng màu sắc và họa tiết.
Cấu tạo của lụa Latin (đang được cập nhât…. thành viên nào hiểu rõ về cấu trúc lụa Latin vui lòng để lại thông tin bên dưới chúng tôi cập nhật, LoveMama cảm ơn)
Nhược điểm của lụa Latin: sản phẩm hơi khó may vì độ bóng và rũ của vải khá cao, khó giữ được nếp.
↑
Vải lụa Gấm là gì?
Lụa Gấm được làm từ những sơi tơ tằm tự nhiên. Hiện nay lụa gấm có nhiều loại như gấm cotton, gấm tơ tằm, gấm nhân tạo, gấm polyester,… và chúng còn chia thành 2 loại là gấm trơn và gấm hoa văn.
Gấm trơn: gấm không có hoa văn trên bề mặt, gấm trơn mịn và có độ bóng cao dễ bắt sáng, gấm trơn có đa dạng màu sắc khác nhau.
Gấm hoa văn: gấm được dệt có nhiều hoa văn trên bề mặt như hoa văn, chịm, sống nước,…, gấm hoa văn sử dụng kỹ thuật dệt may phức tạp hơn gấm trơn. Gấm trơn chia làm 5 loại: gấm nhị thể, gấm tam thể, gấm tứ thể, gấm ngũ thể, gấm thất thể (tên được đặt theo số lượng màu sắc được dệt trên vải).
Quy trình dệt lụa gấm (gấm hoa văn): Để dệt được lụa gấm khung cửi phải có 2 người cùng làm: 1 người ngồi phía trên trên khung cửi, 1 người ngồi phía dưới khung cửi. Người ngồi trên sẽ kéo cài hoa nổi, và người ở dưới dệt, 2 thợ phải phối hợp nhịp nhàng với nhau giữa người kéo hoa và người dệt để tạo độ chính xác và tinh sảo của sản phẩm dệt.
Lụa gấm có xuất xử từ Trung Quốc sau đó lan truyền ra khắp thế giới và là loại lụa được ưu thích ở khắp trên thế giới, gấm đi mỗi nước được tùy biến sáng tạo để phù hợp với văn hóa và màu sắc của mỗi nước khác nhau.
Ưu điểm: Gấm trơn bóng mịn, bắt sáng khá sang trọng, lụa hoa văn có nhiều hoa văn và màu sắc đa dạng mặc rất sang trọng quý phái nên được vua chúa ngày xưa sử dụng khá nhiều. Nhìn chung lụa gấm có độ bên khá cao sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe người sử dụng, khả năng thấm hút mồ hôi của gấm khá tốt nền mặc cực kỳ thoáng mát và mua đông ấm áp.
Nhực điểm của lụa gấm: Dễ thấm hút nước nên khi bị dính nước gấm thường khô rất lâu, gấm có bề mặt sần dễ bám bụi bẩn và khi bám khó phai hơn so với các dòng lụa khác.
↑
Vải lụa Mango là gì?
Lụa Mango được làm từ:
- 90% Poly: sợi tổng hợp tên đầy đủ Polyester.
- 10% Spandex: Sợi nhân tạo, sản xuất để thay thế cho cao su.
Vải lụa Mango có nhiều loại khác nhau và 4 loại vải Mango sử dụng nhiều hiện tại ở Việt Nam như:
- Vải lụa Mango Hàn (sử dụng nhiều): vải mềm mại, nhẹ nhàng, mát mẻ, rất ít bị nhăn nên được sử dụng nhiều trong đồ công sở như chân váy, quần, quần xẻ tà.
- Vải lụa Mango Nhật: thoáng mát, thấm hút mồ hôi thuộc hàng khá tốt, có độ bóng nhẹ tạo cảm giác sang trọng cho người mặc nên được may nhiều áo sơ mi, trang phục công sở, trang phục đi đám tiệc, tạo sự quý phái.
- Vải lụa Mango Cát: độ dày của vải cao, khả năng thấm hút mồ hôi kém hơn Mango Hàn và Nhật nên thường may đồ mặc ở nhà, váy.
- Vải lụa Mango Trơn: loại lụa nhìn sơ qua khá giống lụa latin vì độ bóng cao, không bị nhăn, độ rũ cao, nên được dùng để may áo dài, đồng phục công sở, áo sơ mi khá tốt.
Và nhiều loại khác được bán ở trên thế giới, nhưng ở Việt Nam cơ bản chỉ có mấy loại trên, cũng như cách nhận biết cơ bản của các loại lụa Mango.
Mango được sử dụng nhiều trong may áo dài, áo sơ mi, đồ bộ mặc nhà, mền mùng, ga giường, thời trang công sở, váy…
Ưu điểm: Lụa mango khá mềm mại, không bị xù lông, độ bền cao, mặt vải gợn sóng mặc rất sang trọng và mát mẻ và mua hè, vải mango cực kỳ ít bị nhăn và giặt máy cũng cực kỳ ít bị nhăn nên được các chị em phụ nữ khá ưa chuộng. Lụa mango đa dạng về màu sắc và mẫu mã với nhiều họa tiết hoa văn đẹp.
Nhược điểm: Lụa mango độ co giãn thấp hơn so với các dòng lụa khác, vì làm từ các sợi tổng hợp nên không chịu được nhiệt cao và chúng không giữ được nhiệt nên không được mặc vào mùa đông (mùa hè thoáng mát).
↑
Vải lụa Phi Bóng là gì?
Vải lụa Phi Bóng hay còn gọi nhanh là Phi Bóng, vải được dệt từ các sợi nylon, polyester kết hợp với sợi tơ tằm, với cách dệt vải theo từng lớp, bề mặt trên vải có nhiều sợi dệt ngang song song với nhau tạo bề mặt bóng mượt và khá sáng khi bị chiếu sáng.
Ưu điểm: Vải Phi Bóng có độ bóng loáng,nên cảm giác mặc rất sáng trọng và có độ thẩm mỹ cao khi may mặc quần áo mặc nhà, đặc biệt Phi Bóng không cần phải ủi thường xuyên, ít bị nhăn. Phi bóng dễ dàng nhuộm nên đa dạng màu sắc, độ bền cao và giá thành rẻ nhất trong các loại lụa kể trên.
Nhực điểm của vải Phi Bóng: Hầu hết lụa Phi Bóng được làm từ Nylon hoặc Polyester kết hợp 1 phần sợi tơ tằm nên vải Phi Bóng khả năng thấm hút mồ hôi cực kém, khi mặc trời nóng cảm thấy nóng nực nhất khi bị chảy mồ hôi, mùa đông mặc dễ bị lạnh do vải mỏng.
Lụa Phi Bóng khá khó may vì độ bóng cao, không giữ được nếp.
↑
Khác biệt giữa lụa Satin, lụa Latin, lụa Gấm, Lụa Mango, lụa Phi Bóng
Sự khác nhau cơ bản giữa các dòng lụa satin và latin
Giá của các loại lụa sắp xếp từ giá cao xuống thấp: Latin ~ Gấm ~ Mango, Satin, Phi bóng.
di chuyển lên đầu bài viết ↑