Chắc hẳn nhiều người còn gặp nhiều vướng mắc khi nhắc đến khái niệm điện áp định mức là gì? Vai trò, ưu điểm của điện áp định mức? Khoảng cách an toàn so với các cấp độ điện áp? Thấu hiểu điều này, Thiết bị điện Haky mang tới những thông tin tổng quan chung nhất về điện áp định mức qua bài viết dưới đây.
Contents
- 1 1. Tổng quan chung về điện áp định mức
- 1.1 1.1 Điện áp định mức là gì? Ví dụ?
- 1.2 BẠN QUAN TÂM
- 1.3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.5 1.2 Vai trò của điện áp định mức
- 1.6 1.3 Ưu điểm của điện áp định mức
- 1.7 1.4 Các cấp điện áp định mức tại Việt Nam
- 1.8 1.5 Các cấp điện áp định mức trên thế giới
- 1.9 1.6 Đặc điểm của điện áp danh định
- 2 2. Tổng quan chung về điện áp vận hành
- 3 3. Tìm hiểu khoảng cách an toàn giữa điện hạ thế, trung thế và cao thế
1. Tổng quan chung về điện áp định mức
1.1 Điện áp định mức là gì? Ví dụ?
Điện áp định mức (còn được gọi là điện áp danh định, ký hiệu là Uđm hoặc Udđ) là đại lượng quan trọng nhất của lưới điện, nó là cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện. Nó quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị cùng giá thành của lưới điện.
Lưới điện được phân chia thành 2 loại điện áp đó là: điện áp dây (điện áp giữa 2 dây pha) và điện áp pha (điện áp giữa dây pha và dây trung tính hoặc đất). Điện áp danh định là điện áp dây. Chỉ ở lưới điện hạ áp mới sử dụng điện áp pha và giá trị của điện áp này được viết dưới điện áp dây sau dấu phân số.
Ví dụ: 80% các nước trên thế giới sử dụng điện áp 220v, kể cả các nước châu Âu, châu Á, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan do hiệu suất sử dụng cao hơn. Trong khi đó, 1 số nước như Mỹ, Nhật lại dùng điện áp 110v do yếu tố lịch sử.
1.2 Vai trò của điện áp định mức
Điện áp định mức chính là hiệu điện thế mà thiết bị cần sử dụng trong quá trình vận hành hoạt động, vì thế điện áp định mức chính là một kiểu thông số giới hạn của thiết bị, thông báo cho người sử dụng biết được để đưa ra những lựa chọn kịp thời và làm cho thiết bị hoạt động trong môi trường tốt nhất có thể.
Mỗi thiết bị đều có những điện áp định mức khác nhau nhưng để một thiết bị vận hành tốt và bền thì ta cần phải sử dụng đúng điện áp định mức của thiết bị đó. Cụ thể có những thiết bị điện áp chỉ 12V nhưng cũng có những thiết bị 220V hoặc 240V. Đây chính là những số liệu cho các kiểu điện áp định mức cho các thiết bị điện thường ngày của chúng ta.
Điện áp định mức đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng thiết bị điện của chúng ta. Không nhất thiết bắt buộc phải sử dụng đúng như số liệu mà nhà sản xuất đưa ra nhưng phải sử dụng ở số gần nhất có thể để để đảm bảo thiết bị chạy ở môi trường tốt nhất, tránh hỏng hóc hoặc quá giới hạn.
1.3 Ưu điểm của điện áp định mức
Với những ưu điểm vượt trội, điện áp định mức cung cấp, thông báo những thông tin quan trọng cho người sử dụng để biết được điện áp định mức giới hạn đối với từng thiết bị điện khác nhau.
Khi thiết bị điện chạy ở điện áp định mức sẽ làm cho thiết bị điện này được hoạt động ở chế độ tốt nhất và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh dẫn đến quá trình sử dụng thiết bị điện sẽ dài hơn, vì thế mà tuổi thọ của các thiết bị điện này cũng sẽ lâu hơn.
Ngoài ra ra điện áp định mức là con số cụ thể để minh chứng cho lượng điện năng tiêu thụ cần thiết thiết cho sản phẩm. Chúng ta có thể để sử dụng điện áp lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện áp định mức, thiết bị vẫn có thể chạy bình thường nhưng nhưng sẽ nhanh bị hư như hoặc giảm chất lượng chạy của thiết bị điện.
Với ưu điểm lớn nhất chính là các thiết bị điện luôn được đưa ra điện áp định mức có sẵn phù hợp, vì vậy người dùng có thể dễ dàng thấy và nắm bắt được tình hình để có thể điều chỉnh một cách tốt nhất cho thiết bị điện của mình chạy ở môi trường tuyệt vời nhất.
Điện áp định mức như là một hình thức và cũng chính là yêu cầu quan trọng thiết yếu đối với người sử dụng một mốc điện áp lý tưởng đối với thiết bị điện đó. Một số cho trước và yêu cầu người thực hiện phải làm đúng và giống. Điều này sẽ bảo vệ thiết bị điện tránh bị hư hỏng và chạy được lâu dài hơn.
1.4 Các cấp điện áp định mức tại Việt Nam
Tại Việt Nam có các cấp điện áp định mức danh định là:
- Hạ áp: 0.38/0.22 kV – trực tiếp cấp điện cho các thiết bị sử dụng điện
- Trung áp: 6- 10 – 15 – 22 – 35 kV
- Cao áp: 110 – 220 kV
- Siêu cao cáp: 500 kV
1.5 Các cấp điện áp định mức trên thế giới
Ngoài những mức điện áp định mức ở trên thì trên thế giới có nhiều nước còn sử dụng các mức điện áp khác như 60 – 150 – 330 – 400 – 750kV.
Sở dĩ nó có nhiều cấp điện áp trung, cao và siêu cao áp khác nhau chính là vì lý do kinh tế. Để tải công suất không đổi nếu điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ, chi phí cho cách điện lớn nhưng chi phí liên quan tới dây dẫn nhỏ. Còn ngược lại thì khi điện áp thấp chi phí cách điện nhỏ nhưng chi phí liên quan tới dây dẫn lớn. Vì vậy sẽ có điện áp tối ưu cho mỗi công suất tải cùng độ dài của đường dây. Nhưng trong một hệ thống điện nhất định chỉ sử dụng một số cấp điện áp nhất định.
Với cấp điện áp dưới 1000V thì khi lựa chọn điện áp ngoài lý do kinh tế còn có lý do an toàn cho người sử dụng điện. Vì thế mà hầu hết các nước sử dụng điện áp 100V cho lưới điện hạ áp.
1.6 Đặc điểm của điện áp danh định
Mỗi cấp điện áp khác nhau sẽ có thể tải được lượng công suất nhất định và hoạt động tốt trong khoảng cách nhất định khác nhau. Vì vậy, điện áp định mức của máy biến áp, thiết bị phân phối điện và thiết bị dùng điện có giá trị bằng hoặc có thể gần bằng điện áp danh định của lưới điện đó.
Ngày nay, các thiết bị điện được thiết kế theo điện áp này. Ở mức điện áp định mức, các thiết bị dùng điện tiêu thụ đúng như công suất thiết kế.
2. Tổng quan chung về điện áp vận hành
Điện áp vận hành của lưới điện có thể lớn hơn hoặc cũng có thể nhỏ hơn điện áp định mức nhưng phải trong một giới hạn cho phép nhất định. Giới hạn trên của điện áp vận hành Umax xác định bởi điều kiện an toàn cho cách điện của đường dây điện. Đây cũng là điều kiện chọn cách điện lý tưởng, đảm bảo an toàn khi thi công lắp đặt đường dây và trạm biến áp.
Giới hạn max là:
- 6Kv < Udđ , 220Kv thì Umax= 1,1.Udđ;
- Udđ = 500kV thì = l,05.Udđ.
Giới hạn dưới Umin là do điều kiện điều chỉnh điện áp ở các trạm biến áp, điện áp này cần đủ để có thể đạt được điện áp ở đầu ra của biến áp. Giới hạn này cũng rơi vào khoảng từ 5 tới 10%.
- Udđ < 220kV thì Umin = 0,9.Udđ
- Udđ = 500kV thì Umin = 0,95.Udđ
Điện áp ở các nút tải xuống thấp dưới 70% Udđ thì có thể xảy ra hiện tượng sụp đổ điện áp, ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm cho mạng lưới điện.
Còn ở lưới điện hạ áp giới hạn trên và dưới do tiêu chuẩn chất lượng điện áp quyết định. Nếu như lưới điện trung áp cấp điện trực tiếp cho thiết bị dùng điện thì giới hạn điện áp cũng do tiêu chuẩn chất lượng điện áp quyết định.
3. Tìm hiểu khoảng cách an toàn giữa điện hạ thế, trung thế và cao thế
Dưới đây là khoảng cách an toàn điện hạ thế, trung thế, cao thế từ 6kv, 15kv, 22kv, 35kv, 110kv, 500kv. Bạn cần phải hiểu rõ các thông số này để phục vụ cho công việc của người sử dụng.
Tham khảo thêm: Các loại phụ kiện cáp trung thế chính hãng, giá tốt
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Điện lực:
Điện áp đến 22KV:
- Khoảng cách an toàn phóng điện với dây bọc: 1,0m
- Khoảng cách an toàn phóng điện với dây trần: 2,0m
Điện áp 35kV
- Khoảng cách an toàn phóng điện với dây bọc: 1,5m
- Khoảng cách an toàn phóng điện với dây trần: 3,0m
Điện áp 66-110KV:
- Khoảng cách an toàn phóng điện với dây trần: 4,0m
Điện áp 220KV:
- Khoảng cách an toàn phóng điện với dây trần: 6,0m
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 4 Điều 51 của Luật Điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và được quy định như sau:
Điện áp đến 22KV:
- Khoảng cách an toàn phóng điện: 4,0m
Điện áp 35KV:
- Khoảng cách an toàn phóng điện: 4,0m
Điện áp 66KV:
- Khoảng cách an toàn phóng điện: 6,0m
Điện áp 110KV:
- Khoảng cách an toàn phóng điện: 6,0m
Điện áp 500KV:
- Khoảng cách an toàn phóng điện: 8,0m
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 51 của Luật Điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:
Hy vọng với toàn bộ thông tin mà thiết bị điện Haky đã chia sẻ về điện áp định mức đã giúp người dùng nắm được những thông tin, lưu ý quan trọng để đảm bảo sự phù hợp khi thực hiện vận hành hoạt động các thiết bị điện.
Nếu như quý khách có nhu cầu mua các thiết bị điện chính hãng, hãy liên hệ với Thiết bị điện Haky theo hotline 02439995438 – 0932398236 hoặc truy cập vào website http://thietbidienhaky.com để được tư vấn miễn phí và báo giá ưu đãi.
Thiết bị điện Haky cam kết:
- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất.
- Bảo hành 12-18 tháng.
- Giao hàng đúng tiến độ. Miễn phí giao hàng trong nội thành.
- Cung cấp đầy đủ về chứng nhận chất lượng sản phẩm (C/Q).
- Cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng (C/O).
- Cung Cấp giấy tờ ủy quyền trực tiếp từ nhà sản xuất, hãng sản xuất.
- Các sản phẩm không vi phạm bản quyền, thương hiệu, nhãn mác…
- Dịch vụ kỹ thuật chính xác, nhanh chóng, tận tình, chu đáo.
THAM KHẢO THÊM
- Tủ điện tổng chính hãng, giá tốt
- Tủ phân phối hạ thế chính hãng, giá tốt