Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng mà bất cứ bé nào cũng có thể gặp phải. Vậy bố mẹ đã biết những thông tin gì về giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh hay chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích dành cho bố mẹ đó nhé!
27/09/2022 | 7 bí quyết chăm trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi khỏe mạnh – ngoan ngoãn 22/09/2022 | Trẻ sơ sinh hay khóc đêm và cách cải thiện hiệu quả 21/07/2022 | Cách xử trí trước tình huống tắc ruột ở trẻ sơ sinh
1. Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh được hiểu là như thế nào?
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh được biết đến với tình trạng thể tích ruột của bé tăng lên so với bình thường. Giãn ruột sinh lý ở bé có thể xuất hiện với các thời gian khác nhau tùy theo tốc độ phát triển của trẻ. Tuy nhiên, phổ biến nhất là khi bé đạt 2 tháng tuổi.
Giãn ruột sinh lý với bé sơ sinh có thể diễn ra từ 2 – 3 tháng hoặc có thể dài hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết giãn ruột sinh lý ở trẻ?
Phần lớn bố mẹ thường dễ nhầm lẫn giãn ruột sinh lý với tình trạng táo bón ở trẻ. Để phân biệt được, bố mẹ cần dựa trên các dấu hiệu nhận biết giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh như sau:
Trẻ không đi ngoài trong nhiều ngày
Theo cơ chế đào thải của cơ thể, chỉ khi ruột đầy mới có thể đẩy phân ra ngoài. Khi giãn ruột sinh lý xảy ra, thể tích ruột của bé tăng lên, ruột có khả năng chứa được lượng chất thải cao hơn. Chính vì vậy, thời gian làm đầy ruột và đào thải ra cũng lâu hơn. Điều này giải thích cho việc trẻ có thời gian không đi ngoài lâu hơn bình thường.
Trẻ khi giãn ruột sinh lý sẽ có tình trạng không đi ngoài trong nhiều ngày
Dựa trên một số nghiên cứu khảo sát, thời gian không đi ngoài với trẻ đang giãn ruột sinh lý là như sau:
-
Trẻ bú sữa mẹ: 7 – 10 ngày.
-
Trẻ sử dụng các loại sữa công thức: 3 – 5 ngày.
Phân của bé là mềm
Do quá trình tiêu hóa và đào thải của trẻ sơ sinh diễn ra là hoàn toàn bình thường nên phân của trẻ là mềm và hơi sệt, không bị cứng hay có màu xanh – đen.
Phân trẻ thường có màu vàng tươi nếu bú bằng sữa mẹ hoặc màu vàng nhạt nếu được sử dụng sữa công thức.
Bé rặn hoặc gồng mình nhẹ khi đi ngoài
Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường cho thấy bé đang học cách đẩy chất thải ra ngoài cơ thể. Bé cũng có thể hơi đỏ mặt, xì hơi nhiều hơn khi đi vệ sinh.
Bé ngủ ngon và bú nhiều hơn
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh cùng với việc làm tăng thể tích ruột non sẽ khiến dạ dày nhanh rỗng hơn. Chính vì vậy bé có thể sẽ bú mẹ nhiều hơn. Khi quá trình tiêu hóa vẫn được diễn ra bình thường, cơ thể được hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng khiến tăng quá trình lưu thông máu về não bộ và các cơ quan khác. Điều này giúp trẻ ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn cũng như có điều kiện phát triển thể chất tốt hơn.
Trẻ trong quá trình giãn ruột sẽ vẫn ngủ ngon và bú nhiều
Bé vui chơi bình thường
Khác với táo bón, giãn ruột sinh lý chỉ khiến bé không đi ngoài trong nhiều ngày. Do đó, bé vẫn có thể thực hiện các hoạt động vui chơi một cách bình thường. Bé cũng không bị đau bụng, khó chịu, mệt mỏi hay kén ăn như tình trạng táo gây ra.
3. Cách chăm sóc trẻ khi giãn ruột sinh lý diễn ra
Giãn ruột sinh lý là hoàn toàn không gây ra các nguy hiểm hay các vấn đề về sức khỏe đối với bé. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bố mẹ vẫn nên chú trọng chăm sóc bé với các lưu ý sau đây:
Bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể của bé
Theo các chuyên gia, trong giai đoạn giãn ruột lý với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên bổ sung thêm cho bé các loại khuẩn probiotic. Bởi các lợi khuẩn này mang đến những lợi ích tốt cho bé như:
-
Hỗ trợ tiêu hóa.
-
Tăng cường hấp thụ dinh dưỡng nhờ sự bổ sung của các enzyme tiêu hóa.
-
Giúp trẻ ăn ngon hơn.
-
Tăng sức đề kháng.
-
Tăng tiết chất nhầy sinh học giúp ngừa táo bón.
Tắm cho trẻ với nước ấm
Tắm với nước ấm sẽ giúp bé thư giãn tốt hơn, tăng các quá trình tuần hoàn máu, làm ấm bụng và hỗ trợ giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Nhiệt độ nước tắm tốt nhất mẹ nên sử dụng là 35 độ C. Trước khi tắm, bạn nên kiểm tra nhiệt độ của nước và giữa nhiệt độ là ổn định.
Bố mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm
Massage vùng bụng cho bé
Massage vùng bụng giúp kích thích nhu động ruột tốt hơn, từ đó giúp bé dễ tiêu, giảm đầy hơi, tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Bố mẹ có thể massage dọc bụng, massage theo các chiều ngược nhau hoặc massage theo hình tròn.
Lưu ý không nên tiến hành massage khi bé mới ăn no và chỉ nên thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày.
Cho bé bú nhiều hơn
Trong giai đoạn giãn ruột, bé cần được cho bú nhiều hơn do dạ dày nhanh rỗng. Do đó, mẹ nên tăng số lần bú trong ngày cho bé. Điều này cũng giúp rút ngắn thời gian đi ngoài của bé hơn.
Trung bình, mẹ có thể cho bé bú khoảng 15 lần/ngày và bú cách nhau khoảng 90 phút. Nên ưu tiên cho bé bú sữa mẹ để bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho bé.
Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn trong ngày
Các cách khác
-
Giữ vệ sinh ăn uống cho bé.
-
Chườm ấm cho vùng bụng của bé.
-
Cho bé tập luyện các bài tập thể dục giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng nhu động cho ruột.
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng hoàn toàn bình thường mà trẻ sẽ gặp phải. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng, thay vào đó nên áp dụng các phương pháp cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa để bé cảm thấy thoải mái và có sự hấp thụ tốt nhất về dinh dưỡng.
Khi có nhu cầu tư vấn, giải đáp các vấn đề về sức khỏe trẻ nhỏ hay cần đặt lịch thăm khám sức khỏe nhanh chóng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý vị vui lòng liên hệ số Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.