Khi ngồi trên xe máy hay ô tô đi trên con đường mấp mô (hay có ổ gà) các em sẽ thấy người bị nảy lên, một phần nguyên nhân chính là do lực đàn hồi (do hệ thông giảm sóc của xe máy hay ô tô thường là lò xo).
Vậy lực đàn hồi, biến dạng đàn hồi là gì? Lực đàn hồi có đặc điểm gì? chúng ta cùng đi tìm hiểu một cách chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng.
Bạn đang xem: Lực đàn hồi, biến dạng đàn hồi là gì và Đặc điểm của lực đàn hồi là gì? – Vật lý 6 bài 9
1. Biến dạng của một lò xo
– Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc giãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên. Biến dạng của lò xo có đặc tính như trên là biến dạng đàn hồi và lò xo là vật có tính đàn hồi.
2. Độ biến dạng của lò xo
• Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: l – l0.
(l0 là độ dài tự nhiên, l là chiều dài sau khi biến dạng)
> Lưu ý: Vật đàn hồi là vật sẽ lấy lại hình dạng ban đầu khi lực gây ra biến dạng đàn hồi ngừng tác dụng.
II. Lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi
1. Lực đàn hồi
– Lực đàn hồi là lực mà lo xo khi biến dạng tác dụng lên vật.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi
• Lực đàn hồi có đặc điểm sau:
– Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi nên các vật tiếp xúc với hai đầu của nó.
– Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
III. Vận dụng
* Câu C5 trang 32 SGK Vật Lý 6: Dựa vào bảng 9.1, hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:
a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi (1)…
b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi (2) …
* Lời giải:
a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi tăng gấp đôi.
b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi tăng gấp ba.
* Câu C6 trang 32 SGK Vật Lý 6: Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài: Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau?
* Lời giải:
– Tính chất giống nhau là chúng đều có tính đàn hồi.
> Có thể em chưa biết:
+ Lò xo chỉ dãn đều nếu các vòng của nó được quấn đều đặn. Nếu kéo dãn một vài vòng của lò xo quá mức thì nó sẽ không dãn đều nữa.
+ Tính đàn hồi của lò xo phụ thuojc vào vật liệu làm lò xo. Thép và đồng thay đàn hồi rất tốt, nên lò xo thường được làm bằng thép hoặc đồng thau. Sắt và đồng đỏ đàn hồi rất kém nên không thể dùng chúng làm lò xo được.
+ Nếu kéo dãn lò xo bằng một lực quá lơn thì lò xo sẽ bị mất tính đàn hồi. Người ta nói là lò xo bị “mỏi”. Lúc đó, nếu thôi không kéo dãn, chiều dài của lò xo sẽ không thể trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó được nữa.
Như vậy, với bài viết về lực đàn hồi, các đặc điểm của lực đàn hồi ở trên các em cần nhớ được các ý chính như sau:
– Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên (chiều dài ban đầu lúc chưa nén hoặc kéo dãn lò xo).
– Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của lò xo.
– Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Hy vọng bài viết Lực đàn hồi, biến dạng đàn hồi là gì và Đặc điểm của lực đàn hồi là gì? sẽ hữu ích cho các em, mọi góp ý và thắc mắc các em để lại dưới phần đánh giá để THPT Sóc Trăngghi nhận, chúc các em học tốt.
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo Dục