Trong tiếng việt, từ láy và từ ghép có sự chuyển hóa lẫn nhau, việc này dẫn đến nhiều người trong cách phân biệt còn nhầm lẫn. Vậy Từ láy là gì? Mong mỏi là từ ghép hay từ láy? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Contents
Từ láy là gì?
Từ láy được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên, các tiếng tạo nên từ láy có đặc điểm giống nhau về chỉ nguyên âm hoặc phụ âm, hay có thể giống nhau cả nguyên âm và phụ âm. Trong từ láy có thể có 1 từ không mang ý nghĩ gì hoặc cả 2 từ đều không có nghĩa và được ghép với nhau thành một từ có nghĩa.
Ví dụ: Lấp lánh, tròn trịa, lung linh, lan man…
Các loại từ láy
– Sự giống nhau giữa các từ láy: Đều có cấu tạo từ hai tiếng tạo thành; Sự gần âm, giống nhau về âm tạo thành sự ngân vang về mặt âm
– Khác nhau:
+ Đăm đăm: láy hoàn toàn
+ Mếu máo: láy phụ âm đầu
+ Liêu xiêu: láy phần vần
– Không thể nói được “bật bật” và “thẳm thẳm” bởi vì: các tiếng bật và thẳm đều diễn tả mức độ cao nhất về mặt tính chất, không thể tạo được từ láy toàn phần
– Từ “bật’ và từ “thẳm” chỉ có thể có từ láy: bần bật, thăm thẳm ( từ láy bộ phận)
Nghĩa của từ láy
– Nghĩa của từ ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do các từ trên mô phỏng lại âm thanh của con người, con vật, đồ vật
– Các từ láy
+ Nhóm a: gợi lên sự nhỏ bé của sự vật, hiện tượng về âm thanh, hình dáng. Cách tạo từ láy: dựa vào đặc tính âm thanh
+ Nhóm b: từ láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau. Chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, sự thay đổi hình dạng của sự vật
+ Nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ có sắc thái biểu hiện nhẹ hơn các tiếng làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ.
Từ ghép là gì?
Từ ghép chính là từ được ghép bởi 2 tiếng trở nên, các tiếng này có cùng quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau và về mặt âm, vần không bắt buộc phải giống nhau.
Từ ghép có tác dụng gì?
Tác dụng chủ yếu của từ ghép chính là đóng vai trò xác định những từ ngữ cần sử dụng trong lời nói, trong mỗi câu văn, giúp hoàn chỉnh hơn nữa về mặt ngữ nghĩa.
Từ ghép được phân loại như thế nào?
Dựa và đặc điểm của từ ghép mà người ta phân từ ghép thành 2 loại: Đẳng lập, chính phụ.
– Từ ghép chính phụ:
Là từ được ghép từ 2 tiếng có sự phân biệt về nghĩa rất rõ ràng, từ đứng đầu là từ chính – từ chính đóng vai trò mang ý nghĩa trọng tâm, từ đứng sau là từ phụ – đóng vai trò bổ trợ ý nghĩa cho từ chính. Nói chung, ý nghĩa diễn đạt của loại từ ghép này thường hẹp.
Ví dụ: đỏ hoe, sân bay, hoa hồng, tàu hỏa, xanh nhạt…
– Từ ghép đẳng lập:
Trong loại từ ghép đẳng lập, các từ có vai trò về ý nghĩa ngang nhau, không còn phân biệt đâu là từ chính, đâu là từ phụ. Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập thể hiện rộng rãi hơn so với sử dụng từ ghép chính phụ.
Ví dụ: Bố mẹ. anh chị, nhà cửa, sách vở, bàn ghế, quần áo, ông bà, cỏ cây…
Phân biệt từ láy và từ ghép
Cách 1: Từ ghép có chứa từ Hán Việt thì không phải từ láy
Trong tiếng Việt những từ Hán Việt láy âm xuất hiện rất nhiều, chính vì vậy mà tất cả những từ Hán Việt có 2 âm tiết thì sẽ được xác định là từ ghép chứ không phải là từ láy, dù cho từ đó có ngẫu nhiên láy âm với nhau đi nữa.
Ví dụ: “Tử Tế” cùng láy nguyên âm “T” nhưng ở đây “Tử” là từ Hán Việt nên đây là từ ghép.
Cách 2: Từ ghép thuần Việt cả 2 từ đều có nghĩa không được coi là từ láy
Ta tách 2 từ riêng biệt ra nếu cả 2 từ đều có ý nghĩa thì đó là từ ghép, còn 1 hoặc 2 từ tách ra vô nghĩa thì là từ láy.
Ví dụ: các từ che chắn, máu mủ… thì sẽ được coi là từ ghép. Ngoài ra chỉ có một từ có nghĩa trong hai từ thì đó có thể coi là láy âm, ví dụ: lạnh lùng, lảm nhảm…
Cách 3: Nếu hai tiếng trong một từ đảo trật tự cho nhau mà vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép
Khi đảo trật tự các tiếng trong một từ mà được một từ mới vẫn có nghĩa thì đó được coi là từ ghép. Ví dụ: thẫn thờ – thờ thẫn, mệt mỏi – mỏi mệt…
Mong mỏi là từ láy hay ghép
– Từ láy là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng trở lên. Từ láy gồm một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhất định.
Từ láy: chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn
chậm chạp: láy phụ âm đầu
mê mẫn: láy phụ âm đầu
mong mỏi: láy phụ âm đầu
tươi tắn: láy phụ âm đầu
vương vấn: láy phụ âm đầu
– Từ ghép là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng trở lên. Mỗi tiếng trong từ ghép đều có nghĩa độc lập.
Từ ghép: châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng
châm chọc: nói xói, trêu chọc làm cho người khác khó chịu
mong ngóng: mong đợi thứ gì đó đến với mình
nhỏ nhẹ: giọng nói nhỏ và nhẹ nhàng, dễ nghe
tươi tốt: xanh tốt, phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng
phương hướng: hướng đi đã được xác định
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Mong mỏi là từ ghép hay từ láy? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.