Nitơ là một chất vô cùng quen thuộc với chúng ta, khi chúng chiếm đến 4/5 trọng lượng của khí quyển. vậy nên việc nắm rõ và hiểu về chất này là vô cùng quan trọng. Bài viết Nito hóa 11 sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết nhất.
Contents
- 1 1. Tổng hợp lý thuyết hóa 11 bài nito
- 2 2. Hỗ trợ giải bài tập nito hóa 11 sgk
- 3 3. Gợi ý giải hóa 11 bài nito sbt
1. Tổng hợp lý thuyết hóa 11 bài nito
1.1 – Định nghĩa
Định nghĩa khí nito
1.2 – Tính chất vật lí
- Nitơ là chất khí không mùi, không màu, không vị và nhẹ hơn không khí với khối lượng riêng d=28/29
- Nitơ là chất ít tan trong nước, sẽ hoá lỏng ở nhiệt độ là -196oC và hoá rắn ở nhiệt độ rất thấp.
- Nitơ không thể duy trì được sự cháy cũng như sự hô hấp.
1.3 – Tính chất hóa học
- Vì có liên kết 3 bền vững nên ở nhiệt độ thường Nito sẽ trơ về mặt hóa học
- Nhưng khi ở nhiệt độ cao nó sẽ hoạt động
- Nito thể hiện chủ yếu là tính oxi hóa, tuy nhiên vẫn có tính khử.
a) Tính oxi hóa
b) Tính khử
Nitơ sẽ tác dụng với O2 khi xuất hiện tia lửa điện hoặc với nhiệt độ của lò hồ quang điện (30000C).
=> Nitơ thể hiện được tính khử khi xảy ra phản ứng với Oxi.
1.4 – Cách điều chế
Nitơ có thể được điều chế bằng cách đem chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Cách điều chế nito
Trong phòng thí nghiệm:
1.5. Ứng dụng, trạng thái tự nhiên:
– Ứng dụng: Nitơ được ứng dụng trong việc dùng để tổng hợp amoniac, được dùng trong công nghiệp luyện kim và trong thực phẩm, điện tử,…
– Trạng thái tự nhiên:
- Dạng tự do
- Dạng hợp chất.
- Có ở trong không khí.78,16%
2. Hỗ trợ giải bài tập nito hóa 11 sgk
2.1 – Bài 1 trang 31
Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Tại sao ở điều kiện thường, nitơ trở thành một chất trơ ? Và Ở điều kiện nào thì nitơ trở nên hoạt động hơn ?
Hướng dẫn giải:
→ Phân tử nitơ gồm có 2 nguyên tử, ở giữa chúng có một liên kết ba.
Vì liên kết ba ở trong phân tử nitơ rất bền nên nitơ trở thành chất trơ ở điều kiện thường. Nhưng với nhiệt độ cao (trên 3000°C), nitơ hoạt động hơn và có thể phản ứng được với nhiều chất khác.
2.2 – Bài 2 trang 31
Nitơ không thể duy trì sự hô hấp vậy thì nitơ có phải là một khí độc không ?
Hướng dẫn giải:
Không phải.
2.3 – Bài 3 trang 31
a) Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là đáp án nào dưới đây:
A. LiN3 và Al3N.
B. Li3N và AlN.
C. Li2N3 và Al2N3.
D. Li3N2 và Al3N2.
b) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhôm nitrua khi ta cho liti và nhôm vào và tác dụng trực tiếp với nitơ. Từ các phản ứng trên nitơ là chất oxi hóa hay chất khử ?
Hướng dẫn giải:
a) Đáp án B
b) PTHH là:
Trong 2 phản ứng với liti và nhôm, nitơ đóng vai trò là chất oxi hóa vì có số oxi hóa giảm tử 0 xuống -3.
2.4 – Bài 4 trang 31
Nguyên tố nitơ sẽ có số oxi hóa là bao nhiêu trong những hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2 ?
Hướng dẫn giải:
→ Số oxi hóa của nitơ ở trong những hợp chất trên lần lượt là:
+2; +4; -3; -3; +1; +3; +5; -3.
2.5 – Bài 5 trang 31
Ta cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để có thể điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí này đều được đo trong cùng một điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng chính là 25%.
Hướng dẫn giải:
Với hiệu suất bằng 25%, thể tích khí nitơ ở đktc là 134,4 lít; thể tích khí hiđro là 403,2 lít.
3. Gợi ý giải hóa 11 bài nito sbt
1 – 7.1 trang 10 SBT Hóa học 11: Trong những nhận xét ở dưới đây, nhận xét nào là không chính xác ?
A. Nguyên tử nitơ sẽ có hai lớp electron và lớp ngoài cùng có ba electron.
B. Số hiệu nguyên tử của nitơ là bằng 7.
C. Ba electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo nên được ba liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác.
D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ chính là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
2 – 7.2 trang 10 SBT Hóa học 11: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào chính xác ?
A. Nitơ không thể duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
B. Vì có liên kết ba nên phân tử của nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ sẽ khá trơ về mặt hoá học.
C. Khi mà tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ sẽ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hoá của nitơ ở trong các hợp chất và ion lần lượt sẽ là -2, +4, -3, +5, +3.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
3 – 7.3 trang 10 SBT Hóa học 11: Cho phản ứng để điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm sau:
Trong phản ứng này, nguyên tố nitơ đã đóng vai trò gì ?
A. Chỉ đóng vai trò là một chất oxi hóa.
B. Chỉ đóng vai trò là một chất khử.
C. Vừa là chất oxi hóa cũng vừa là chất khử.
D. Không phải chất oxi hóa và cũng không phải chất khử.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
4 – 7.4 trang 10 SBT Hóa học 11: Trong các phản ứng hóa học nào dưới đây, nitơ thể hiện được tính khử?
A. 3Mg + N2 → Mg3N2
B. 2Al+ N2 → 2AlN
C. N2+ 3H2 → 2NH3
D. N2 + O2 → 2NO
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
5 – 7.5 trang 11 SBT Hóa học 11: Cho một hỗn hợp các chất khí như sau : N2, CO2, SO2, Cl2, HCl. Làm sao để ta có thể thu được nitơ tinh khiết từ những khí trên. Hãy giải thích cách làm và viết các phương trình hoá học (nếu có).
Hướng dẫn giải:
- Cho hỗn hợp các chất khí trên qua dung dịch NaOH lấy dư.
- CO2, SO2, Cl2, HCl phản ứng với NaOH => tạo thành các muối tan.
- Nitơ không phản ứng với NaOH => thoát ra ngoài.
- Cho khí nitơ có lẫn một ít hơi nước qua dung dịch H2SO4 đậm đặc, khi đó hơi nước sẽ bị H2SO4 hấp thụ, ta thu được khí nitơ tinh khiết.
Các phương trình hoá học :
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
HCl + NaOH → NaCl + H2O
6 – 7.6 trang 10 SBT Hóa học 11: Ở trong một bình kín có dung tích là 10,0 lít và có chứa 21,0 g nitơ. Hãy tính áp suất của khí ở trong bình, biết nhiệt độ của khí là bằng 250C.
Hướng dẫn giải:
Số mol khí N2 : 21/28 = 0,75 (mol).
Áp suất của khí N2 : p = = 1,83 (atm).
7 – 7.7 trang 10 SBT Hóa học 11: Ta ncén một hỗn hợp khí gồm có 2 mol nitơ và 7 mol hiđro vào trong một bình có sẵn phản ứng chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình sẽ được giữ không đổi ở 450°C. Sau khi phản ứng ta thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí.
1. Hãy tính % số mol mà nitơ đã phản ứng.
2. Hãy tính thể tích (đktc) của khí amoniac được tạo thành.
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
Số mol ban đầu của khí: 2 7 0
Số mol phản ứng của khí: x 3x
Số mol cần bằng là : 2 – x 7 – 3x 2x
Suy ra tổng số mol khí lúc cân bằng là : (2 – x) + (7 – 3x) + 2x = 9 – 2x
Từ đề bài ta có : 9 – 2x = 8 suy ra x = 0,4
1. Phần trăm số mol nitơ đã được phản ứng : = 20%.
2. Thể tích (đktc) khí amoniac là : 2.0,4.22,4 = 17,9 (lít).
=>> Xem thêm nội dung liên quan: Ancol hóa 11
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn học sinh các kiến thức lý thuyết cũng như cách giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập của nito hóa 11. Mong rằng kiến thức trên có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập. Chúng các bạn có thể đạt được điểm số cao trong môn hóa.
==> Đăng kí ngay để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư duy các môn học tốt hơn
Tại đây =>> Kiến Guru <<=