Đòn bẩy là thuật ngữ được sử dụng tương đối nhiều trong lĩnh vực tài chính. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Vì sao các doanh nghiệp hiện nay lại sử dụng để tạo ra tỷ suất sinh lợi? Thông tin được chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu về đòn bẩy tài chính
Về khái niệm
Trong tiếng Anh, đòn bẩy được viết là Financial Leverage – FL. Đòn bẩy tài chính là khả năng dùng vốn vay ngay trong tổng nguồn vốn của để gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phần.
Đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong điều hành những chính sách Tài chính của doanh nghiệp. Nó sẽ lớn mạnh trong những doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy là thuật ngữ được sử dụng tương đối nhiều trong lĩnh vực tài chính
Những nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính
Tổng nợ/Tổng tài sản (D/A)
Hệ số nợ/Tổng tài sản (D/A): là chỉ số đo lường mức độ sử dụng khoản nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Điều đó có nghĩa trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm nợ vay.
Hệ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích vay, lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp. Để biết được tỉ số của loại này cao hay thấp có thể so sánh với tỷ số trung bình ngành.
Hệ số nợ/Vốn (D/C)
Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu). Hệ số này cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư về tài chính, cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Nơi nào có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với mức bình quân ngành thì địa chỉ đó có thể có tình hình tài chính không khả quan.
Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E)
Chỉ số này phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp cho biết tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà đơn vị này dùng để chi trả cho hoạt động của mình. Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu được xem là tỷ lệ đòn bẩy tài chính phổ biến nhất.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân thể hiện vốn vay và vốn sở hữu trung bình trong một thời kỳ. Chỉ số này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính cũng như nhìn nhận vấn đề để biết được doanh nghiệp chưa tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính.
Chỉ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay)
Chỉ số này cho biết lợi nhuận trước thuế và khoản vay đảm bảo khả năng chi trả lãi của doanh nghiệp. Hệ số chi trả lãi vay lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trả lãi và ngược lại.