Tứ linh trong lá số tử vi là 4 sao đại diện cho bộ Tam hợp Thái Tuế. Nhiều người cho rằng ai có được bộ tứ linh này cho lá số thì thường là bậc đế vương, được nhiều người nể trọng. Vậy chính xác về bộ 4 tinh diệu này ra sao hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
- 1 1. Tứ linh trong lá số tử vi là những sao nào? Ý nghĩa
- 2 2. Người có Tứ linh trong lá số tử vi tốt hay xấu?
- 3 3. Ứng dụng của Tứ Linh trong Phong Thủy học
- 4 4. Ứng dụng của Tứ Linh trong Phong thủy Dương Trạch
- 5 5. Cách kiểm tra Tứ Linh trong lá số tử vi
1. Tứ linh trong lá số tử vi là những sao nào? Ý nghĩa
Tứ linh trong lá số tử vi là gồm 4 sao Long Trì, Phượng Các, Bạch Hổ, Hoa Cái. Mỗi một ngôi sao sẽ mang một ý nghĩa khác nhau trên lá số. Dưới đây là ý nghĩa chi tiết của từng sao:
1.1. Long Trì
Mọi người thường gọi Long Trì bằng tên viết tắt là Long. Chữ “Long” được hiểu là tên gọi của Rồng – linh vật cực kỳ thiêng liêng và đứng đầu trong 4 linh vật. Người ta thường cho rằng Rồng có khả năng hô mưa gọi gió. Ngoài ra Rồng còn là biểu tượng đại diện cho vua chúa thời xưa. “Trì” là thành trì hay là những con sông, kênh bao bọc lấy thành.
Ta có thể hiểu Long Trì chính là nơi Rồng ở, trấn giữ giang sơn. Trong tử vi, người được Long Trì chiếu mệnh sẽ có tính cách, cuộc sống như vua chúa, người đứng đầu tối cao của 1 tổ chức.
Long Trì trong ngũ hành thuộc hành Thủy, thuộc loại Đài Các Tinh. Đặc tính chung của sao này là mang tới công danh, quyền quý, gặp nhiều may mắn và được người khác trợ giúp.
Ý nghĩa Long Trì ở các cung sẽ mang ý nghĩa khác nhau như sau:
1.1.1. Cung Mệnh
Người có Long Trì thuộc cung Mệnh thường có nhan sắc vượt trội. Nhất là đối với phụ nữ, da mặt hồng hào, ngũ quan thanh tú. Lại là người thông minh, có khí chất, tính cách cởi mở, điềm đạm. Vậy nên có thể nhận xét người này có tài sắc vẹn toàn, được nhiều người yêu thích.
Còn với con đường công danh tài lộc của bạn cũng vô cùng rộng mở. Nhỏ thì học hành đỗ đạt, thi cử may mắn. Lớn thì có tài sắc nên sự nghiệp lên cao, vững vàng. Chuyện tình cảm hôn nhân cũng gặp nhiều thuận lợi. Người bạn đời còn là người trợ giúp cho sự nghiệp của bạn rất nhiều. Nhất là tuổi Mão Dậu cung Mệnh có Long Trì thì những điều trên lại càng ứng.
Bên cạnh đó, tử linh trong tử vi sao Long Trì còn có ý nghĩa ở các cung sau:
1.1.2. Cung Phúc Đức
Thường là người có số sung sướng ngay từ khi mới sinh ra. Tổ tiên là gia đình có dòng dõi khá giả, phú quý.
1.1.3. Cung Điền Trạch
Cung này mà có thêm sao Mộ thì nhà cửa rộng rãi, nhiều đất đai, tài sản để lại cho con cháu hoặc được thừa hưởng từ đời trước. Nếu có thêm sao Thai, Bát Tọa thì dễ có nhà cao cửa rộng, có ao hoặc hồ nhỏ trong nhà.
1.1.4. Cung Phu Thê
Dễ yêu và lấy được người bạn đời có vẻ bề ngoài nổi trội, nhan sắc đẹp đẽ xứng đôi vừa lứa. Còn nếu cung Phu Thê ở Dậu gặp thêm Tả Hữu thì dễ phải kết hôn 2 lần mới có được hạnh phúc như mong muốn.
1.1.5. Cung Tử Tức
Con sinh ra thường được thừa hưởng vẻ bề ngoài của bạn, xinh xắn, đáng yêu. Con ít ốm đau bệnh tật, nếu sinh con trai thì thường là người không chỉ có vẻ bề ngoài mà còn rất thông minh, nhanh nhẹn.
1.2. Phượng Các
Mọi người thường gọi tắt Phượng Các là Phượng và chúng được hiểu là nơi vua chúa ngự trị. Bởi “Phượng” ở đây là chỉ tên gọi của chim phượng hoàng – một giống chim quý hiếm. Loài chim này là biểu tượng cho sự cao sang, quyền quý, khí chất hơn người. “Các” ở đây được hiểu là nơi sinh sống, nơi chứa đồ.
Trong ngũ hành, Phượng Các thuộc hành Thổ, là tinh diệu Đài Các Tinh. Sao này thường biểu trưng cho công danh sự nghiệp, sự thịnh vượng, vinh hiển lâu dài. Cũng giống như Long Trì ở mỗi một cung Phượng sẽ mang một ý nghĩa khác nhau:
1.2.1. Cung Mệnh
Sao Phượng Các cũng gần giống với ý nghĩa của sao Long Trì. Nó đều chỉ bạn là người có nhan sắc, vẻ bề ngoài đẹp đẽ. Con đường học vấn rộng mở, tính cách ôn hòa, hiền hậu hay lắng nghe, giúp đỡ người khác. Đường công danh tài lộc của bạn cũng rất tốt.
1.2.2. Cung Phụ Mẫu
Có Long Trì thì thường cha mẹ là người giàu có, có tài sản nhiều hoặc là người nổi tiếng, được sinh ra trong gia đình danh giá.
1.2.3. Cung Phúc Đức
Cung giống như cung Phụ Mẫu đều chỉ bạn được sinh ra trong dòng họ khá giả và phú quý.
1.2.4. Cung Điền Trạch
Trong cung này, Phượng Các với Mộ có nhà đất rộng rãi. Còn Phượng Các với Thai, Bát Tọa thì có nhà lầu cao sang.
1.2.5. Cung Quan Lộc
Bạn dễ gặp được nhiều thuận lợi trong con đường thi cử, con đường công danh sự nghiệp cũng rộng mở do được nhiều người trợ giúp. Ngoài ra với trí thông minh của mình cũng khiến cho sự nghiệp của bạn nở rộ.
1.2.6. Cung Nô Bộc
Dễ có các mối quan hệ bạn bè là những người có chức quyền. Họ có thể khiến là người trợ giúp đắc lực cho sự nghiệp, cuộc sống của bạn.
1.2.7. Cung Thiên Di
Được nhiều người yêu mến, ra ngoài hay gặp quý nhân phù trợ.
1.2.8. Cung Tật Ách
Dễ gặp những bệnh tật về tai, thận.
1.2.9. Cung Tài Bạch
Có thể nhận được gia sản, nhà cửa đất đai từ cha mẹ, ông bà. Hoặc con đường sự nghiệp, công việc gặp được nhiều thuận lợi, tài lộc ào ào tới cửa.
1.2.10. Cung Tử Tức
Cung này cũng giống như tại sao Long Trì. Con sinh ra có vẻ bề ngoài đẹp đẽ, nhất là sinh con trai thì lại còn thông minh. Con cũng ít bệnh tật mà lớn lên một cách thuận lợi.
1.2.11. Cung Phu Thê
Cũng giống như Long Trì, người vợ hoặc chồng có vẻ ngoài đẹp, hai vợ chồng hợp nhau. Có cuộc sống hạnh phúc, êm ấm, trợ giúp nhau rất nhiều trong cuộc sống, công việc.
1.3. Bạch Hổ
Sao Bạch Hổ là phụ tinh, đứng thứ 9 trong 12 sao của vòng sao Thái Tuế. Đây là sao nằm trong chòm sao Bắc Đẩu tinh, được gọi tắt là Hổ. Bạch Hổ ở đây là chỉ con hổ màu trắng trong 4 linh vật. Bạch Hổ trong ngũ hành thuộc hành Kim, là loại Bại tinh. Đặc tính chung của sao này là hình thương hay gặp tai nạn, bệnh tật và thị phi, khẩu thiệt, không may mắn.
Ngoài ra Bạch Hổ không chỉ là một sao của bộ Tứ linh trong lá số tử vi bao gồm: Long Trì, Phượng Các, Bạch Hổ, Hoa Cái. Mà nó còn là một trong 6 sao Lục Bại tinh. 6 Lục Bại tinh gồm Đại Hao – Tiểu Hao – Tang Môn – Bạch Hổ – Thiên Khốc – Thiên Hư.
Trong tử vi sao Bạch Hổ ở các cung được chia thành các vị trí đắc địa và hãm địa. Vị trí đắc địa bao gồm Dần – Thân – Mão – Dậu. Còn vị trí hãm địa là Tý – Sửu – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Tuất – Hợi.
1.3.1. Cung Mệnh
- Đắc địa: Sao Bạch Hổ đắc địa ở cung Mệnh thường là người can đảm, có nghị lực, có tài năng. Bạn thường là người có thể thích ứng, ứng biến nhanh trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Nếu là nữ mạng thì sẽ là người rất có khí phách, mang ý chí và tính cách như một người đàn ông.
- Hãm địa: Người sở hữu Bạch Hổ thường sẽ trở thành người ương ngạnh, cứng đầu và bảo thủ. Nếu bạn đã nhận định một việc gì đó thì thường sẽ quyết tâm làm bằng được dù điều đó là sai trái, không đúng. Tính cách thì hay suy nghĩ phiền muộn và thường cảm thấy cô độc. Trong cuộc sống thích được ăn ngon mặc đẹp và không quá nặng nề về lễ nghĩa, gia giáo.
1.3.2. Cung Quan Lộc
- Đắc địa: Mà gặp các sao tốt, hợp thì sẽ thành công trên con đường sự nghiệp. Đặc biệt với nam mạng thường thành công, vinh hiển nếu theo con đường chính trị khi được Văn tinh hội chiếu. Hoặc có sự nghiệp trong môi trường quân sự nếu được Võ tinh đi đồng cung.
- Hãm địa: thì con đường công danh, tài lộc không gặp nhiều may mắn.
1.3.3. Cung Tật Ách, Phúc Đức
Sao Bạch Hổ không phải là chòm sao may mắn trong Tứ linh. Vì vậy nên nhiều người không muốn sao này xuất hiện trên lá số tử vi. Bạch Hổ không chỉ gây bất lợi cho cả cha mẹ, con cái mà còn ảnh hưởng xấu đến chính bản thân. Nếu không chú ý, đi cùng với sát tinh thì nó sẽ mang tới một vài tai họa như:
- Cuộc sống cô độc, cực khổ
- Cuộc sống hôn nhân không được tốt, khắc nửa còn lại khiến cho bạn có thể góa bụa và cô độc
- Liên quan tới những vấn đề về pháp luật dẫn tới bị bắt bớ, ở tù.
- Bệnh tật trong cơ thể cũng nhiều hoặc có thể gặp tai nạn nguy hiểm. Dẫn tới tình trạng chết yểu, chết non.
Với nữ mạng thì trắc trở đường tình duyên, lấy muộn chồng hoặc có thể phải cưới chạy nếu không sẽ góa bụa. Hoặc có thể phải chịu nhiều đau khổ, ưu phiền vì chồng con của mình. Sao Bạch Hổ còn gây khá nhiều bất lợi trong việc sinh nở.
Vì vậy nên người có sao Bạch Hổ chiếu mệnh nên tìm hiểu kỹ để xem đâu là bộ sao tốt, đâu là bộ sao xấu với mình để phải tránh. Hoặc hóa giải đi các cung hại, như vậy có thể giảm đi phần nào tai họa có thể xảy ra.
1.4. Hoa Cái
Hoa Cái thuộc hành Kim, loại Cát tinh và thường được gọi tắt là Cái. Đặc điểm chung của Hoa Cái là quyền uy và quý hiển. Nó mang ý nghĩa là sự sa hoa lộng lẫy, chú ý đến ăn diện nên có vẻ ngoài đài các và sang trọng.
Chính vì ý nghĩa đó nên người sở hữu Hoa Cái thường có vẻ bề ngoài sang trọng, thanh cao và đài các. Bạn sẽ thường thu hút được sự chú ý, ánh mắt dõi theo của mọi người khi ở trong đám đông. Vậy nên được rất nhiều người yêu thích, theo đuổi.
Con đường công danh sự nghiệp của bạn cũng được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng. Khi đi cùng với 3 sao còn lại của bộ tứ linh Long Trì, Phượng Các, Hoa Cái trong tử vi sẽ làm chủ về công danh, quyền uy và chức vị. Chính vì vậy nên được nhiều người ngưỡng mộ cả về nhan sắc và quyền thế.
Xem thêm: Tứ Hóa trong lá số tử vi là gì? Bộ sao này tốt hay xấu?
2. Người có Tứ linh trong lá số tử vi tốt hay xấu?
Có 4 sao Tứ linh Long Trì – Phượng Các – Bạch Hổ – Hoa Cái thường là người chính nhân quân tử. Sống có lý tưởng, việc làm ăn, công việc lúc nào cũng tiến triển theo đúng nguyện vọng. Dù người có các sao này trong cuộc sống không có chức cao vọng trọng thì cũng được người đời kính nể.
Đại vận mà gặp Tứ Linh (tức cũng là tam hợp Thái Tuế) là sẽ gặp vận mệnh tốt, làm ăn dễ dàng. Thường được mọi người trọng vọng, hơn người một bậc nên dù có khó khăn cũng không làm ảnh hưởng tới vận khí.
Tuy nhiên người có Tứ linh trong lá số tử vi tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào vị trí cung mà nó hội chiếu. Đồng thời các sao đồng cung cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất, ý nghĩa của sao như sau:
2.1. Long Trì
Để biết được sao Long Trì mang ý nghĩa tốt hay xấu thì bạn không chỉ cần xác định cung mà còn phải xét đến mối quan hệ với các sao khác. Mỗi sao sẽ mang một ý nghĩa như sau:
- Nếu gặp Thai Phụ: Con đường sự nghiệp dễ thăng quan tiến chức
- Nếu có Thiên Diêu, Thiên Hỷ hoặc Phi Liêm: Gặp nhiều thuận lợi trong con đường thi cữ, quan lộ và đường tình duyên cũng may mắn.
- Gặp Thiên Lương: Thì nữ mạng dễ được nhờ chồng, người chồng hiền lành, sự nghiệp rộng mở.
- Nếu có thêm Xương Khúc, Khôi Việt và Tả Hữu: Đây được coi là bộ sao “hiền thần”. Mọi vấn đề trong cuộc sống của bạn đều thuận lợi.
2.2. Phượng Các
Sao Phượng Các thường mang nhiều ý nghĩa giống Long Trì. Vậy nên khi gặp các phụ tinh là Thai Phụ, Thiên Lương, Xương Khúc, Khôi Việt, Tả Hữu… Thì nó cũng sẽ mang nhiều ý nghĩa giống Long Trì bên trên. Vậy nên khi nắm được những ý nghĩa của sao Long Trì và các sao khác bạn có thể dựa vào đó để luận đoán sao Phượng Các.
2.3. Bạch Hổ
2.3.1. Những bộ sao tốt khi kết hợp với Bạch Hổ
Sao Bạch Hổ được đồng cung, xung chiếu những sao dưới đây sẽ hạn chế tối ưu vận hạn. Đồng thời bạn cũng sẽ gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống, giảm đi các hung hại mà Bạch Hổ mang tới:
- Bạch Hổ và Tấu Thư
- Bạch Hổ với Phi Liêm đồng cung sẽ như hổ mọc cánh.
- Bạch Hổ với Long Trì, Phượng Các, Hoa Cái là bộ tứ linh trong tử vi
- Bạch Hổ và Kình Dương hay Bạch Hổ và Thiên Hình
- Bạch Hổ đắc địa tại Dần sẽ càng may mắn, thuận lợi nhân đôi.
2.3.2. Những bộ sao xấu khi kết hợp với Bạch Hổ
- Bạch Hổ cùng Tham Lang: Có thể bị thú dữ ăn thịt hoặc bị động vật cắn thương
- Tang Môn – Bạch Hổ – Điếu Khách – Phục Binh: Đây là bộ sao Tứ hung báo hiệu tai nạn chết người hoặc có thể gặp họa lớn. Tuy nhiên bạn có thể hóa giải hung hại này nếu có thêm sao Thiên Đồng.
- Bạch Hổ với Lưu Tang Môn, Lưu Bạch Hổ: Có thể gặp đại tang hoặc gặp những ưu phiền, đau khổ nặng nề.
2.4. Hoa Cái
Hoa Cái tổng thể mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, vậy nên khi kết hợp với phụ tinh cũng mang ý nghĩa may mắn:
Nếu gặp thêm Tấu Thư: Thường là người thanh cao, lịch lãm, có gu thời trang đặc biệt và năng khiếu trình diễn.
Cung giáp phía trước cung Mệnh có Hoa Cái và Thiên Mã ở cung giáp phía sau: Thường sẽ mang ý nghĩa về phú quý, giàu sang cả đời.
Ngoài các bộ sao trên thì muốn có được Tứ linh trong lá số tử vi tốt thì chính tinh phải có bộ trung tinh phù hợp. Chúng sẽ có thể làm cho ý nghĩa của chính tinh thay đổi:
- Long Phượng – Tả Hữu: thì là người chính nhân quân tử lại còn giỏi rất nhiều lĩnh vực.
- Long Phượng – Tả Hữu – Không Kiếp: Là người tài năng, đa di năng nhưng lại không được trọng dụng
- Thêm Tuế Phá – Tả Hữu: Thì là người có tài năng nhưng lại không có ý chí, chính kiến của riêng mình.
- Thêm Tuế Phá – Tả Hữu – Không Kiếp: Cuộc sống thường long đong lận đận và thường là người thủ đoạn, quỷ kế.
- Gặp thêm Xương Khúc: là người có vẻ ngoài thư sinh, hiếu học.
- Gặp thêm Xương Khúc – Thất Sát – Phá Quân – Tham Lang: Dễ là người lắm tật xấu hoặc bị bạn bè dụ dỗ lâm vào con đường tội lỗi.
- Thêm Xương Khúc – Thất Sát – Phá Quân – Tham Lang – Sát Tinh: tuổi thọ không cao, dễ gặp tình trạng ốm đau, bệnh tật.
- Thêm Xương Khúc – Tử Vi – Thiên Phủ – Vũ Khúc – Thiên Tướng: Dễ là người văn võ toàn tài.
- Thêm Xương Khúc – Thiên Cơ – Nhật Nguyệt – Thiên Đồng – Thiên Lương: Gặp được bạn hoặc người bạn đời hợp ý, trợ giúp nhau rất nhiều trong cuộc sống.
- Ba bộ Long Phượng – Tả Hữu – Xương Khúc có thế mạnh hơn chính tinh. Còn Thai Tọa – Quang Quý lại có thêm Tả Phù – Hữu Bật, Xương Khúc thì thường thể hiện cuộc sống thành đạt, sự nghiệp vinh hiển.
3. Ứng dụng của Tứ Linh trong Phong Thủy học
Tứ linh trong phong thủy học thường được áp dụng để xem hình thế các khu đất ra sao với những yêu cầu cụ thể sau:
- Hình dạng thanh tú, đẹp đẽ. Nếu là núi thì có cỏ cây tươi tốt rậm rạp, thanh nhã, tú lệ. Nếu là thủy thì trong xanh, uốn khúc quanh co, dịu hiền long lanh, hình khúc đầy đặn. Hơn nữa, giữa Tứ linh phải có sự phối hợp hô ứng tương hỗ. Long hổ ủng hộ, sơn thủy hữu tình, không thể tàn khuyết. Nếu không đáp ứng được thì không thể tàng phong tụ khí.
- Hai là thần thái thuần phục mà sinh động. Uốn lượn, cố chủ hữu tình, tả hô hữu ứng, tiền triều hậu ủng, có đi có về, lưu luyến chẳng rời.
- Còn những nơi hình thế xuất hiện tứ linh mà xung đột, quay lưng với nhau là tứ hung tượng, khiến người chủ ở đó gặp nguy nan, họa dữ và tai ương.
4. Ứng dụng của Tứ Linh trong Phong thủy Dương Trạch
4.1. Long mạch
Những nơi phong thủy khí hội tụ, ẩn hiện mềm dẻo nhưng đầy mạnh mẽ như những con rồng thoắt ẩn thoắt hiện thường được coi là long mạch. Bên cạnh đó, nơi này được điểm giao giữa các thế đất như Thanh long ở hướng đông, Bạch hổ ở hướng tây, Chu tước hướng nam, Huyền vũ hướng bắc.
Người Trung Quốc cổ đại ứng dụng các kiểu địa thế của “Tứ Linh” để xác định “long mạch”.
Người ta thường ví long mạch như một chiếc ghế bành. Hai hình thế Long và Hổ tượng trưng cho hai tay ghế, hình thế huyền vũ trông giống lưng ghế, hình thế chu tước được ví giống chiếc ghế con để đặt chân vào. Vị trí đẹp nhất chính là phần giữa mặt ghế, chính là long mạch.
Địa mạch được coi là long mạch cần mạnh mẽ mà mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng như đã đề cập ở trên. Địa mạch lấy hướng sông núi làm tiêu chí, vì vậy các nhà phong thủy gọi địa mạch như vậy là long mạch – tức khí mạch đi theo mạch núi.
Trong sách Âm dương nhị trạch toàn thư – Long thuyết có viết: “Địa mạch vận hành dừng lại, nhô lên, ẩn xuống gọi là long mạch”. Nói về long mạch phải phân biệt rõ mạch chính và mạch nhánh, tìm được mạch chính mà đặt huyệt ở mạch nhánh là không cát lợi. Long mạch có mối quan hệ mật thiết với các núi, gò, của huyệt. Nếu chân long cần nhiều gò núi bảo vệ, chủ về phú quý. Nhưng nếu mất khí của long mạch là đại hung.
Thế của long mạch lấy mềm mại, linh hoạt làm quý. Long mạch lên xuống trùng trùng, uốn lượn như cá nhảy chim bay gọi là sinh long, địa huyệt cát lợi. Nếu long mạch thô, ngang ngược, cồng kềnh uể oải như cây khô, cá chết là tử long, là hung họa.
Long mạch chỉ sơn mạch có đường đi uốn lượn như rồng, thế đi của long mạch là hình thế. Long mạch và hình thế cần uốn lượn, hộ vệ.
4.2. Phong thủy bảo địa
Cấu thành của phong thủy bảo địa, không chỉ yêu cầu Tứ linh đầy đủ mà còn chú trọng đến lai long, án sa, thủy khẩu, lập hướng…, đây cũng chính là long, huyệt, sa, thủy, hướng mà các nhà phong thủy thường nói.
Yêu cầu chính là phía Bắc có dãy núi cao chạy dài; phía Nam xa gần có núi gò thấp cùng hô ứng, hai bên trái phải đều có núi bảo vệ; ở giữa đường cục phân minh, địa thế rộng lớn cộng thêm dòng nước uốn lượn bao quanh.
Nhìn trên góc độ xây dựng thành phố hiện đại cũng cần xét tới toàn bộ điều kiện địa lý tự nhiên và hệ thống sinh thái thành thị. Mỗi một khu thành thị đều có cấu tạo, khí hậu, chất đất và lớp thực vật riêng biệt. Chỉ khi các yếu tố trên kết hợp điều tiết một cách tự nhiên cùng mang lại lợi ích cho nhau mới khiến trường khí toàn bộ môi trường lưu thông mạnh mẽ. Từ đó tạo nên “phong thủy bảo địa” lý tưởng.
5. Cách kiểm tra Tứ Linh trong lá số tử vi
Để biết được bản thân mình có Tứ linh trong lá số tử vi hay không bạn có thể Lập lá số tử vi miễn phí theo 2 bước sau đây:
Bước 1: Điền đầy đủ thông tin giờ, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, họ tên
Xem thêm: Hướng dẫn lập lá số tử vi và xem luận giải chi tiết
Bước 2: Mở lá số và xem luận giải chi tiết.
Mọi điều bạn gặp phải trong cuộc sống sẽ được cung cấp trong phần luận giải. Đây là kết quả nghiên cứu, tổng hợp của các chuyên gia giàu kinh nghiệm dựa trên thuyết âm dương ngũ hành của kinh dịch. Cùng với đó là học thuyết của chiêm tinh học, nhân tướng học, thiên văn học…
Nếu vẫn còn có các câu hỏi cần giải đáp về lá số hay tử vi thì bạn có thể để lại Comment bên dưới hoặc gọi điện đến số Hotline. Các chuyên gia sẽ giải đáp miễn phí, chi tiết dành cho bạn.
Bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn xem lá số, cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Cài đặt ứng dụng phù hợp với điện thoại của mình tại đây: