Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vn8NỘI DUNG Chương 1ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật 1.1.1. Khái niệm trần thuậtCác tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã thống nhất quanniệm: “Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể hiện mối quan hệ chủ thể – khách thể trong loại hình nghệ thuật này. Nó đánh dấu sựđổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện thắt nút, mở nút sang chủ thể thẩm mỹ của tác phẩm tự sự” [6,tr.248].Cùng với những quan niệm đó, các tác giả trong cuốn Lý luận văn họcxác định cụ thể: “Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể,hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là sự thể hiện của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức. Bố cục của trầnthuật là sắp xếp, tổ chức sự tương ứng giữa các phương diện khác nhau của hình tượng với các thành phần khác nhau của văn bản” [34,tr.307].Từ những quan điểm đó, ta có thể hiểu: Trần thuật là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cái nhìnnhất định. Nghệ thuật trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, nó có tác dụng soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự sángtạo độc đáo của nhà văn.
Contents
1.1.2. Khái niệm điểm nhìn trần thuật
Các nhà lý luận, phê bình sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để gọi tên thuật ngữ này: quan điểm trần thuật, điểm nhìn tâm lý, cái nhìn trần thuật,Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vn9phương thức trần thuật. Ở đây chúng tôi xem xét vấn đề và thống nhất thuật ngữ điểm nhìn trần thuật.G N Pospelov khẳng định: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng tiến hành từ phía một người nào đó” [36,tr.14].Từ đó ông cho rằng: “Mối tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật gọi là điểm nhìn trần thuật”.Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Khoảng cách, góc độ của lời kể đốivới cốt truyện tạo thành cái nhìn” [6,tr.247].Còn Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi 1884 lại cho rằng“Điểm nhìn trần thuật là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trởnên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [36,tr.14]. Nhận thấy vai trò đặc biệt của điểm nhìn trần thuật, nhà lý luận PhươngLựu đã nhấn mạnh: “Nghệ sỹ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện của đời sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiệntượng, nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong hay bên ngoài” [50,tr.12], bởi sự trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật bao giờ cũngtiến hành từ một điểm nhìn nào đó. Nhà văn khơng thể miêu tả nghệ thuật và tổ chức tác phẩm mà không xác lập cho mình một điểm nhìn, một chỗ đứngnhất định. Việc chọn một chỗ đứng thích hợp để người kể chuyện kể câu chuyện là một trong những sự trăn trở đối với nhà văn khi sáng tạo tác phẩm.Bởi vậy điểm nhìn trần thuật góp phần đáng kể vào sự thành công của tác phẩm, qua đó thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trên hành trình lao động nhọcnhằn của mình. Như vậy có nhiều quan niệm về điểm nhìn trần thuật. Ta có thể thấy:Điểm nhìn trần thuật là vị trí, khoảng cách, góc độ chủ thể trần thuật dùng để quan sát đối tượng trần thuật. Điểm nhìn trần thuật có thể từ bên ngồi, có thểtừ bên trong, có cái nhìn từ một phía, có cái nhìn từ nhiều phía … Trong quanSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vn10hệ giữa chủ thể trần thuật với người đọc thì chủ thể trần thuật được coi là người chỉ đường và dẫn dắt người đọc thâm nhập vào tác phẩm theo các diễnbiến, xung đột, thắt nút, mở nút của các sự kiện đời sống.1.1.3. Phân loại điểm nhìn trần thuật Theo cuốn Lý luận văn học Phương Lựu chủ biên điểm nhìn trầnthuật được phân chia trên 2 bình diện: Xét về trường nhìn trần thuật được chia thành 2 loại: trường nhìn tácgiả và trường nhìn nhân vật – Trường nhìn tác giả: Người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quansát đối tượng. Kiểu trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời trần thuật.- Trường nhìn nhân vật: Người trần thuật nhìn sự vật, hiện tượng theo quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm. Trần thuật theo điểm nhìn nhânvật mang đậm sắc thái tâm lý, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp bởi địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật.Xét về bình diện tâm lý, có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngồi:- Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhânvật. – Điểm nhìn bên ngồi: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vịtrí bên ngồi có khoảng cách nhất định với đối tượng trần thuật.Các tác giả cuốn Nhập mơn văn học chia điểm nhìn trần thuật thành5 loại: – Trần thuật khách quan: Người trần thuật lẩn đi, không nhập cảm vào ýthức của một nhân vật nào, chỉ ghi lại những sự kiện một cách khách quan. – Trần thuật thông suốt tất cả: Người kể dường như biết tất cả về đờisống nội tâm và hoạt động của mọi nhân vật trong tác phẩm.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vn11- Trần thuật thông suốt tất cả có lựa chọn: Người kể chỉ “biết hết tất cả” với một vài nhân vật. Những nhân vật khác được miêu tả qua ấn tượng củanhân vật được lựa chọn. – Trần thuật tham dự: Người trần thuật tham dự vào truyện như là mộtnhân vật, khoảng cách trong người trần thuật và nhân vật được rút ngắn tới mức thấp nhất.- Trần thuật không tham dự: Người kể lẩn đi, lời kể hầu như chỉ còn sự kiện, tình tiết. Khoảng cách trong người trần thuật và đối tượng trần thuật làlớn nhất. Theo Pospelov, điểm nhìn trần thuật được chia làm 2 loại:- Trần thuật khách quan: Khi có khoảng cách nhất định giữa các nhân vật và người trần thuật. Loại trần thuật này gặp nhiều trong các tác phẩm tựsự truyền thống. – Trần thuật chủ quan: Người trần thuật nhìn thế giới theo con mắt củamột nhân vật, thâm nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của người ấy. Khoảng cách trong người trần thuật và đối tượng được trần thuật bị thủ tiêu. Điểmnhìn từ hai phía được thâm nhập làm một. Theo Pospelov kiểu trần thuật này xuất hiện khoảng 200 năm gần đây và ngày càng chiếm được ưu thế, được cáctác giả sử dụng ngày càng nhiều trong tác phẩm văn xuôi tự sự. Theo Trần Đình Sử, điểm nhìn trần thuật được chia thành 5 loại:- Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trần thuật và của nhân vật.- Điểm nhìn khơng gian, thời gian. – Điểm nhìn bên trong, bên ngồi.- Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc. – Điểm nhìn ngơn từ: bản thân mỗi hình thức ngôn từ đã mang mộtquan điểm.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vn12Dựa trên lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R.S. Choles và R. Kellogg, Cao Kim Lan đề cập đến cách phân biệt điểm nhìn thành 3 loạichính – tương ứng với ba kiểu người kể chuyện: – Điểm nhìn của người kể chuyện tồn tri: Người kể thơng suốt mọi sự,anh ta được quyền không chỉ miêu tả sự việc như anh ta đã thiết lập mà còn có thể bình luận về chúng để khái quát hóa và để kể với người đọc những suynghĩ về sự kiện đã diễn ra. – Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba: Người kể có đầy đủquyền năng trên khắp trường nhìn của anh ta, miêu thuật lại cho độc giả những gì mình nghe thấy, nhìn thấy với tư cách nhân chứng.- Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất: Người trần thuật là một nhân vật trong truyện, thường xưng “tôi” để kể lại câu chuyện hoặc miêutả tâm trạng của mình hoặc của các nhân vật khác.Trong sách “Lý luận văn học – mấy vấn đề cần suy nghĩ” NguyễnVăn Hạnh, Huỳnh Như Phương, điểm nhìn trần thuật chia làm 3 loại: – Trần thuật khách quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn củamột người quan sát đứng bên ngồi đối tượng. Chủ thể trần thuật kể lại tất cả những gì anh ta chứng kiến. Anh ta chỉ kể lại những điều đã chứng kiến hoặctrực tiếp cảm thấy, nghe thấy. Qua đó chúng ta thấy được tính khách quan rõ nét không mang sắc thái tâm lý riêng của nhân vật. Ở điểm nhìn này chủ thểtrần thuật ở ngôi thứ ba. – Trần thuật chủ quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn củamột nhân vật. Bằng cái nhìn “nhân vật hóa”, người trần thuật tái hiện lại thế giới, diễn biến các sự việc, sự kiện, cảnh vật, môi trường, vừa có khả năng đisâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Ở điểm nhìn này, người trần thuật cũng đồng thời là một nhân vật trong tác phẩm, đứng ở ngôi thứ nhất và tái hiện lạinhững gì bản thân nhân vật trải qua.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http:www.lrc-tnu.edu.vn13- Trần thuật theo phương thức liên chủ quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn bên trong của nhân vật nhưng khơng thuần nhất nhân vậtnào mà đan cài, xen kẽ giữa các nhân vật. Điểm nhìn giữa các nhân vật chồng chéo lên nhau, hòa trộn với nhau tạo nên một hợp thể phức điệu của các điểmnhìn khơng chỉ trong tồn bộ tác phẩm mà trong từng hoạt động của nhân vật. Qua khảo sát chúng ta thấy mỗi nhà nghiên cứu tìm tòi và khai thác cácvấn đề của điểm nhìn trần thuật theo một cách thức riêng. Vì vậy khi nghiên cứu tác phẩm chúng ta cần phải lựa chọn những cơ sở lý luận phù hợp. Để tậptrung giải quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi nghiên cứu điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng theo hướng phân loại của tác giảPhương Lựu: điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới