Hướng dẫn các em lớp 6 tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn là gì? Các ví dụ câu trần thuật đơn dễ hiểu. Hãy đọc kiến thức thuật ngữ để hiểu bài học hôm nay nhé. Nguồn thông tin biên soạn từ dafulbrightteachers.org hi vọng sẽ có ích cho các em khi học và làm bài tập tại lớp.
Contents
- 1 Khái niệm trần thuật đơn và ví dụ
- 1.1 Khái niệm
- 1.2 BẠN QUAN TÂM
- 1.3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.5 Đặc điểm hình thức và chức năng
- 1.6 Phân loại
- 1.7 Ví dụ
- 1.8 Luyện tập:
- 1.9 Hoán dụ là gì, lấy ví dụ minh họa (Ngữ Văn 6)
- 1.10 Ẩn dụ là gì, có mấy kiểu và lấy ví dụ minh họa?
- 1.11 Khởi ngữ là gì, tác dụng và nêu ví dụ dễ hiểu (Ngữ Văn 9)
- 1.12 Câu phủ định là gì? Các ví dụ về câu phủ định
- 1.13 Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa và ví dụ
- 1.14 So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh, cho ví dụ Văn 6
- 1.15 Câu trần thuật là gì? Nêu vài ví dụ
Khái niệm trần thuật đơn và ví dụ
Khái niệm
Câu trần thuật đơn theo các định nghĩa trong sgk nêu rõ đó là kiểu câu được tạo thành từ cụm chủ – vị. Kiểu câu này dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm.
Câu trần thuật đơn còn được gọi là câu kể hoặc câu tường thuật, thường kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ:
– Bông hoa có màu xanh. => CN: Bông hoa; VN: có màu xanh; dùng để tả
– Tôi làm bác sĩ. => CN: Tôi; VN: Làm bác sĩ, dùng để giới thiệu về nghề nghiệp
– Hôm ấy, vụ cưới xảy ra ở một ngân hàng lớn. => CN: Vụ cướp, VN: xảy ra ở một ngân hàng lớn; dùng để kể về một sự việc
Đặc điểm hình thức và chức năng
Đặc điểm hình thức: kết cấu C-V; thường kết thúc bằng dấu chấm cuối câu, trong một số trường hợp có thể dùng dấu chấm than.
Chức năng: dùng để kể, tả , trình bày hoặc biểu lộ cảm xúc, đề nghị hay yêu cầu.
Ví dụ: Tèo vui vì bài kiểm tra Toán đạt điểm cao.
Phân loại
Câu trần thuật đơn có từ “là”
Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Tổ hợp giữa từ “là’ với động từ hoặc cụm động từ hoặc tính từ với cụm tính từ… đều có thể làm vị ngữ trong câu.
Khi vị ngữ có ý biểu thị sự phủ định nó sẽ kết hợp với các cụm từ phủ định như “không phải”, “chưa phải”.
Ví dụ: Cuối tuần, các em học sinh không phải đi học.
Một số kiểu câu như:
+ Câu định nghĩa.
Ví dụ: Hydro là một nguyên tố hóa học.
+ Câu miêu tả.
Ví dụ: Khóm hoa ngoài vườn đang khoe sắc.
+ Câu giới thiệu.
Ví dụ: Hoàng là một giáo viên.
+ Câu đánh giá.
Ví dụ: Cô Lan dạy rất nhiệt huyết, giúp học sinh dễ hiểu.
Câu trần thuật đơn không có từ “là”
Trong câu vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ có ý biểu thị phủ định thường sẽ đi kèm với các từ ngữ phủ định như là “không”, “chưa”.
Ví dụ:
– Chiếc váy được làm từ chất liệu vải mềm
– Bé Na chưa ăn cơm => Câu trần thuật đơn mang ý nghĩa phủ định
Các câu này thường có nhiệm vụ miêu tả các hành động, đặc điểm,…sự vật nêu ở chủ ngữ phía trước được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
Ví dụ: Chiếc máy tính có màu trắng bạc và màn hình cạc rời => CN: Chiếc máy tính; VN: có màu trắng bạc và màn hình cạc rời
Các câu có nhiệm vụ thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của sự vật, hiện tượng được gọi là câu tồn tại. Các câu này chủ ngữ thường đi sau vị ngữ.
Ví dụ
Câu trần thuật đơn có từ “là”
– Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, công thức hóa học của nước là H2O. (định nghĩa).
– Trường đua ngựa là nơi rộng, chiều dài hơn 15 km (miêu tả).
– Tôi là một sinh viên công nghệ. (giới thiệu)
– Thả diều là niềm vui của mọi đứa trẻ miền quê. (đánh giá)
Câu trần thuật đơn không có từ “là”
– Tôi không đi học (câu phủ định kết hợp từ “không”)
Luyện tập:
LT1: Đặt câu trần thuật đơn:
– Câu trần thuật đơn dùng để hứa hẹn: Tôi xin hứa sẽ không đến muộn nữa.
– Câu trần thuật đơn dùng để xin lỗi: Em chân thành xin lỗi
– Câu trần thuật đơn dùng để cảm ơn: Tôi trân trọng cảm ơn quý công ty
– Câu trần thuật đơn dùng để chúc mừng: Chúng tôi chúc mừng các bạn đã lọt vào vòng bán kết
LT2: Viết đoạn văn có câu trần thuật đơn:
Dòng sông quê tôi đẹp nhất là vào mùa thu. Từ xa nhìn lại, nó như một nàng thiếu nữ e lệ. Nước sông càng trở nên gợn sóng và trong vắt. Có khi, nhìn thấy cả những viên sỏi dưới đáy sông. Hai hàng cây ven sông in bóng xuống dòng nước. Vào mùa thu, gió nhè nhẹ thổi làm những cánh hoa dịu bay trong gió rồi lặng lẽ rơi xuống mặt sông. Vào những buổi chiều, con sông trở nên ồn ào hơn khi đón tiếp những bà, những mẹ đi làm về xuống rửa chân tay. Dường như con sông cũng góp phần vào cuộc sống sinh hoạt của người dân quê tôi.
Xem thêm:
Ẩn dụ là gì
Hoán dụ là gì
Qua thông tin trên hi vọng các em sẽ hiểu câu trần thuật đơn và các ví dụ để áp dụng tốt vào trong phần luyện tập trên lớp. Chúc các em học tốt.
Thuật Ngữ –
-
Hoán dụ là gì, lấy ví dụ minh họa (Ngữ Văn 6)
-
Ẩn dụ là gì, có mấy kiểu và lấy ví dụ minh họa?
-
Khởi ngữ là gì, tác dụng và nêu ví dụ dễ hiểu (Ngữ Văn 9)
-
Câu phủ định là gì? Các ví dụ về câu phủ định
-
Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa và ví dụ
-
So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh, cho ví dụ Văn 6
-
Câu trần thuật là gì? Nêu vài ví dụ