Bạn hẳn quen thuộc nhất với thuật ngữ ‘giám đốc điều hành’. Vậy bạn còn biết vị trí giám đốc cấp cao nào khác không? Ví dụ như ‘giám đốc kinh doanh’? Giám đốc kinh doanh làm công việc gì? Liệu nhiệm vụ của họ có quan trọng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời. MỤC LỤC 1. Giám đốc kinh doanh là gì? 2. Mô tả công việc của CCO 3. Yêu cầu đối với Chief Commercial Officer 4. Phát triển nghề nghiệp của Giám đốc kinh doanh
Xem thêm: Headhunter tuyển dụng như thế nào?. 8 Lợi ích khi tìm việc qua headhunter
1. Giám đốc kinh doanh là gì?
Giám đốc kinh doanh (Chief Commercial Officer – CCO) là một trong những ‘C-suit’ của doanh nghiệp, cùng với giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO), giám đốc nhân sự (CHRO),… Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm cho thành công của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh.
2. Công việc của giám đốc kinh doanh
2.1. Lãnh đạo
Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ xác định định hướng kinh doanh hướng tới sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như việc xây dựng quy trình và cơ sở hạ tầng tăng trưởng hiệu quả. CCO đứng đầu các nhóm kinh doanh, marketing, PR, và quan hệ khách hàng đảm bảo các chức năng của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ và các mối quan hệ hợp tác làm việc trong doanh nghiệp được duy trì giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược.
Giám đốc kinh doanh lãnh đạo bộ phận kinh doanh trong việc soạn thảo, thực hiện và đánh giá các quyết định được đưa ra về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Marketing
Marketing cũng là một trong các lĩnh vực mà giám đốc kinh doanh cần quan tâm tới. Họ sẽ đứng đầu việc phát triển chiến lược marketing tập trung vào thâm nhập thị trường và tăng trưởng doanh số, đặc biệt nhấn mạnh đặc biệt vào việc thu hút khách hàng và định hướng nhu cầu thị trường.
Khi các chiến lược được thực hiện, họ cũng chính là người giám sát hiệu quả marketing của doanh nghiệp và đưa ra can thiệp khi cần thiết.
Chính vì nhiệm vụ này mà giám đốc kinh doanh và giám đốc marketing (CMO) thường có quan hệ mật thiết với nhau và giám đốc kinh doanh trong nhiều trường hợp sẽ có xuất phát điểm là nhân viên marketing.
Xem thêm >>> Kỹ năng cần có của một nhà Marketing chuyên nghiệp
2.3. Kinh doanh
Đối với nhiệm vụ này, giám đốc kinh doanh làm việc với các nhóm thiết kế và phát triển để xác định những đặc điểm của sản phẩm có thể đưa ra để quảng bá trên thị trường cũng như duy trì thương hiệu của doanh nghiệp thông qua phát triển và tiếp thị các sản phẩm mới. Giám đốc kinh doanh trước hết chịu trách nhiệm về hiệu quả bán hàng của sản phẩm.
CCO cũng là người tìm kiếm các kênh có thể sử dụng để đạt được các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, như bán hàng nội bộ, bán hàng trực tiếp, nhà phân phối. Quản lý hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, các yếu tố sản xuất, phân phối và bán lẻ để đảm bảo đạt chỉ tiêu doanh thu.
Không chỉ quan tâm tới việc lên kế hoạch, giám đốc kinh doanh cũng sẽ giám sát quy trình dựa vào các yếu tố đánh giá hiệu quả. Các yếu tố này có thể do giám đốc kinh doanh đề ra hoặc dựa vào các yếu tố sẵn có được điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đưa ra các quyết định và kế hoạch cho doanh nghiệp liên quan tới tất cả các vấn đề của kinh doanh, bao gồm bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng.
2.4. Phát triển kinh doanh
Cùng với các giám đốc trong C-suit (giám đốc điều hành – CEO, giám đốc tài chính – CFO, giám đốc marketing – CMO,…) và các quản lý cấp cao, sẽ xác định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp. Họ cũng chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp là tăng trưởng bền vững, mở rộng quy mô và điều hành doanh nghiệp theo cơ chế phi cạnh tranh.
Họ sẽ phát triển chiến lược nhằm tạo ra các cơ hội kinh doanh phù hợp với mục đích tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Giám đốc kinh doanh cũng sẽ không dậm chân tại chỗ và bằng lòng với thị trường sẵn có. Họ sẽ xác định và phát triển những thị trường mới, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng nhằm tìm ra các lỗ hổng kinh tế để xây dựng thị trường tiềm năng. Họ sẽ luôn luôn tìm cách đi trước thị trường, giúp doanh nghiệp luôn nắm bắt được xu hướng.
Ngoài ra, CCO còn có trách nhiệm xây dựng ngân sách cho các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn liên quan đến lợi nhuận và chi tiêu của doanh nghiệp.
Xem thêm >>> Tìm hiểu nghề giám đốc kinh doanh là gì?
2.5. Nhân sự
Ngoài các nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh có thể tham gia vào tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và marketing.
Giám đốc kinh doanh là người hiểu rõ nhất nhu cầu về nhân lực của bộ phận cũng như cách đánh giá ứng viên để lựa chọn được những người phù hợp và cung cấp cho nhân sự mới những kiến thức cần thiết cho vị trí của họ.
Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cũng sẽ làm nhiệm vụ duy trì môi trường làm việc hấp dẫn, cởi mở nhằm thu hút nhân tài, cũng như xây dựng và quản lý các kế hoạch giúp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các mục tiêu chiến lược trong khi đảm bảo phù hợp với ngân sách.
2.6. Nhiệm vụ khác
Giám đốc kinh doanh cũng sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nếu thấy cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp hoặc nếu được cấp trên yêu cầu.
3. Yêu cầu đối với công việc giám đốc kinh doanh
Với những nhiệm vụ như vậy, một giám đốc kinh doanh cần đáp ứng những yêu cầu gì? Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản đối với vị trí này.
3.1. Học vấn
Để ứng tuyển vào vị trí giám đốc kinh doanh, ứng viên cần có bằng thạc sĩ trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, marketing hoặc các lĩnh vực liên quan. Bằng cấp chuyên sâu hơn sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm việc tương đương có thể được chấp nhận.
3.2. Kinh nghiệm
Giám đốc kinh doanh cần có ít nhất mười năm kinh nghiệm đối với các hoạt động kinh doanh, có kinh nghiệm xây dựng và triển khai thành công các chiến lược.
Giám đốc kinh doanh cũng cần có kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh tế tăng trưởng nhanh và phi tập trung; cùng với môi trường làm việc dựa theo hiệu suất nhằm thúc đẩy năng suất làm việc của doanh nghiệp.
Vị trí này cũng cần có kinh nghiệm lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc từ xa cũng là một yêu cầu đối với giám đốc kinh doanh khi việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp và gia tăng số chi nhánh ngày càng được doanh nghiệp quan tâm tới.
Xem thêm >>> Để trở thành giám đốc kinh doanh, cần trải qua những công việc gì?
3.3. Kỹ năng
Ở một vị trí giám đốc cấp cao phụ trách chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng kinh doanh, marketing là không thể thiếu. Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp và đàm phán, kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng suy nghĩ chiến lược và kỹ năng phân tích.
Những kỹ năng này đều là những kỹ năng giám đốc kinh doanh sẽ sử dụng tới khi thực hiện vai trò của mình. Do vậy, thành thạo những kỹ năng này là vô cùng cần thiết.
Xem thêm >>> 10 kỹ năng mà nhà quản lý nên có để trở thành lãnh đạo giỏi
4. Phát triển nghề nghiệp giám đốc kinh doanh
Vị trí giám đốc kinh doanh hiện tại xuất hiện chủ yếu ở những doanh nghiệp lớn. Vậy tương lai của nghề nghiệp này sẽ như thế nào?
Trong khi chiến lược kinh doanh trong các ngành công nghiệp luôn thay đổi và hướng đến người tiêu dùng, CCO cần phải đảm bảo được doanh nghiệp của họ cũng luôn theo kịp những thay đổi này. Điều này không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp đều sẽ xuất hiện vai trò giám đốc kinh doanh. Tuy nhiên, ngày càng nhiều doanh nghiệp có xu hướng đưa vị trí này vào ban điều hành với nhiệm vụ chính là thực hiện chức năng kinh doanh.
Trong nhiều năm tới, có thể ngày càng nhiều giám đốc kinh doanh tiến tới đảm nhiệm vai trò giám đốc điều hành (CEO) hoặc chủ tịch. Trong lịch sử, nhiều CEO hoặc chủ tịch xuất phát từ những vị trí với vai trò liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, vị trí CCO làm việc gần gũi với khách hàng và có sẵn những kỹ năng và tố chất để chuyển sang vai trò đứng đầu.
>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách việc làm tuyển dụng giám đốc kinh doanh – Mức lương lên đến 4000$
Nguồn ảnh: Internet.