Tác giả tác phẩm: Chị em Thúy Kiều – Ngữ văn 9
I. Tác giả văn bản Chị em Thúy Kiều
1. Gia đình
– Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.
– Ông sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa bảng.
– Quê quán :
+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh ⇒ vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt
+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh ⇒ cái nôi dân ca Quan họ Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
⇒ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.
2. Thời đại xã hội
– Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt
– Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế
⇒ Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông
3. Cuộc đời trải qua lắm gian truân
– Thời niên thiếu: sống trong sung túc trong gia đình quyền quý ở Thăng Long. Cha ông từng giữ chức Tể tướng, anh trai cùng cha khác mẹ làm tới chức Tham tụng → có điều khiện dùi mài kinh sử, hiểu biết về cuộc sống sa hoa của giới quý tộc phong kiến → dấu ấn trong sáng tác
– Do biến cố năm 1789 (Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn PK vua Lê – chúa Trịnh), Nguyễn Du phải trải qua cuộc sông mời năm phiêu bạt (từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, lui về ẩn dật)
– 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn
– Nguyễn Du ốm, mất ở Huế 1820
⇒ Cuộc đời thăng trầm, đi nhiều đã giúp ông có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
4. Sự nghiệp văn học
a. Sáng tác bằng chữ Hán
– 249 bài trong 3 tập:
+ Thanh Hiên thi tập: 78 bài, viết trước khi ra làm quan ⇒ ông gửi vào tập thơ này nỗi cô đơn bế tắc của một con người bơ vơ, lạc hướng giữa dâu bể thời đại
+ Nam trung tạp ngâm: 40 bài, viết trong thời gian làm quan ⇒ Biểu hiện tâm trạng buồn đau nhưng đồng thời thể hiện quan sát về cuộc đời, xã hội
+ Bắc hành tạp lục: 131 bài viết trong thời gian đi sứ
⇒ Ca ngợi nhân cách cao cả và phê phán nhân vật phản diện; phê phán xã hội phong kiến và cảm thông với số phận bé nhỏ
b. Sáng tác bằng chữ Nôm
– Đoạn trường tân thanh(TK): Gồm 3254 câu thơ dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn
⇒ Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của con người tài hoa nhưng bạc phận, là một truyện Nôm có giá trị nhân văn sâu sắc.
– Văn chiêu hồn: Viết theo thể song thất lục bát. Ông viết để chiêu hồn cho những sinh linh thuộc nhiều tầng lớp khác nhau nhưng tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn luôn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy.
Bài giảng Ngữ văn lớp 9 Chị em Thúy Kiều
II. Nội dung văn bản Chị em Thúy Kiều
Đầu lòng hai ả tố nga,Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.Mai cốt cách, tuyết tinh thần,Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.Vân xem trang trọng khác vời,Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.Kiều càng sắc sảo, mặn mà,So bề tài, sắc, lại là phần hơn.Làn thu thủy, nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.Một hai nghiêng nước nghiêng thành,Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.Thông minh vốn sẵn tính trời,Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.Cung thương làu bậc ngũ âm,Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.Phong lưu rất mực hồng quần,Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kêÊm đềm trướng rủ màn che,Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
III. Tìm hiểu chung về tác phẩm Chị em Thúy Kiều
1. Bố cục tác phẩm Chị em Thúy Kiều
Gồm 4 đoạn:
– Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều
– Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
– Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều
– Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em
2. Nội dung chính tác phẩm Chị em Thúy Kiều:
Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
3. Phương thức biểu đạt tác phẩm Chị em Thúy Kiều
Phương thức biểu đạt tác phẩm Chị em Thúy Kiều là Miêu tả, biểu cảm
4. Thể loại:
Tác phẩm Chị em Thúy Kiều thuộc thể loại Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.
5. Giá trị nội dung tác phẩm Chị em Thúy Kiều
– Nội dung: đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.
– Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chị em Thúy Kiều
– Khắc họa rõ nét chân dung hai chị em Thúy Kiều
– Tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận
– Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố.
– Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người
IV. Dàn ý tác phẩm Chị em Thúy Kiều
I. Mở bài
– Giới thiệu những nét khái quát cơ bản về tác giả Nguyễn Du: một đại thi hào lớn không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của toàn thế giới, đại thi hào đã để lại những tác phẩm văn chương nghệ thuật độc đáo cho đời
– Giới thiệu về Truyện Kiều và đoạn trích Chị em Thúy Kiều: Truyện Kiều có thể nói là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Thúy Vân, Thúy Kiều
II. Thân bài
1. Bốn câu thơ đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều
– Chỉ với hai câu thơ lục bát ngắn ngủi, tác giả đã giới thiệu được hai nhân vật và vị trí của hai người một cách đầy tự nhiên: “Đầu lòng hai ả tố nga- Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”
– “Mai cốt cách tuyết tinh thần”: bút pháp ước lệ gợi vẻ thanh cao duyên dáng, trong trắng của hai chị em thiếu nữ, đó là cốt cách như mai, tinh thần như tuyết
V. Một số đề văn bài Chị em Thúy Kiều
Đề bài: Phân tích Chị em Thúy Kiều.
Phân tích Chị em Thúy Kiều – mẫu 1
Thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thuý Kiều trích trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. 24 câu lục bát đã miêu tả sắc, tài và đức hạnh chị em Thuý Kiều, Thuý Vân – hai tuyệt thế giai nhân với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc.
Bốn câu đầu, Nguyễn Du giới thiệu vị thứ trong gia đình: “Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân”, là con đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại. “Hai ả tố nga” là hai cô gái xinh xắn, xinh tươi. Cốt cách thanh cao như mai (một loài hoa đẹp và quý), tinh thần trinh trắng như tuyết. Hai chị em có nhan sắc tâm hồn hoàn mỹ “mười phân vẹn mười”, tuy thế, mỗi người lại có một nét đẹp riêng “mỗi người một vẻ”.Một cái nhìn phát hiện đầy trân trọng; lấy mai và tuyết làm chuẩn mực cái đẹp, Nguyễn Du miêu tả tâm hồn trong sáng, trinh trắng làm rõ cái thần bức chân dung thiếu nữ. Bốn câu tiếp theo tả nhan sắc Thuý Vân. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân. Cử chỉ, cách đi đứng… rất trang trọng quý phái. Cách ứng xử thì đoan trang. Mày nở nang, thanh tú như mày con bướm tằm. Gương mặt xinh tươi như trăng rằm. Nụ cười tươi thắm như hoa. Tiếng nói trong như ngọc. Tóc mềm, bóng mượt đến nỗi “mây thua”. Da trắng mịn làm cho tuyết phái “nhường”. Cách miêu tả đặc sắc, biến hoá. Sử dụng ẩn dụ, nhân hoá tài tình:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Dùng thủ pháp so sánh, nhân hoá: