Contents
Đất chua, đất trung tính và đất kiềm là gì ?
1. Đất chua (đất acid)
Đất Acid là đất có giá trị pH từ 3.0 – 6.5. Đất acid cao hay còn gọi là đất rất chua có nồng độ vi chất Mn, Al và ion Fe tăng mạnh. Các dưỡng chất Kali, Canxi, Magie, P, Bo, Molipden,… giảm hoặc khó hòa tan, bị đất giữ chặt.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất chua, một phần là do kết cấu đất. Kết cấu đất nhẹ, đất dốc, đất pha cát thường dễ bị rửa trôi các ion kiềm thổ khiến đất bị chua. Nguồn nước tưới và nước mưa dư thừa cũng làm cho các chất có tính kiềm như Ca (canxi), Mg (Magie), K (Kali) bị rửa trôi xuống tầng đất sâu hoặc ra sông suối ao hồ làm đất trở nên chua.
Ngoài ra trong quá trình canh tác cây trồng lâu năm trên đất cũng làm cho đất trở nên chua. Vì trong quá trình sinh trưởng cây hút các dưỡng chất từ đất như N, P, K và các chất trung vi lượng như Canxi, Magie… Lâu dần đất mất các chất kiềm trở nên chua.
Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích cũng làm đất trở nên chua và chai cứng. Phân hữu cơ trong quá trình phân hủy thải ra các acid hữu cơ cũng khiến đất trở nên chua. Bởi các acid này cũng có thể hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Một số phân khoáng như Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân khi bón vào đất cũng làm đất bị chua.
Đọc thêm: pH đất sụt giảm mạnh do những nguyên nhân nào?
Đất chua ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng ?
- Hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.
- Đất chua nhiều ion Al cao dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc cho rễ cây. Làm rễ bị bó và chùn lại không phát triển được.
- Cây trồng khó hấp thụ các vi chất K, Ca, Mg… dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất này.
- Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…
Đọc thêm:
- Độ pH đất
- Độ pH thấp ảnh hưởng như thế nào đến dinh dưỡng trong đất
Khắc phục:
Sử dụng lân nung chảy kết hợp với vôi dolomite để gia tăng độ pH. Kết hợp bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ, để cỏ tạo sinh khối hữu cơ làm gia tăng chất đệm trong đất để giữ cho pH đất luôn được cân bằng.
2. Đất trung bình (trung tính)
Đất trung tính hay còn gọi là đất acid trung bình là đất có giá trị pH từ 6.5 – 7.5. Đây là loại đất phù hợp với phần lớn các loại cây trồng thông thường. Trừ một số loại cây ưa đất chua.
Đối với đất trung tính, lượng dinh dưỡng có trong đất luôn được duy trì ở trạng thái thích hợp giúp cây trồng dễ dàng hấp thu. Quá trình trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ và đất được dễ dàng thực hiện giúp cây trồng phát triển rất mạnh.
Ngoài ra trong môi trường đất trung tính, các loại vi sinh vật có lợi hoạt động rất tốt. Chúng làm việc để tổng hợp thêm đạm, phân giải lân và hữu cơ giúp cho đất ngày càng màu mỡ, hạn chế các loài gây hại phát sinh,…
Đối với loại đất trung tính này gần như không cần phải tác động thêm. Chỉ việc duy trì đầy đủ lượng hữu cơ cho đất là cây trồng có thể phát triển một cách ổn định và cho năng suất cao.
3. Đất kiềm
Đất kiềm là đất có giá trị pH từ 7.5 – 9. Loại đất này thích hợp để trồng các loài cây họ đậu. Đất kiềm làm cho các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)…bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
Khắc phục
Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, …
Tìm hiểu cách kiểm tra sức khỏe đấtđể biết đất của bạn đang như thế nào ?Kiểm tra sức khỏe đất canh tác
Hùng Chaetomium
Xem thêm về: Hiểu về đất, pH đất
Danh mục: Đất, Hiểu đúng về đất