Cây Hoa mai là loài hoa quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó vừa mang trong mình vẻ đẹp gần gũi, bình dị, vừa có vẻ cao sang, quý phái. Tìm hiểu về loài hoa này qua những thông tin ngay dưới đây.
Contents
Tìm hiểu về cây hoa mai
Tên gọi, khu vực phân bố
Hoa mai hay cây mai vàng, hoàng mai, huỳnh mai đều là tên gọi chung của cây hoa mai. Loài cây này có tên gọi tiếng anh là Apricot Flowers, tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa mai thuộc loài thực vật có hoa, thuộc chi mai (Ochna) và họ mai (Ochnaceae). Hoa mai cũng được yêu thích trưng bày vào những dịp tết Nguyên Đán bên cạnh những loại hoa như hoa đào, hoa hồng….
Cây hoa mai phân bố chủ yếu ở dãy Trường Sơn, các tỉnh miền Trung Nam gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Cùng với dọc Đồng bằng sông Cửu Long và một số ít khu vực ở cao nguyên. Hoa Mai sở hữu màu vàng trang nhã nhẹ nhàng hơn so với hoa cúc.
Nguồn gốc xuất xứ
Cây hoa mai có nguồn gốc từ một loài cây dại ở Trung Quốc cách đây gần 3000 năm. Sau đó được ông cha ta phát hiện khi đi khai khẩn đất đai ở miền Nam. Thấy hoa đẹp và nở rộ vào dịp Tết giống hoa đào, nên cây được đem về để trưng bày. Theo thời gian, hoa mai trở thành một trong những loài hoa biểu tượng cho Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.
Đặc điểm cây
Rễ
Mai vàng sở hữu bộ rễ chùm đâm sâu và lan rộng mạnh mẽ, có thể ăn sâu vào trong lòng đất từ 2 đến 3 mét. Rễ hoa mai có thể được sinh ra từ thân và hạt của cây.
Thân
Thân hoa mai là thân gỗ, lớn và xù xì. Thường khi được trồng trong chậu, thân cây sẽ có chiều cao trung bình từ 1 đến 1.5 mét. Còn nếu được trồng ngoài tự nhiên, thân của hoa mai có thể đạt đến chiều cao từ 10 đến 20 mét.
Lá
Cây hoa mai có lá đơn, mọc đan xen nhau. Phiến lá có dạng hình trứng, nhỏ và có màu hơi ngả vàng.
Hoa
Hoa mai là hoa lưỡng tính, có cánh mỏng, mọc thành chùm và chủ yếu nằm ở vị trí nách lá. Nụ hoa có dạng phình to ở phía trên, có vỏ lụa bọc ở bên ngoài. Khi nở, vỏ lụa bung ra, làm lộ một chùm hoa nhỏ ở phía trong. Thông thường hoa mai sẽ tàn sau 3 ngày nở rộ. Khác với các loại hoa khác, hoa mai có nhiều màu sắc khác nhau. Như màu vàng, màu trắng hay màu trắng pha hồng,.. Mỗi màu sắc lại đem đến những cảm xúc khác nhau cho con người. Hoa mai sở hữu hương thơm nhẹ nhàng, thanh mát chứ không quá đậm đà như hoa sữa.
Phân loại hoa mai
Trên thế giới hiện nay có tổng cộng 24 loại hoa mai. Tại Việt Nam phổ biến 13 loại hoa mai.
Hoa mai vàng 5 cánh
Đây là loại hoa mai được trồng nhiều tại miền Nam. Cánh hoa có màu vàng đậm, cuống hơi dài. Khi nở hoa có 5 cánh nhỏ, hoa không nở dày mà tương đối thưa so với các loại mai khác. Mai vàng 5 cánh có mùi thơm dịu nhẹ tự nhiên, sẽ làm siêu lòng bất cứ ai khi lạc vào không gian này.
Mai rừng (mai núi)
Đây là loại mai có vẻ ngoài gần giống với mai 5 cánh, tuy nhiên màu cánh hoa nhạt hơn và số lượng cánh nhiều hơn. Trung bình một bông hoa mai rừng có từ 12 đến 18 cánh. Mai rừng chủ yếu sống ở vùng núi đá hiểm trở và khô cằn. Chúng chủ yếu lấy nước từ những con suối ngầm phía dưới lòng đất. Nên có bộ rễ cực kỳ sâu và khỏe.
Mai động, mai sẻ
Hoa mai động, mai sẻ là loại mai sống chủ yếu ở miền cát trắng, hoặc những khu vực gần biển. Loài mai này có hoa mọc dày đặc, thân hình tròn dáng suôn. Trường hợp hoa nở 5 cánh thì chúng được gọi là mai sẻ, còn nếu có nhiều cánh hơn thì được gọi là mai động. Ở nước ta mai động, mai sẻ phân bố nhiều ở miền Trung và miền Nam. Và có nhiều nhất từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào.
Mai chủy
Mai chủy cũng là một loại mai rừng, có thân to, rộng và cành lá sum suê. Sở dĩ nó có tên gọi là mai chủy là bởi vì khi nở hoa sẽ mọc thành chùm lớn. Trong từ điển tiếng Việt chủy có nghĩa là chùm, quây quần, quần thể. Lá của mai chủy có kích thước lớn, màu xanh bóng, phiến lá có hình răng cưa sắc nét.
Mai chùm gởi, mai Tỳ Bà, mai Vương
Cả 3 tên gọi này đều dùng chỉ một loại hoa mai có thân cứng, nhiều khối u trên cành. Mai chùm gởi có lối sống ký sinh vào những thân cây cổ thụ lớn. Tuy nhiên phần rễ của chúng không chỉ cắm sâu vào thân chủ mà còn cắm sâu xuống phía dưới lòng đất. Lấy cả chất dinh dưỡng từ đất và từ cây chủ. Chính vì thế mà sức sống của nó rất mạnh mẽ. Hoa mai chùm gởi mọc dày, đều và chi chít trên các nhánh cây. Tạo nên vẻ đẹp quyến rũ và cực kỳ ấn tượng.
Mai châu (mai trâu)
Mai châu là loại mai có kích thước lá lớn nhất trong số các loại mai hiện có tại Việt Nam. Kích thước đường kính cánh hoa của nó có thể đạt tới 5cm, nếu được chăm sóc đúng cách. Ở miền Bắc người ta gọi là mai trâu, còn trong miền Nam người ta lại gọi giống hoa này là mai châu.
Mai ngự, mai hương hay mai thơm
Mai ngự, mai hương hay mai thơm là tên gọi chung của một giống mai có hương thơm đặc biệt nhất trong số các loại hoa mai. Chúng cũng gồm 5 cánh như mai vàng, nhưng hương thơm lại nồng và đậm hơn. Ở miền Bắc, người ta gọi nó bằng tên gọi dân giã là mai thơm. Ở Bến Tre, người ta gọi nó là mai hương. Còn ở Huế vì là loài hoa được trồng trong cung và rất được vua yêu thích, nên nó có tên là mai ngự.
Mai Tứ Quý
Mai Tứ Quý là giống mai đặc trưng của vùng Nam Bộ. Khác với các giống mai khác, hoa tàn và chỉ còn nụ sau khi nở. Thì mai Tứ Quý sau khi nở sẽ để lộ phần đài hoa nổi bật cùng với ba hạt nhỏ màu đen. Đài hoa này cũng gồm 5 cánh, tròn và đều như bông mai vàng. Nên chúng rất được ưa thích. Tên gọi mai Tứ Quý (mai bốn mùa) cũng được xuất phát từ đây dùng để ám chỉ loài mai ra hoa quanh năm. Ngoài tên gọi mai Tứ Quý, người ta còn gọi giống mai này là Nhị độ mai. Nghĩa là mai nở 2 lần.
Mai nhọn
Mai nhọn là giống hoa mai có cánh hoa dài và nhọn. Lá cây cũng dài và nhọn giống hoa. Thân cây tương đối lớn và vững chắc.
Hoa mai liễu
Hoa mai liễu là giống hoa mai có lá và cánh hoa rủ xuống phía dưới như cành liễu. Lá và cánh của giống hoa này tương đối nhỏ, hẹp. Khi nở, số lượng hoa trên cành ít và thưa.
Hoa mai Vĩnh Hảo
Hoa mai Vĩnh Hảo là loài mai có nguồn gốc từ xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Giống mai này có hoa to, lá nhỏ, thân cứng và rất lâu tàn.
Mai Cà Ná
Cũng như mai Vĩnh Hảo, Mai Cà Ná cũng là giống mai mang tên nơi sống của mình. Mai Cà Ná có nguồn gốc từ vùng biển Cà Ná của Ninh Thuận. Nó có thân nhỏ, yếu và giòn. Lá cây hình bầu dục, phiến có răng cưa. Hoa mai Cà Ná tương đối nhỏ và có màu vàng nhạt.
Mai giảo
Mai giảo là giống mai được lai tạo từ nhiều loại mai khác nhau. Mai giảo thường có rất nhiều cánh, nhiều màu bắt mắt. Được tạo nên bằng cách ghép cành các loại mai với nhau. Nó mang vẻ ngoài đặc biệt và khác lạ, tuy nhiên khá khó trồng và chăm sóc.
Công dụng, ý nghĩa của hoa mai
Công dụng
Với không gian, cảnh quan
Hoa mai nở vào dịp cuối đông đầu xuân, đúng dịp Tết Nguyên Đán của Việt nam. Nên nó đem đến vẻ đẹp trữ tình và nồng ấm cho những không gian mà mình có mặt. Hương thơm dịu nhẹ của mai cũng giúp con người giải tỏa căng thẳng. Và có thêm nhiều hứng khởi trong thời điểm bắt đầu một năm mới.
Với y học
Hoa mai có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng hóa đàm, khai vị tán uất. Giống như hoa đậu biếc, hoa mai thường được dùng để trị các bệnh như sốt cao, ho, sưng họng, tức ngực, chóng mặt hay chán ăn. Các y thư cổ cũng chỉ ra rất nhiều công dụng đặc biệt của giống hoa này.
Theo nghiên cứu khoa học, trong hoa mai có chứa các thành phần như Cineole, Linalool, Farnesol, Borneol, Benzyl alcohol, Terpineol, Indol,.. Các hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải của hệ bài tiết. Từ đó bảo vệ gan và mật tốt hơn. Ngoài ra, các hoạt chất này còn có tác dụng ức chế sự hình thành một số loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Như phẩy khuẩn tả, coli hay trực khuẩn lỵ,..
Với các món ăn
Ít người biết rằng, hoa mai có thể được sử dụng như một loại nguyên liệu để làm nên những món ăn ngon và bổ dưỡng. Cánh hoa mai có thể được dùng để làm bánh ngọt. Hoặc nấu cùng với thịt dê, thịt lợn, cá chép, nấm hương,… Để tạo nên các món ăn đậm đà, có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ý nghĩa
Từ xa xưa, hoa mai đã được biết đến như một loài hoa quý, nằm trong bộ tranh tứ quý: tùng, cúc , trúc, mai. Mang ý nghĩa của sự giàu sang, phú quý và sung túc. Đặc biệt với sức sống kiên cường, ra hoa ngay trong thời tiết khắc nghiệt và lạnh giá. Hoa mai còn là biểu tượng cho ý chí kiên định, quật cường. Màu sắc tươi sáng của cánh mai cũng giúp con người có thêm nhiều năng lượng tích cực, thêm yêu thích cuộc sống này.
Cách trồng và chăm sóc hoa mai
Cách nhân giống hoa mai
Như đã được đề cập đến ở phần trên, cây hoa mai có thể được trồng bằng cả cành và hạt. Vậy nên, bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách này để nhân giống mai. Nếu trồng mai bằng cành thì nên lựa chọn những cành già, không có sâu bệnh, sức sống tốt. Còn nếu trồng mai bằng hạt thì cần chọn những hạt đã chín, mẩy. Trước khi trồng cần ngâm hạt vào nước để hạt nảy mầm sau đó gieo hạt vào đất ẩm.
Đất trồng cây hoa mai
Với những loại hoa mai trồng ở vườn, hoặc ngoài tự nhiên thì loại đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ có nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt cần tránh chọn đất chua, đất phèn hoặc đất có chứa chất hóa học để trồng mai. Còn đối với các loại mai trồng trong chậu cây thì cơ bạn chọn đất giống như đất trồng mai ở vườn như trên. Tuy nhiên, nên cho thêm từ 20 đến 30% phân hữu cơ trộn chung với đất. Để đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của cây.
Ánh sáng, nhiệt độ
Cây hoa mai khá dễ trồng và chăm sóc, thế nên bạn không cần lưu ý quá nhiều đến ánh sáng và nhiệt độ. Tuy nhiên cần đảm bảo cây được tiếp xúc với ánh nắng hàng ngày. Bởi mai là loài cây ưa sáng.
Chế độ tưới nước
Vì hoa mai là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên bạn cần tiết chế lượng nước tưới trong 1 lần. Nếu trồng cây ở ngoài vườn thì nên chọn những nơi đất cao, ráo và thoáng. Còn trồng trong chậu thì nên để một số ô nhỏ ở phía đáy. Nhằm phòng tránh trường hợp cây úng nước mà chết.
Phân bón
Đối với những cây mai trồng ngoài vườn thì cường độ bón phân và số lượng phân sử dụng nhiều hơn mai trồng trong chậu rất nhiều. Với phân bón cho vườn mai thì nên chọn các loại phân chuồng hữu cơ đã ủ từ 5 đến 10 ngày làm phân bón lót. Và dùng các loại phân hóa học như NPK, đầu trâu để phân bón thúc.
Còn với các loại mai trồng trong chậu thì chỉ cần bón lót lúc mới trồng là đủ. Khi bón nên tạo rãnh cách rễ chính của chậu từ 5 đến 10cm. Bởi bón trực tiếp vào rễ có thể khiến cây sót và việc đào trực tiếp vào rễ chính có thể khiến rễ cây bị đứt và tổn thương.
Thông tin cho bạn
1. Cây hoa mai có độc không?
Theo các nghiên cứu y học hiện đại và ghi chép từ các danh y thời xa xưa thì cây hoa mai hoàn toàn không có độc. Kể cả phần nhựa bên trong cây hay phần thân, lá và hoa bên ngoài. Chính vì thế bạn sẽ không cần phải lo lắng bất cứ điều gì khi sử dụng loại cây này.
2. Cây hoa mai sống được bao lâu?
Hoa mai là loại cây lâu năm, dễ sinh trưởng và phát triển nên có tuổi thọ tương đối cao. Ngoài tự nhiên người ta đã ghi nhận được những cây mai có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi. Vì thế chỉ cần bạn chăm sóc tốt, cây mai có thể sống rất lâu. Trung bình là từ vài năm đến vài chục năm.
Tất tần tật thông tin trong bài viết về cây hoa mai đã đủ để thỏa mãn bạn hay chưa? Nếu chưa, hãy truy cập ngay website: https://quatest2.com.vn/ để đón đọc các thông tin khác về nhiều loài cây, hoa như hoa giấy, hương thảo và vô vàn loại cây, hoa khác nữa nhé. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi.