Trong những công trình nhà cao tầng hoặc cả những ngôi biệt thự đẹp chúng ta thường thấy sự xuất hiện của các chi tiết ban công hoặc lô gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách hiểu đúng về chúng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng đây là 2 cách gọi khác nhau của cùng một hạng mục.
Vậy trên thực tế ban công và lô gia khác nhau như thế nào và có phải là một không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết này và tìm lời đáp.
THẾ NÀO LÀ BAN CÔNG VÀ THẾ NÀO LÀ LÔ GIA?
Ban công và lô gia đều là những không gian thoáng nằm ở mặt ngoài ngôi nhà được sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi hóng mát, ngắm cảnh hoặc phơi đồ. Tuy nhiên, hiện nay chức năng của ban công và lô gia có thể được sáng tạo thêm nhiều không gian sử dụng đẹp và đầy ấn tượng hơn nữa.
Vậy thế nào là ban công và lô gia?
1, Thế nào là ban công
Là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, có thể có mái che hoặc không có mái che bên trên. Phía trước mặt và hai bên cạnh thoáng không xây tường chắn hoặc ban công góc thì có một bên đường xây kín do tựa vào tường cạnh. Như vậy, ban công thường có hai hoặc ba hướng nhìn thoáng vào không gian xung quanh. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất, phân biệt với lô gia.
2, Thế nào là lô gia?
Lô gia cũng là một phần của sàn gác nhưng được làm thụt vào trong tường ngoài nhà. Do vậy, lô gia thường chỉ có một hướng nhìn ra không gian bên ngoài.
Lô gia thường được thiết kế khi không muốn cho các không gian thoáng nghỉ ngơi kề cận nhìn thấy nhau để đảm bảo tính độc lập của từng không gian. Do đó, thiết kế lô gia thường được sử dụng nhiều trong các chung cư cao tầng, thiết kế khách sạn để đảm bảo tính riêng tư.
Rất ít các mẫu thiết kế biệt thự được xây dựng lô gia bởi vì lô gia trong thiết kế biệt thự sẽ tốn khá nhiều diện tích. Còn ở biệt thự thì ưu ái các không gian đua ra ngoài, gần gũi với thiên nhiên hơn, do đó rất ít trường hợp sử dụng lô gia trong biệt thự.
SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA BAN CÔNG VÀ LÔ GIA
Ban công và lô gia có những điểm tương đồng như sau:
- Về vai trò: Là những không gian được thiết kế cho các công trình nhà cao tầng, nhà chung cư. Vì tiếp xúc gần nhất với thiên nhiên như nắng, gió, không khí nên ban công và lô gia có nhiều mục đích sử dụng giống nhau để tăng công năng cho gia đình khá hiệu quả như là thiết kế thành góc thư giãn, trồng rau, sân phơi, góc học tập, làm không gian ăn uống, quầy bar,…
- Về diện tích và chiều cao: Trên thực tế thì diện tích ban công và lô gia không chênh lệch nhiều, cần phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà.
- Về yêu cầu thiết kế:
+ Đều phải được đảm bảo về kết cấu chịu lực, đồng thời đạt kết quả cao về sử dụng và thẩm mĩ.
+ Do vị trí nền sàn của ban công và lô gia đều chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, mưa, gió, nên cấu tạo mặt sàn có yêu cầu cách nhiệt, chống thấm và thoát nước tốt. Mặt sàn phải được đánh dốc (1% ÷ 2% ) về phía ống thoát nước và chỗ cao nhất phải thấp hơn sàn trong nhà ít nhất là 2cm.
+ Lan can cần được thông gió tốt và đảm bảo tiêu chuẩn về chiều cao để tránh gây ra những nguy hiểm khó lường trước. Thường thì chiều cao tiêu chuẩn khoảng 1 – 1,4m, nếu chung cư trên 9m thì chiều cao lan can phải trên 1,5m.
+ Chọn hướng ban công và lô gia phù hợp phong thủy khí hậu để có lợi cho người sử dụng, đặc biệt là tránh hướng tây và nên làm hướng đông, hướng nam,…
PHÂN BIỆT THỰ KHÁC NHAU GIỮA BAN CÔNG VÀ LÔ GIA
Sự khác nhau giữa lô gia và ban công được so sánh theo những tiêu chí cơ bản và đặc trưng nhất:
VỀ CẤU TẠO SÀN BAN CÔNG VÀ LÔ GIA
1, Kết cấu chịu lực của ban công và lô gia
Kết cấu chịu lực của ban công và lô gia thường được cấu tạo cùng một loại vật liệu của kết cấu chịu lực của sàn nhà như gỗ, thép, bê tông cốt thép. Hiện nay, phổ biến ban công và lô gia được làm bằng bê ông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép.
Do vị trí của lô gia được làm ở phái tỏng nhà hoặc có thể nhô ra khỏi tường ngoài có cột đỡ ở dưới mà kết cấu sàn sẽ giống như cấu tạo sàn nhà.
2, Mặt sàn ban công và lô gia
Do yêu cầu về cách nhiệt, chống thấm và tổ chức thoát nước tốt nên cấu tạo mặt sàn ban công và lô gia cần được làm như mái phẳng.
Lớp cách nhiệt đặt trên lớp chịu lực hoặc treo vào lớp chịu lực, vật liệu cách nhiệt thường được dùng là vật liệu vô cơ rời như xỉ than, bê tông bọt,… Chiều dày của lớp cách nhiệt phụ thuộc vào tính cách nhiệt của lớp giữ nhiệt. Phía trên lớp cách nhiệt là lớp cách nước ngăn nước mưa (giấy dầu quét ma tít nhiều lớp hoặc vải sợi thủy tinh quét ma tít bitum) và bên dưới có lớp chống ẩm.
Trong trường hợp lớp giữ nhiệt dễ bị biến dạng dưới ảnh hướng của tải trọng thì bên trên lớp giữ nhiệt làm một lớp bê tông có tăng cường lưới théo dày 3:5cm dùng làm nền cứng cho lớp cách nước.
Các lớp cấu tạo mặt sàn phải được làm dốc về miệng hoặc máng thu nước. Lớp bảo vệ đặt trên cùng, tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng, cấp công tình để chọn vật liệu thi công (có thể lát gạch gốm, gạch xi măng, hoặc láng vữa xi măng).
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG BAN CÔNG VÀ LÔ GIA
- Theo tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 323: 2004 là tiêu chuẩn về “Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế” có quy định rằng bắt đầu từ tầng 6 trở lên thì công trình không được sử dụng ban công, thay vào đó chỉ được dùng lô gia. Lan can của lô gia không được hở phần chân bên dưới và có chiều cao tối thiểu từ 1m2 trở lên.
- Độ đua của ban công phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới gần nhất, nếu như ban chiều rộng lộ giới dưới 7m thì cũng không được phép làm ban công.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
- Lựa chọn nội thất đẹp và tiện nghi cho phòng tắm nhỏ
- 15 Mẫu nhà biệt thự đẹp từ 1 đến 4 tầng phải hối tiếc nếu không xây
- Không gian nội thất xa hoa của biệt thự cổ điển 3 tầng tại Nam Định
- Biệt thự 3 tầng kiến trúc Pháp sang trọng
- Choáng váng với các mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng tại Bến Tre
- Biệt thự cao cấp với kiến trúc mãn nhãn
- Những mẫu biệt thự 2 tầng, 3 tầng đẹp
- Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng và 3 tầng đẹp nhất Hà Nam
- Mẫu thiết kế biệt thự cổ điển Pháp đẹp và độc nhất Hà Nam
- Thiết kế quy hoạch công viên Diên Hồng tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai