Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
Hiểu được nội dung, ý nghĩa, một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh. Kể lại được câu chuyện. Hiểu thế nào là nghĩa của từ và nắm được một số cách giải thích nghĩa của từ. Nắm được vai trò và ý nghĩa của các yếu tố sự việc và nhân vật trong văn tự sự, chỉ ra và vận dụng các yếu tố trên khi đọc hay kể một câu chuyện.VẢN BẢNSON TINH, THUY TINH(1) (Truyền thuyết)Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn”. Một người ở vùng núi Tản Viên” có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến , hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu“) vào bàn bạc. Xong, vua phán”:- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào ? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ“) đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.31/ کيپ8% వ్లోಟ್ಲಿومgك2اص 22C.Hai chàng tâu” hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”, mỗi thứ một đôi”.Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.Sơn Tinh không hề nao núng”. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.32 Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tĩnh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Theo Huỳnh Lý) Chú thích (1) Sơn Tinh : Thần Núi , Thuỷ Tinh: Thần Nước (Sơn : núi; thuỷ: nước). Truyện Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh bắt nguồn từ thần thoại cổ về núi Tản Viên nhưng đã được lịch sử hoá thành truyền thuyết. Truyện được gắn vào một thời đại lịch sử, trở thành một truyện quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng. Nhiều chi tiết tưởng tượng, hoang đường trong truyện liên quan đến công cuộc dựng nước thời cổ đại, thể hiện thái độ của người Việt cổ trước thực tế đó. Sơn Tinh đã trở thành người anh hùng văn hoá trong nhận thức dân gian. OHà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều đền thờ Sơn Tinh. Xu hướng lịch sử hoá thần thoại là đặc trưng nổi bật của chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. (2) Cầu hôn: xin được lấy làm vợ (cầu: tìm, kiếm, xin, hôn:lấy vợ, lấy chồng). (3) Tản Viên: núi cao ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), cũng gọi là núi Ba Vì, Núi có ba đỉnh, đỉnh cao nhất 1281 mét, ngọn giữa có hình thắt cổ bổng, trên toả ra như cái tán nên gọi là Tản Viên. Thần núi Tản Viên (Sơn Tinh) được coi là vị thần linh thiêng nhất của nước ta xưa. (4) Lạc hầu : chức danh chỉ các vị quan cao nhất giúp vua Hùng trông coi việc nước. (5). Phán : truyền bảo (từ được dùng khi người truyền bảo là vua chúa, thần linh, cũng có thể là người bề trên nói chung). (6) Sính lễ: lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới. (7) Tâu: thưa trình (từ dùng khi quan, dân nói với vua chúa, thần linh). (8) Hồng mao: ở đây chỉ bờm ngựa màu hồng. (9) Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.ĐọC-HIÊU VẢN BẢN1. Truyện Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh gồm mấy đoạn ? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì ? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?3-west-A 33Trong truyện Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là ai ? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào ? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó ? Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.Ghi nhớSơn Tĩnh, Thuỷ Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vula Hüng.LUYÊN TÂP 1. Hãy kể diễn cảm truyện Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh (có thể kể trước gương hoặc kể cho ai đó trong gia đình nghe). 2. Từ truyện Sơn Tĩnh, Thuỷ Tĩnh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay ? 3°. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.ĐọC THÊMHay đầu thần tiên đi lấy vợ Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương Không quản rừng cao, sông cách trở Cùng đến Phong Châu xin Mị Nương Sơn Tĩnh có một mắt ở trán Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì Một thần phi bạch hổ (3) trên cạn • Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi(Nguyễn Nhược Pháp, Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh) (a) Bạch hổ hổ trắng. Phi bạch hổ: cưỡi hổ trắng đi như bay.o34 3-NW6/1-B