Thị tộc là hình thức tổ chức cộng đồng đầu tiên trong lịch sử loài người. Ở đó, chúng ta đã thấy được vai trò của người đại diện quản lý và lãnh đạo. Cũng như thể hiện các giá trị đóng góp, vai trò của từng người trong tổ chức chung. Các nhu cầu liên kết, thống nhất giúp mang đến vai trò và sức mạnh của thị tộc. Các nhu cầu khám phá, sinh sống và phát triển trên thực tế cũng khiến các thị tộc hợp lại thành bộ lạc. Cùng tìm hiểu các giai đoạn lịch sử để hiểu hơn về đặc điểm tồn tại và phát triển của chế độ thị tộc.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Thị tộc là gì?
Thị tộc là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử. Khi đó, con người biết đoàn kết để tìm kiếm các lợi ích và sức mạnh chung. Cũng như mở ra một giai đoạn mới cho các nhu cầu và sự phát triển của cộng đồng người.
Trong thị tộc bao gồm cộng đồng người (có thể lên đến khoảng vài trăm người) có cùng một huyết thống. Ở đây, quan hệ huyết thống giúp các thành viên trong thị tộc gắn kết và có trách nhiệm với nhau. Cùng nhau xây dựng, tổ chức, thống nhất quản lý. Chưa có sự mở rộng mối quan hệ ra bên ngoài.
Thị tộc được nhìn nhận là một đơn vị sản xuất độc lập. Đây cũng là một hình thức tồn tại cơ bản của xã hội nguyên thủy. Khi đó, các thành viên có nhiệm vụ được người đứng đầu phân công. Giúp tìm kiếm thức ăn, lương thực để tồn tại và sản xuất.
Chuyển từ thị tộc mẫu quyền sang thị tộc phụ quyền:
– Về nguyên nhân, tính chất giúp hình thành thị tộc mẫu quyền: Do trình độ của lực lượng sản xuất trong giai đoạn này chưa phát triển. Bên cạnh đó thì nguồn sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Khi đó, người phụ nữ khéo léo hơn có thể thực hiện các hoạt động sản xuất tốt. Vì vậy vai trò của người phụ nữ trong thị tộc có một vị trí đặc biệt.
– Chế độ quần hôn thời kỳ đầu xác định chồng chung, vợ chung. Và địa vị độc tôn của người phụ nữ trong sản xuất chính là cơ sở hình thành hình thức thị tộc mẫu quyền đầu tiên trong lịch sử. Khi đó, người phụ nữ có vai trò cũng như tiếng nói lớn trong thị tộc.
– Sự phát triển của lực lượng sản xuất giai đoạn sau đã làm thay đổi vị trí của người đàn ông trong chế độ thị tộc. Khi đó, các sức mạnh được đề cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất nặng nhọc. Hình thức thị tộc phụ quyền đã ra đời thay thế hình thức thị tộc mẫu quyền. Từ đó, người đàn ông đứng đầu thực hiện quản lý, lãnh đạo.
Ai lãnh đạo thị tộc:
– Thị tộc hoạt động có trật tự, quyền hạn và sự phân chia quyền lực cụ thể. Lãnh đạo thị tộc là một hội đồng thị tộc mà đứng đầu là tộc trưởng. Hội đồng phải có năng lực, đạt các tiêu chuẩn lãnh đạo nhất định. Bên cạnh đó, người Tộc trưởng phải được mọi người thống nhất bầu ra. Do đó mà không có tính chất độc quyền, thể hiện các nguyên tắc làm việc chung.
– Hội đồng thị tộc bao gồm các nam nữ đã thành niên trong thị tộc. Việc quản lý điều hành thị tộc dựa trên nghị quyết của hội nghị thị tộc. Đây là một quan điểm được thực hiện tiến bộ trong giai đoạn bất giờ. Khi thị tộc trưởng đã được bầu, có quyền quyết định và tiếng nói lớn nhất. Các thành viên trong thị tộc tôn kính và chấp hành sự điều khiển của tộc trưởng một cách tự nguyện. Từ đó mang đến hiệu quả quản lý, thống nhất quyền lợi ích chung.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Chế độ thị tộc tiếng Anh là Clan mode.
Đặc điểm của chế độ thị tộc tiếng Anh là Features of the clan system.
Lịch sử phát triển của chế độ thị tộc tiếng Anh là History of the development of the clan system.
3. Đặc điểm của chế độ thị tộc?
Đặc điểm cơ bản của thị tộc là tập hợp vài gia đình sống ở cùng địa bàn, hợp tác để kiếm sống. Các thành viên là người có cùng quan hệ huyết thống, sinh sống cùng với nhau.
Hai giai đoạn quan trọng nhất của thị tộc:
3.1. Chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền:
Trong giai đoạn đầu, thị tộc là thị thị tộc mẫu quyền. Tuy nhiên chính nhu cầu lao động sản xuất đã điều chỉnh lại để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của lao động sản xuất.
– Khi con người chưa phát triển được công cụ hay phương tiện sản xuất hiện đại, trồng trọt và chăn nuôi dần trở thành nguồn sinh sống chủ yếu. Lực lượng sản xuất xã hội nguyên thủy tiếp tục phát triển. Từ đó mang đến các yêu cầu khác về đối tượng thực hiện lao động. Theo thời gian, công việc nặng nhọc này phải do người đàn ông đảm nhiệm chính và chủ đạo. Từ đó mà vai trò của người đàn ông tăng lên trong đời sống kinh tế của cộng đồng.
Trái lại, sự phân công lao động khiến người phụ nữ được nhìn nhận là người chăn nuôi, họ “có tính nết nhu mì hơn”. Qua thời gian, vị thế của người đàn bà bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Hình thành và thể hiện các giai đoạn phát triển, thay đổi trong chế độ thị tộc. Chế độ mẫu quyền dần dần phải nhường chỗ cho chế độ phụ quyền.
3.2. Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ:
Các mối liên hệ cộng đồng của thị tộc:
Ngoài quan hệ phổ biến theo huyết thống, thị tộc còn những mối liên hệ cộng đồng sau đây:
– Các thành viên trong thị tộc có chung một tiếng nói. Ngôn ngữ thị tộc còn rất đơn giản. Từ đó cho thấy các điểm khác biệt so với các thị tộc khác.
– Mỗi thị tộc còn có tục lệ, tập quán, nghi thức tín ngưỡng riêng của mình. Thể hiện lối sống, cách tổ chức quyền lực và triển khai riêng biệt.
– Trong mỗi thị tộc hình thành những yếu tố văn hóa nguyên thủy mang sắc thái của cộng đồng sản sinh ra chúng. Xác định bản chất của nguồn gốc, được duy trì trong thời gian tồn tại của thị tộc.
– Mỗi thị tộc có tên gọi riêng, phân biệt với các thị tộc khác trong cộng đồng.
Tổ chức quản lý, lãnh đạo thị tộc:
Hội nghị toàn thể của thị tộc thực hiện các cuộc bầu cử ra người lãnh đạo, Trong đó có bầu ra tù trưởng, thủ lĩnh quân sự. Đây là các chức danh thực hiện quản lý, điều hành chính, có quyền năng, quyền lực tối cao. Các thành viên trong thị tộc có thể bãi miễn họ khi thấy không xứng đáng.
Đây là hình thức dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người. Cũng từ đó mà các quyền lợi riêng chưa được tranh chấp, đấu tranh hay phân biệt bất công. Người đứng đầu thị tộc được các thành viên tôn kính, phục tùng một cách tự nhiên và tự nguyện. Đảm bảo trật tự và quyền lực tối cao của người đứng đầu.
Quy mô của thị tộc:
Do tính chất liên kết chủ yếu nhờ huyết thống nên quy mô của thị tộc còn nhỏ bé. Về số lượng, một thị tộc thường chỉ bao gồm từ mấy chục đến vài trăm thành viên. Chỉ xác định đối với người có cùng quan hệ huyết thống. Theo tiến trình lịch sử, nhiều thị tộc sẽ liên kết với nhau thành bộ lạc. Từ đó mang đến cộng đồng lớn hơn, cũng là giai đoạn phát triển tiếp theo trong lịch sử loài người.
4. Lịch sử phát triển của chế độ Thị tộc:
Trong xã hội nguyên thủy:
– Các nội dung này được trình bày trong sách giáo khoa về lịch sử ở Việt Nam. Theo đó, ở giai đoạn đầu tiên của lịch sử loài người (xã hội nguyên thủy) thị tộc tuân theo chế độ mẫu hệ. Tức là người phụ nữ có vai trò quan trọng và thực hiện quyền làm chủ, tiến hành quản lý cũng như có tiếng nói hơn trong thị tộc.
Thị tộc là tập hợp liên kết những người cùng huyết thống tính theo dòng mẹ. Từ đó mang đến sự mở rộng, xác định thành viên của thị tộc trên thực tế.
Chế độ công xã thị tộc:
Ở giai đoạn sau, chế độ công xã thị tộc chuyển dần sang giai đoạn phụ hệ. Giai đoạn sản xuất được phát triển, người đàn ông có vai trò đóng góp lớn hơn trong hoạt động sản xuất. Giai đoạn này gắn liền với quá trình xuất hiện của công cụ bằng kim loại.
Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển giao vai trò từ người phụ nữ sang người đàn ông. Cũng như hướng đến các trách nhiệm quyền lợi của các chủ thể được quy định rõ ràng hơn. Đó là kiểu gia đình hiện đại một vợ một chồng như hiện nay.
Công xã thị tộc là giai đoạn quá độ từ Bầy người Nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, thể hiện sự chuyển giao.
Thực tế các nghiên cứu, phản ánh lịch sử của các khu vực:
– Các khái niệm trình bày trong sách giáo khoa thực tế chưa mang đến các khái quát tốt nhất đối với giai đoạn phát triển của lịch sử con người. Nó không được cập nhật những kết quả nghiên cứu mới về cổ nhân loại học. Không phản ánh được các đặc điểm trên thực tế trong biến đổi, thay đổi giữa các giai đoạn.
Trong số đó đặc biệt là đã bỏ qua những thị tộc và bộ lạc hiện còn đang sống theo lối sống cổ xưa tại các vùng chưa phát triển. Chưa mang đến cái nhìn khách quan và chân thực nhất mà con người muốn ghi chép lại về lịch sử các chế độ loài người.
Chế độ thị tộc của Người Hadza, Maasai,… ở châu Phi:
– Người Hadza, Maasai,… ở châu Phi có lối sống săn bắt hái lượm nguyên thủy. Đây gần như là công việc cố định, không có kinh nghiệm và biến đổi cao hơn theo thực tế cuộc. Họ tựa như những bảo tàng sóng về giai đoạn cổ xưa của lịch sử loài người. Mang đến cái nhìn chân thực về sự không biến đổi, không theo giai đoạn lịch sử phản ánh đến ngày nay.
Cuộc sống của họ vẫn có một số ngoại lệ đối với việc tổ chức, sắp xếp cuộc sống của con người nhưng không quá nổi bật.
– Các thành viên có thứ bậc và vị thế phù hợp với khả năng thực tế. Trong đó thành viên khôn ngoan và khỏe mạnh hơn thì đảm nhận nhiều chức năng hơn. Cho thấy sự nhìn nhận và đánh giá, coi trọng hơn trong vai trò, đóng góp của các thành viên. Từ đó cho thấy chế độ mẫu hệ hay phụ hệ trong các dân tộc xuất hiện một cách đa dạng hơn.