Bột tàn mì là bột gì, phân biệt bột tàn mì và bột mì. Một số loại bánh được làm từ bột tàn mì như há cảo, bún, bánh phở, bánh canh,….
Một số người không biết bột tàn mì làm bánh gì? Thậm chí còn không hiểu bột tàn mì là bột gì? Vậy bột tàn mì còn gọi là bột gì, bài viết này ẩm thực vùng miền sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bột này ngay sau đây!
Bột tàn mì là gì?
Bột tàn mì, tên tiếng Anh là wheat starch, là loại bột đã được loại bỏ thành phần gluten nên chất bột cực mịn, có màu trắng tinh, không mùi.
Bột tàn mì cũng chính là tinh bột của bột mì và sẽ có một số công dụng như sau:
- Tạo độ dai và cải thiện màu sắc (trắng): Khi hấp chín bột tàn mì sẽ có độ dai cùng với màu trắng rất đặc trưng, nên đã trở thành một trong những nguyên liệu được sử dụng trong các món bánh như há cảo, bún, bánh phở, bánh canh,…..
- Tạo độ cứng cho nhân đậu xanh: Trong quá trình làm nhân đậu xanh các loại bánh người ta dùng bột tàn mì để có độ cứng được như ý.
- Làm tăng độ giòn xốp, nở: Bột tàn mì có tác dụng cải thiện độ giòn xốp và làm tăng độ nở cho một số loại bánh.
Xem thêm:
- Nui là gì, nui làm từ gì? Cách chế biến nui thành các món ngon
- Xí muội là gì? Xí muội làm từ trái gì, cách làm xí muội ô mai
Các loại bánh được làm từ bột tàn mì
Cách làm bánh phở bằng bột tàn mì
Nguyên liệu chuẩn bị
- Bột gạo: 400g
- Bột năng: 30g
- Bột nếp: 15g
- Nước: Khoảng 1 lít
- Muối: 1/4 thìa cà phê
Cách làm
Bạn cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào thẩu quấy cho tan rồi ngâm qua đêm. Sáng chắt nước đổ đi rồi cho lượng nước khác vào gạn lại tiếp. Bạn nên gạn nước vài lần để bột có độ dẻo hơn.
Đặt chảo lên bếp, phết lên chút dầu ăn rồi cho hỗn hợp bột vào, khi bánh chín phồng lên thì vớt ra miếng vải tròn thường dùng để cuốn chả giò.
Sau đó, đem treo lên giá phơi cho se mặt, sờ vào không thấy dính tay nữa thì cho lên thớt quét nhẹ một lớp dầu, chồng lần lượt cái thứ 2, rồi cái thứ 3 lên và cuộn tròn lại rồi cắt, sau đó bạn có thể tách nhẹ ra thành cọng bánh phở.
Cách làm há cảo bằng bột mì tàn
Nguyên liệu làm há cảo
- Nõn tôm: 250g
- Dầu hào: 15ml
- Dầu thực vật: 15ml
- Hạt tiêu trắng: 1.5g
- Dầu mè: 5ml
- Muối: 1.5g
- Đường: 5g
- Gừng băm: 2.5g
- Măng thái nhuyễn: 50g
- Bột mì (bột tàn mì): 130g
- Tinh bột ngô: 160g
- Nước sôi nóng: 80ml
- Dầu ăn: 10ml
Cách làm
Bước 1: Làm nhân bánh
Trộn các nguyên liệu nõn tôm, dầu hào, dầu thực vật, hạt tiêu trắng, dầu mè, muối, đường, gừng băm nhỏ với nhau để tạo thành một hỗn hợp mịn, dính. Tiếp đến cho măng vào, trộn đều. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại rồi cho tạm vào tủ lạnh để tiến hành làm phần vỏ bánh.
Bước 2: Làm vỏ bánh
Trộn bột mì (bột tàn mì) và bột ngô vào 1 cái tô. Từ từ cho nước sôi nóng vào và khuấy nhanh tay để hỗn hợp bột không bị vón cục. Tiếp đến cho thêm dầu ăn vào khuấy. Dùng tay nhào bột trong vài phút để có khối bột mịn.
Bước 3: Hoàn thiện bánh
Bạn đun sôi một nồi nước để chuẩn bị hấp bánh. Lấy lần lượt từng miếng bột dạt mỏng rồi cho vào một thìa nhân tôm và gói các mép lại.
Sau khi đã gói bánh xong, xếp bánh vào khay phết chút dầu ăn chống dính rồi đặt khay bánh vào nồi và hấp trong vòng 6 phút. Lưu ý, nồi nước phải lúc nào cũng sôi, khoảng cách để đặt mỗi chiếc bánh là khoảng 15cm.
Tạm kết
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về bột tàn mì là gì? Bột tàn mì và bột mì có giống nhau không? Như vậy có thể hiểu bột tàn mì cũng chính là bột mì đã được loại bỏ gluten, cho ra loại bột mịn, dai, trắng tinh và không có mùi thơm.
Ẩm thực vùng miền rất vui khi được chia sẻ với bạn đọc về những kiến thức trong ẩm thực Việt Nam!