Theo Robert Axelrod và Robert O. Keohane, sự hợp tác giữa các chủ thể (các bên) sẽ diễn ra khi các chủ thể điều chỉnh hành vi của họ trước các mong muốn thực tế hoặc dự đoán về mong muốn của những người khác. Sự hợp tác giữa các chủ thể luôn chứa đựng nhiều mâu thuẫn đối ngược và bổ sung nhau. Vậy hợp tác là gì? Đâu là yếu tố cần thiết để phát triển một mối quan hệ hợp tác bền vững?
Bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những nội dung cơ bản về hợp tác. Hãy cùng theo dõi bài viết.
Hợp tác là gì?
Hợp tác là hành động mà các bên cùng nhau chung tay làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc bất kỳ lĩnh vực nào để cùng hướng tới một mục tiêu chung.
Nguyên tắc hợp tác
Ngoài việc làm rõ hợp tác là gì? chúng tôi còn giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về các nguyên tắc hợp tác. Khi xác lập quan hệ hợp tác, các bên cần lưu ý tới những nguyên tắc hợp tác sau đây:
Thứ nhất: Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện;
Thứ hai: Các bên cùng có lợi nhưng không được làm phương hại đến lợi ích của người khác.
Các yếu tố dẫn đến các bên quyết định xây dựng quan hệ hợp tác
Thứ nhất: Một bên xây dựng mối quan hệ hợp tác với bên khác đều xuất phát từ mong muốn của họ. Theo đó, mong muốn của mỗi bên sẽ dựa trên những nhận định của họ về lợi ích. Việc lợi ích tương đồng nhiều hay ít đều tác động đến việc các bên có hợp tác với nhau hay không. Khi có lợi ích tương đồng, các bên sẽ dễ dàng hợp tác với nhau hơn, và ngược lại các bên sẽ khó có thể hợp tác với nhau khi các bên có sự khác biệt về lợi ích.
Thứ hai: Một vấn đề khác cũng tác động tới quyết định hợp tác của các bên, đó là những nhận thức về lợi phần tương đối và lợi phần tuyệt đối. Theo đó, các bên coi lợi phần tương đối mà mình thu được là quan trọng hơn so với lợi ích mà người khác thu được nếu hai bên cùng hợp tác. Vì vậy, các bên sẽ thiết lập quan hệ hợp tác nếu họ thu được nhiều lợi ích hơn so với các bên khác.
Còn lợi phần tuyệt đối được hiểu là lợi ích mà mỗi bên sẽ đạt được khi hợp tác với bên khác, mà không cần so với lợi ích mà các bên cùng tham gia hợp tác thu được như thế nào. Theo đó, họ cho rằng, lợi ích thu được từ hành vi hợp tác dù lớn hơn hay nhỏ hơn lợi ích của bên khác thì vẫn là một mục tiêu đáng theo đuổi, đơn giản vì bên đó sẽ không thu được bất kỳ lợi ích nào nếu không tham gia quan hệ hợp tác.
Ý nghĩa của hợp tác
Như đã đề cập ở phần hợp tác là gì, hợp tác là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội. Không chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức mà còn giữa các sinh vật với nhau. Khi tham gia vào quan hệ hợp tác các bên cùng chung tay góp sức, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vì một mục tiêu chung. Vì vậy, hợp tác mang lại những ý nghĩa vô cùng quan trọng:
Thứ nhất: Hợp tác giúp các bên hiểu biết về nhau hơn, tránh gây ra những mâu thuẫn trong quá trình làm việc.
Thứ hai: Hợp tác sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, quyền con người,….
Thứ ba: Quan hệ hợp tác giữa các bên sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
Thứ tư: Hợp tác sẽ góp phần nhanh chóng đạt được mục tiêu chung.
Hình thức hợp tác
Các bên có thể hợp tác với nhau theo các hình thức sau đây:
– Hợp tác song phương, hợp tác đa phương;
– Hợp tác toàn diện ở từng lĩnh vực, giữa các cá nhân, các nhóm, cộng đồng, dân tộc, quốc gia với nhau.
Các yếu tố cần thiết để xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền vững
Việc thiết lập quan hệ hợp tác với nhau là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong lúc nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu như hiện nay. Nhưng làm như thế nào để xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền vững? Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết
Thứ nhất: Hợp tác phải có một mục tiêu chung
Việc có một mục tiêu chung khi hợp tác với nhau là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, khi có một mục tiêu chung các bên mới có thể làm việc với nhau, cùng cố gắng và giúp đỡ nhau để hoàn thành mục tiêu đó.
Thứ hai: Xác định rõ vai trò của từng bên
Trong một mối quan hệ hợp tác cần xác định rõ vai trò của từng bên. Từ đó, các bên sẽ biết họ cần làm gì để đạt được mục tiêu chung. Tuy mỗi bên đảm nhiệm một vai trò nhưng các bên vẫn cần phải hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhay để giúp công việc hoàn thành nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Thứ ba: Tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau
Trong mối quan hệ hợp tác, sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau có vai trò cực kỳ quan trọng. Các bên sẽ không thể làm việc với nhau nếu như thiếu đi sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Khi các đều dành sự tôn trọng và tin tưởng cho đối phương thì mối quan hệ hợp tác mới bền chặt. Từ đó, các bên sẽ đồng hành cùng với nhau để thực hiện mục tiêu chung.
Thứ tư: Giải quyết xung đột bằng phương pháp “hòa bình”
Tranh chấp, xung đột là điều khó tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ hợp tá nào. Khi xảy ra tranh chấp, xung đột, điều quan trọng là các bên cần tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề đó. Một trong những giải pháp tốt nhất đối với các bên là giải quyết những tranh chấp, xung đột bằng biện pháp “hòa bình”. Điều này giúp cho các bên hiểu về nhau hơn, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp.
Trong bối cảnh quốc tế như hiện nay khi toàn cầu hóa trở thành một thực tế không thể đảo ngược và xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề toàn cầu mà một quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết được thì hợp tác giữa các quốc gia trở thành một lựa chọn gần như bắt buộc.
Với mục tiêu: “ Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”, kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới, Việt Nam đã luôn chú trọng tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Theo đó, Việt Nam cam kết thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế. Việt Nam cũng chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở động hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Mọi thông tin đóng góp về bài viết hợp tác là gì? Quý độc có thể gửi về Tổng đài tư vấn của TBT Việt Nam chúng tôi, trân trọng!