Ở cái tuổi “quá lứa lỡ thì” có không ít người đã tìm đến thế giới tâm linh bằng việc đi xem bói để tìm hiểu nguyên nhân ế chồng, ế vợ. Nếu bạn để ý, rất nhiều thầy bói sẽ nói rằng, bạn có duyên âm, có duyên tiền kiếp nên bị giam duyên, khó lấy chồng/lấy vợ.
Nghe đến từ duyên âm, duyên tiền kiếp nhiều người chẳng hiểu đó là gì và chắc chắn cũng từng đặt ra câu hỏi, duyên âm và duyên tiền kiếp giống nhau hay khác nhau?
Duyên âm và duyên tiền kiếp có phải là một không?
Duyên âm là gì?
Theo quan niệm dân gian, duyên là nhân duyên, âm có nghĩa là người đã chết. Duyên âm là mối nhân duyên với người đã chết nhưng chưa siêu thoát. Người âm này sẽ đeo bám, giam duyên của người sống khiến họ lận đận trong chuyện hôn nhân.
Cũng theo cách lý giải dân gian, duyên âm là một sợi dây vô hình, liên kết giữa người dưới âm với người trên dương thế. Vì một lý do nào đó mà người âm vẫn lưu luyến trần gian và còn tình cảm dù là yêu thương hay oán hận nên không thể buông bỏ được chấp niệm. Từ đó, họ đeo bám người sống, có thể theo giúp ích cũng có thể theo để quấy quả khiến tình duyên của người còn sống lận đận.
Duyên tiền kiếp là gì?
Theo quan niệm dân gian, duyên tiền kiếp (hay tiền duyên) là duyên của một người ở kiếp trước. Vì ân tình người khác nhưng chưa trả hết, chưa giải quyết xong nên hiện tại theo quá trình chuyển nghiệp được tái sinh làm người và phải nhận quả báo từ kiếp trước.
Một người có kiếp trước từng yêu đương, mắc nợ tình cảm hay liên quan đến chuyện ái tình thì thường mắc phải tiền duyên. Đến kiếp sau, những người mà ta nợ đó sẽ tiếp tục bám theo, gây trắc trở cho tình duyên của ta.
Theo TS Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA: “Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả”.
Duyên âm và duyên tiền kiếp có phải là một không?
Từ những phân tích trên có thể kết luận: Duyên âm và duyên tiền kiếp không phải là một. Đây là hai loại duyên khác nhau và các bạn cần phải phân biệt để tránh sa vào mê tín dị đoan.
Theo Đạo Phật, mọi vật, mọi việc trên thế gian này đều do trùng trùng duyên khởi mà tạo ra. Có thể hiểu nôm na, sự hiện hữu của con người, mọi sự vật, hiện tượng, trạng thái liên quan đến từng cá nhân đều do nghiệp quả của họ quyết định. Vì thế cho nên mới có việc hai người song sinh cuàng mẹ cùng cha, cùng thời khắc, theo tử vi thì có cùng sao chiếu mệnh, nhưng cuộc đời, sự nghiệp không giống nhau.
Cho nên, không có lá số tử vi nào qua ngày sinh, tháng đẻ mà xem thấy hết nghiệp quả của con người để chỉ được cho họ lối đi. Con người sẽ thọ lãnh nghiệp báo đã tạo tác và cũng chính họ mới có khả năng chuyển nghiệp của mình từ sự tu tập, tạo nhiều nhân duyên thiện để quả ác cũng thành nhỏ, nghiệp dữ cũng chuyển lành.
Trong luật nhân quả của nhà Phật, nhân duyên cha mẹ – con cái, vợ – chồng cũng là nghiệp quả trả vay lẫn nhau nhiều đời, nhiều kiếp. Trong vô lượng kiếp, ai cũng đã từng là cha ta, là mẹ ta, là quyến thuộc ta cả. Kinh Phạm Võng nhấn mạnh: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta”, những mối quan hệ thân tình đã được hình thành như vậy.
Cho nên, thay vì suy nghĩ tiêu cực, ngồi than thân trách phận, chẳng lợi ích gì với các “duyên âm” vớ vẩn nào đó, chúng ta hãy tích cực xem xét lại cách sống của bản thân, về mối quan hệ với mọi người, tìm cách tháo gỡ những chỗ còn vướng mắc, vun bồi thêm tình yêu đang có và nuôi dưỡng lòng vị tha để hạnh phúc nảy mầm. Nếu tình yêu thương thăng hoa từ chính sự đồng cảm chân thật thì sẽ dẫn đến hôn nhân viên mãn.
Có nên cắt duyên âm và duyên tiền kiếp không?
Có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu như ai cũng có tiền duyên. Chỉ có điều, tiền duyên đó có ảnh hưởng đến tình yêu và hôn nhân hay không, ảnh hưởng ở mức độ nào?
Một trường hợp khác của duyên âm theo nghĩa tốt, đó là những mối tương quan trong họ tộc, hay gọi đơn giản là cửu huyền thất tổ (những người thân mất trong vòng 9 đời).
Thông thường, đó là anh, chị, em, cô, dì chú bác hoặc ông bà đã khuất theo bảo hộ gia đình, bảo vệ bạn. Trong quá trình ấy đã vô tình chia cắt nhưng người yêu thương của bạn (bởi đối với “họ”, người đó được cho là “không tốt”) làm bạn lầm tưởng mình có “duyên âm” xấu.
Song cũng có nhiều trường hợp bị ép buộc về cõi vong (chết bất đắc kỳ tử)… còn nhiều ký ức trên cõi trần luyến tiếc tình ái, của cải, công danh hoặc là các vong muốn trở về cõi trần – nơi còn nhiều “duyên nợ”. Những vong này chưa được siêu thoát hoặc lâu năm thành ma quỷ không có bất kỳ mối tương quan nào trước kia đối với bạn, nhưng bạn lại vô tình “lọt vào mắt xanh” của họ.
Nói tóm lại, bạn đừng nên vội vã nhờ thầy cắt duyên khi chưa rõ nguyên nhân, chưa tìm được cách hóa giả. Điều này chỉ làm tăng oán giận đối với vong linh mà thôi. Thực tế là ta chỉ còn cách tự mình tháo gỡ trước, giống như ta tháo gỡ khúc mắc với một ai đó.
Lúc này, thay vì nghĩ tới chuyện “cắt duyên”, bạn có thể nhờ ai đó có khả năng nói chuyện với vong linh để ta đối diện, trò chuyện chân thành với người đã khuất, tìm cách tháo gỡ vướng mắc để xem họ muốn gì, ta có thể đáp ứng tới đâu.
Nếu là lỗi do ta thì ta nên tìm cách sám lỗi, xin lỗi họ vì những gì đã làm trong quá khứ. Thường khi nhận thấy bạn có dấu hiệu hối cải, ăn năn thì dần dần hai người mới có thể tha thứ cho nhau.
Nói là thế nhưng vấn đề này không hề đơn giản, âm – dương vẫn có khoảng cách rõ rệt, không thể dễ dàng nói chuyện với nhau, vì thế giới này vận hành theo một cách nào đó rất khoa học, hợp lý, nếu không mọi sự sẽ loạn hết.
Chỉ một số người có thể nhìn thấy và trò chuyện với người âm mà chúng ta nói là nhà ngoại cảm, việc cần làm là tìm đúng nhà ngoại cảm (không phải là kẻ mạo danh trục lợi), nhờ người đó hỏi xem ta còn nợ gì người ấy và có cách nào để hóa giải nó.
Xem thêm: Duyên âm theo quan điểm nhà Phật
Nguồn: https://nhaxinhplaza.vn Danh mục: Khỏe Đẹp