Người dân bỏ quan phân hữu cơ, thói quen sử dụng phân hóa học lâu năm khiến đất canh tác ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiệm trọng và mất đi đặc tính hữu cơ vốn có của nó.
Để bảo vệ chất lượng đất, môi trường sống của các vi sinh vật trong đất, sâu xa hơn là sức khỏe con người,.. chúng ta cần chuyển sang dùng toàn bộ phân bón hữu cơ.
Trong bài viết này, Fao sẽ giúp bạn tìm hiểu khái niệm, phân loại và lợi ích của phân bón hữu cơ. Để từ đó có cái nhìn khách quan và đưa ra lựa chọn loại phân bón phù hợp nhất cho cây trồng của mình.
Phân hữu cơ là gì
Là loại phân bón chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng các hợp chất hữu cơ, dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp.
Phân hữu cơ có nguồn gốc và được hình thành từ tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, phân, chất thải gia súc, gia cầm, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản…
Việc bón phân hữu cơ sẽ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất qua việc cung cấp, bổ sung các chất hữu cơ, mùn, vi sinh vật và trả lại lượng hữu cơ đã mất.
Phân bón hữu cơ có nguồn gốc rất đa dạng, nhưng được phân thành 5 nhóm chính gồm Nhóm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, sinh vật biển và hỗn hợp. Sử dụng phân hữu cơ là giải pháp bên vững cho nền nông nghiệp.
Các loại phân hữu cơ
Dựa theo nguồn gốc người ta chia phân bón hữu cơ thành 2 loại chính:
Phân bón hữu cơ truyên thống: Phân xanh, phân chuồng, phân rác…
Phân bón hữu cơ công nghiệp: Phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học và phân bón hưu cơ khoáng.
1. Phân bón hữu cơ truyền thống
Nguồn gốc từ phân gia gia súc, gia cầm, phân xanh, rác thải, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông-lâm-thủy sản… sử dụng các kỹ thuật ủ truyền thống.
Các loại phân bón hữu cơ truyền thống có hiệu lực chậm, hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng thời gian xử lý tương đối dài.
Phân chuồng
Phân chuồng có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật như gia súc, gia cầm, phân bắc.. sử dụng phương pháp ủ truyền thống.
Ưu điểm:
Chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa, trung và vi lượng, bổ sung chất mùn giúp cải tạo đất, tới xốp, tăng độ phì nhiêu và ổn định kết cấu đất, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế hạn hán, xói mòn.
Nhược điểm:
Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên phải bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, lại tiêu tốn nhiều nhân công.
Bên cạnh đó, nếu không chế biến kỹ hoặc dùng phân chuồng tươi sẽ tiềm ẩn nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, virus, các bào tử nấm bệnh, nhộng, kén côn trùng, hạt giống cỏ dại… ảnh hưởng tới sinh trưởng cây hoặc vi khuẩn thổ tả, trứng gian sản… ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Phân xanh
Có nguồn gốc từ thân và lá cây tươi được chế biến bằng phương pháp ủ hoặc vùi trong đất để bón cho đất và cây trồng.
Ưu điểm:
Giúp cải tạo, bảo vệ đất đai và hạn chế xói mòn.
Nhược điểm:
Khi vùi thân và lá cây trong đất nhằm phân hủy chất hữu cơ có nguy cơ phát sinh các chất độc hại như H2S, CH4,… gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Hơn nữa, hiệu quả của phân xanh khá chậm và chỉ có thể dùng để bón lót.
Phân rác
Sử dụng phương pháp truyền thống để ủ rơm rạ, lá, thân cây từ sản xuất nông nghiệp…
Ưu điểm:
Phân rác giúp ổn định kết cấu đất, tăng độ tơi xốp, hạn chế khô hạn và chống xối mòn cho cây trồng.
Nhược điểm:
Có hàm lượng dưỡng chất thấp, cách chế biến cầu kì và mất nhiều thời gian. Tiềm ẩn nhiều mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có (tàn dư cây trồng) nếu không chế biến kĩ lưỡng.
Than bùn
Than bùn không được bón trực tiếp mà cần chế biến trước khi dùng cho cây trồng.
Ưu điểm:
Rất tốt trong bón cải tạo, giúp tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ cho đất.
Nhược điểm:
Hàm lượng dưỡng chất thấp, cách chế biến phức tạp nên cần dùng đến khối lượng lớn gây tốn chi phí và công sức.
2. Phân bón hữu cơ công nghiệp
Sử dụng quy trình công nghiệp để chế biến các chất hữu cơ với khối lượng lớn tới hàng ngàn tấn, vận dụng tiến bộ công nghệ để tạo ra loại phân bón có chất lượng tốt hơn, hàm lượn dưỡng chất cao hơn so với nguyên liệu đầu vào và so với các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
Phân bón vi sinh
Trong thành phần có chứa từ một đến nhiều loại vi sinh vật hữu ích thuộc nhiều nhóm: Vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân hủy xenlulo, vi sinh vật đối kháng…
Ưu điểm:
Thúc đẩy và giúp hệ vi sinh vật đất phát triển, hỗ trợ phân hủy các chất khó hấp thu sang dạng dễ hấp thu, tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm (N), ngắn chặn các mầm bệnh tồn tại trong đất, gia tăng hiệu quả hấp thu phân bón.
Nhược điểm:
Phân bón vi sinh cung cấp không hoàn toàn hoặc chỉ một lượng vừa phải các dưỡng chất (kể cả vi sinh vật phân giải lân hay vi sinh vật cố đinh đạm…) cho cây trồng, không có khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Mỗi loại phân vi sinh đều chỉ phù hợp với một nhóm cây trồng cụ thể và hạn có hạn sử dụng riêng. Chẳng hạn phân vi sinh cố đinh đạm chỉ thích hợp bón cho các cây trồng họ đậu…
Vi sinh vật phải dùng chất hữu cơ thức ăn để phát triển nên cần bón bổ sung lượng phân bón hữu cơ để làm thức ăn cho chúng, như vậy sẽ tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ.
Phân bón hữu cơ sinh học
Loại phân bón này chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được xử lý và pha trộn bằng cách lên men với sự góp mặt của một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để cân bằng và làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Thành phần có trên 22% là các chất hữu cơ.
Ưu điểm:
Dùng được cho tất cả các giai đoạn của cây trồng như Bón lót, bón thúc, bón nuôi quả…
Cung cấp một cách cân đối và đầy đủ các dưỡng chất khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Bổ sung một lượng lớn chất mùn, Humin, acid Humic,… giúp cải tạo các đặc tính sinh học – hóa học – vật lý của đất, ngăn chặn xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải các độc tố trong đất.
Bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, từ đó khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp chất kháng sinh làm tăng sức đề kháng tự nhiên, sự chống chịu của cây trồng với sâu bệnh, hạn chế sâu bệnh hại và tác động từ thời tiết.
Tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất từ đất bằng việc bổ sung các vi sinh vật phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dễ hấp thu, thân thiện với môi trường, lại an toàn với người và sinh vật có ích.
Nhược điểm:
Phân bón hữu cơ sinh học có giá thành cao hơn các loại phân bón khác, tuy nhiên đó không phải là vấn đề, tuy giá cao nhưng có chất lượng tốt hơn, lâu dài giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập.
Mặt khác, giúp hạn chế tối đa hoặc không cần sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Do đó gián tiếp giảm được chi phí phân bón hóa học và thuốc BVTV, bảo vệ sức khỏe con người.
Phân bón hữu cơ vi sinh
Loại phân bón này chế biến theo quy trình công nghiệp với nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được lên men với từ một hay nhiều chủng vi sinh vật có lợi có chứa các bào tử sống. Hàm lượng các chất hữu cơ đạt trên 15%.
Ưu điểm:
Bổ sung các dưỡng chất khoáng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật giúp phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh….
Giúp ức chế, kìm hãm các mầm bệnh trong đất phát triển, gia tăng sức đề kháng cho cây trồng, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn với con người và sinh vật có ích.
Nhược điểm:
Có hàm lượng thành phần các chất hữu cơ thấp hơn phân bón hữu cơ sinh học.
Phân bón hữu cơ khoáng
Là loại phân bón phân hữu cơ có phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K. Chứa ít nhất 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng các chất vô cơ (hóa học, N, P, K).
Ưu điểm:
Chứa hàm lượng dưỡng chất khoáng cao.
Nhược điểm:
Không tốt cho đất và hệ vi sinh vật nếu bón lâu ngày.
Các phương pháp chế biến phân bón hữu cơ
Có nhiều cách chế biến phân bón hữu cơ, nhưng chính nhất là chế biến thô sơ và chế biến công nghệ.
Phương pháp chế biến thô sơ: Bà con hoàn toàn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Phương pháp này thường áp dụng cho phân chuồng, phân xanh, phân rác, than bùn.
Phương pháp công nghệ vi sinh: Là sử dụng các vi sinh vật để chế biến phân. Phương pháp này thường áp dụng với nguồn hữu cơ ít vi sinh vật như than bùn, rác thải đô thị và các chất hữu cơ khó phân hủy như bột gỗ, vỏ hạt cà phê, vỏ trấu, thân vỏ cây… Sau khi phân hủy, sản phẩm sau cùng gọi là phân hữu cơ sinh học.
Chế biến than bùn chia thành hai công đoạn là hoạt hóa và dưỡng hóa. Phân hữu cơ chế biến từ than bùn bên cạnh việc cung cấp chất mùn humat, còn có vai trò là chất mang, giúp các dưỡng chất khoáng ít bị rửa trôi, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển.
Công dụng của phân hữu cơ
1. Cung cấp đầy đủ, cân đối, bền vững cacs dưỡng chất cho cây trồng Ngoài các dưỡng chất đa lượng như N, P, K cần thiết, phân bón hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố vi và trung lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Lại không bị mất cân bằng dinh dưỡng như khi sử dụng phân bón hóa học.
Phân bón hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng được phân giải từ từ để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài. Như vậy sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.
Một số phân bón hữu cơ chứa các loại vi sinh vật hữu ích như: Vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm, phân giải xenlulo… khi dùng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật hữu ích phát triển, tạo cơ chế ngăn chặn các vi sinh vật gây hại.
2. Giúp cây trồng phát triển ổn định và cân đối Khi bón xuống đất, phân hữu cơ sẽ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ như axit fulvic, axit humic… giúp kích thích sự phát triển của rễ cây, để rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Nếu phun các axit này lên lá cũng sẽ giúp gia tăng sự quang hợp ở cây trồng.
3. Tăng chất lượng nông sản Phân bón hữu cơ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với phân bón vô cơ. Hơn nữa, rất ít yếu tố độc hại với con người và ít tồn dư hóa chất trong nông sản.
Do trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ dinh dưỡng và hệ vi sinh vật hữu ích cần thiết cho quá trình phát triển của cây trồng, hạn chế được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên nông sản luôn an toàn cho người tiêu dùng.
4. Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cân bằng hệ vi sinh vật và cung cấp chất mùn cho đất Kết hợp với yếu tố môi trường, các chất hữu cơ được phân giải và tích lũy giúp tăng dần hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
Phân hữu cơ phân giải hình thành chất mùn, tăng sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ kết cấu tốt mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng, tăng khả năng giữ dinh dưỡng và nước, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Phân hữu cơ cải tạo đất, tạo điều kiện cho hệ thống vi sinh vật phát triển, ngăn chặn vi sinh vật gây hại, gián tiếp góp phần cải tiến hệ vi sinh vật trong đất phát triển theo hướng có lợi cho cây trồng.
5. Hạn chế sự xói mòn và rửa trôi đất Các chất hữu cơ sau khi phân giải sẽ kết hợp cùng các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng đóng vài trò quan trọng trong việc làm giảm sự xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, các chất mùn trong phân hữu cơ còn giúp tăng tính ổn định của kết cấu đất, do đó bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
6. Cải tạo đất trồng Phân bón hữu cơ góp phần trong việc cải tạo đất trồng, nhất là đối với đất bạc màu, đất cát. Cơ chế tác động mạnh đến cấu trúc đất, giúp cải thiện đặc tính sinh, hóa, lý của đất trở nên tốt hơn.
Do đó, nên tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ để giúp cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung và cải thiện chất lượng nông sản nói riêng.
7. Bảo vệ môi trường Nếu phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết ở điều kiện thông thường.
Các chất có gốc muối clor, sufat, nitrat… có trong phân hóa học gặp các ion tự do trong đất sẽ hình thành các axit làm đất bị chua, nếu ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước.
Trong khi phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu đất, giúp đất trở thành bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong nước và đất, rồi từ từ phân hủy và làm giảm tính độc của chúng, từ đó bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
8. Giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới Dùng phân bón hữu cơ thường xuyên và trong thời gian dài sẽ giúp cải tạo đất trồng theo hướng tích cực, làm tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm, giữ nước. Do đó ít phải tưới nước, từ đó giúp nhà nông tiết kiệm công sức và chi phí mà cây trồng vẫn phát triển cân đối.
9. Hạn chế việc dùng phân bón vô cơ Tác hại của phân bón vô cơ đối với môi trường và con người ắt hẳn ai cũng biết. Chúng ta nên dùng phân hữu cơ để phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối.
10. Hương vị ngon, tốt cho con người và vật nuôi
Nếu dùng phân bón vô cơ không đúng quy cách có thể khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, từ đó làm giảm giá trị nông sản.
Sử dụng phân bón hữu cơ nông sản sẽ không bị tồn dư các hóa chất độc hại, lại tăng hàm lượng dinh dưỡng và an toàn cho con người.
Để bảo vệ môi trường, chất lượng đất và sức khỏe con người, giúp tăng giá trị nông sản.. từ nay bà con hãy cố gắng chuyển sang dùng phân hữu cơ. Vì phân bón vô cơ chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, các hóa chất khó phân hủy sẽ tích tụ trong đất thời gian dài rất nguy hiểm. Vì một nên nông nghiệp nước nhà, hãy thay đổi thói quen canh tác.