Tài liệu 500 bài văn hay lớp 4 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài văn hay của học sinh lớp 4 và Giáo viên trên cả nước đầy đủ các bài văn miêu tả, văn kể chuyện, văn viết thư, …. Hi vọng với các bài văn mẫu này, các em học sinh lớp 4 sẽ viết văn hay hơn, đủ ý hơn để đạt điểm cao trong các bài thi Tập làm văn lớp 4.
Contents
- 1 Mục lục 500 bài văn mẫu lớp 4
- 1.1 Những bài văn lớp 4 hay thi
- 1.2 Văn tả đồ vật
- 1.3 Văn tả cây cối
- 1.4 Văn tả con vật
- 1.5 Văn tả người
- 1.6 Văn tả cảnh
- 1.7 Văn kể chuyện
- 1.8 Văn viết thư
- 1.9 BẠN QUAN TÂM
- 1.10 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.11 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.12 A/ Dàn ý chi tiết
- 1.13 B/ Bài văn mẫu
- 1.14 Tả cái thước kẻ của em – mẫu 1
- 1.15 Tả cái thước kẻ của em – mẫu 2
- 1.16 A/ Dàn ý chi tiết
- 1.17 B/ Bài văn mẫu
- 1.18 Tả cây phượng vĩ – mẫu 1
- 1.19 Tả cây phượng vĩ – mẫu 2
- 1.20 A/ Dàn ý chi tiết
- 1.21 B/ Bài văn mẫu
- 1.22 Tả mẹ của em – mẫu 1
- 1.23 Tả mẹ của em – mẫu 2
- 1.24 Ngân hàng trắc nghiệm lớp 3-4-5 tại khoahoc.vietjack.com
Mục lục 500 bài văn mẫu lớp 4
Những bài văn lớp 4 hay thi
- Top 200 Tả cây ăn quả lớp 4 (hay nhất)
- Top 40 Tả cây bưởi (hay nhất)
-
Top 200 Tả cây chuối (hay nhất)
-
Top 200 Tả một con vật mà em yêu thích (hay nhất)
-
Top 200 Tả cây bàng (hay nhất)
-
Top 100 bài Văn tả cây cối lớp 4 (hay nhất)
Văn tả đồ vật
-
Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay (dàn ý – 11 mẫu)
-
Tả một món đồ chơi mà em yêu thích (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây bút máy (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con gấu bông mà em yêu thích (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con búp bê mà em yêu thích (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cái thước kẻ của em (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả chiếc bàn học của em (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cái trống trường em (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả chiếc cặp sách của em (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây bút chì của em (dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cái ti vi (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cánh diều tuổi thơ (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả chiếc xe đạp của em (Dàn ý – 12 mẫu)
- Tả cái bảng trong lớp (Dàn ý – 11 mẫu)
- Tả món quà sinh nhật mà em thích (Dàn ý – 12 mẫu)
- Tả cái lọ hoa (Dàn ý – 8 mẫu)
- Tả chiếc ô tô đồ chơi của em (Dàn ý – 12 mẫu)
- Tả chiếc máy bay đồ chơi (Dàn ý – 7 mẫu)
- Tả con lật đật (Dàn ý – 12 mẫu)
- Tả bộ đồ chơi xếp hình em yêu thích (Dàn ý – 3 mẫu)
- Tả cái đèn học của em (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cái hộp bút của em (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cái tủ lạnh (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em (Dàn ý – 11 mẫu)
- Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 (Dàn ý – 6 mẫu)
- Tả đồ chơi robot của em (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả chiếc cần trục bến cảng (Dàn ý – 5 mẫu)
- Tả quyển sách cũ mà em tìm được trong tủ. (Dàn ý – 5 mẫu)
Văn tả cây cối
-
Tả cây bóng mát (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây hoa hồng đang ra hoa (dàn ý – 12 mẫu)
-
Tả cây hoa đào ngày Tết (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây chuối (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây hoa gạo (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây hoa mai (dàn ý – 11 mẫu)
-
Tả cây sầu riêng (dàn ý – 13 mẫu)
-
Tả cây phượng vĩ (dàn ý – 12 mẫu)
-
Tả cây bàng (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây hoa mà em yêu thích (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây tre (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây hoa giấy (dàn ý – 12 mẫu)
-
Tả cây dừa (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả hoa sen (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cây cà chua (dàn ý – 9 mẫu)
-
Tả cây vải (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả một luống rau hoặc vườn rau (dàn ý – 12 mẫu)
- Tả cây ổi trong vườn nhà em (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây sấu (Dàn ý – 5 mẫu)
- Tả cây cam em yêu thích (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây me (Dàn ý – 3 mẫu)
- Tả cây hồng đang ra hoa (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây na trong vườn nhà em (Dàn ý – 7 mẫu)
- Tả cây mai (Dàn ý – 12 mẫu)
- Tả cây dừa quê em (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây dừa mà em thích (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây nho (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây hoa bên lăng chủ tịch Hồ Chí Minh (Dàn ý – 4 mẫu)
- Tả cây mít trong vườn nhà em (Dàn ý – 12 mẫu)
- Tả cây rau bắp cải (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây cau (Dàn ý – 5 mẫu)
- Tả cây hoa sứ (Dàn ý – 8 mẫu)
- Tả cây bưởi trong vườn nhà em (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây nhãn trong vườn nhà em (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây hoa ly (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả cây vú sữa (Dàn ý – 10 mẫu)
Văn tả con vật
-
Tả con trâu (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con bò (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con voi trong vườn thú (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con mèo (dàn ý – 12 mẫu)
-
Tả con chó (dàn ý – 12 mẫu)
-
Tả con lợn (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con gà trống (dàn ý – 12 mẫu)
-
Tả con gà mái (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con công (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con chim bồ câu (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con vật nuôi trong nhà (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả con vật trong vườn bách thú (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả một con vật mà em chợt gặp trên đường (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình (dàn ý – 6 mẫu)
- Tả con ngan (Dàn ý – 8 mẫu)
- Tả con bò (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả con ngựa mà em có dịp nhìn thấy (Dàn ý – 11 mẫu)
- Tả con sóc (Dàn ý – 4 mẫu)
- Tả con chuồn chuồn (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả con ngỗng (Dàn ý – 6 mẫu)
- Tả con vẹt mà em yêu thích (Dàn ý – 10 mẫu)
- Tả con vịt (Dàn ý – 8 mẫu)
- Tả con chim họa mi (Dàn ý – 7 mẫu)
- Tả con bướm (Dàn ý – 12 mẫu)
- Tả con cò (Dàn ý – 7 mẫu)
- Tả con dê mà em biết (Dàn ý – 5 mẫu)
- Tả con cá sấu (Dàn ý – 8 mẫu)
- Tả chú gà chọi (Dàn ý – 5 mẫu)
- Tả con cá vàng đang bơi trong bể cá (Dàn ý – 8 mẫu)
- Tả đàn kiếm đang tha mồi về tổ (Dàn ý – 6 mẫu)
Văn tả người
-
Tả mẹ của em (dàn ý – 13 mẫu)
-
Tả bà của em (dàn ý – 14 mẫu)
-
Tả ông của em (dàn ý – 13 mẫu)
-
Tả bố của em (dàn ý – 12 mẫu)
-
Tả người bạn em mới quen (dàn ý – 12 mẫu)
-
Tả thầy cô giáo mà em yêu quý (dàn ý – 13 mẫu)
-
Tả cô lao công vệ sinh môi trường (dàn ý – 10 mẫu)
Văn tả cảnh
-
Tả cảnh quê hương nơi em đang sống (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cảnh sông Hàn (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cảnh đẹp Đà Lạt (dàn ý – 10 mẫu)
-
Tả cảnh đẹp Sapa (dàn ý – 7 mẫu)
- Tả ngôi nhà lá ở nông thôn (Dàn ý – 10 mẫu)
Văn kể chuyện
-
Kể chuyện về một lần em xách đồ giúp người phụ nữ bế con (dàn ý – 10 mẫu)
-
Cho tình huống: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy lỡ làm ngã một em bé (dàn ý – 9 mẫu)
-
Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc (dàn ý – 10 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về lòng nhân hậu (dàn ý – 10 mẫu)
-
Kể câu chuyện về một đức tính tốt của con người (dàn ý – 7 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về sự đoàn kết, thương yêu bạn bè (dàn ý – 8 mẫu)
-
Kể câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên (dàn ý – 8 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về lòng trung thực (dàn ý – 12 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về lòng tự trọng (dàn ý – 10 mẫu)
-
Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện (dàn ý – 9 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông phi lí (dàn ý – 7 mẫu)
-
Kể một câu chuyện mà em đã học theo trình tự thời gian (dàn ý – 7 mẫu)
-
Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em (dàn ý – 10 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về một người có nghị lực (dàn ý – 10 mẫu)
-
Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời của người Pháp hoặc người Hoa (dàn ý – 8 mẫu)
-
Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó (dàn ý – 10 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể (dàn ý – 10 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về giúp đỡ người tàn tật (dàn ý – 9 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống (dàn ý – 6 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về chiến thắng bệnh tật (dàn ý – 4 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh (dàn ý – 6 mẫu)
-
Kể lại câu chuyện về một người có tài (dàn ý – 4 mẫu)
-
Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết (dàn ý – 8 mẫu)
-
Viết đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập (dàn ý – 10 mẫu)
-
Kể một câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu (dàn ý – 4 mẫu)
-
Kể lại câu chuyện nói về lòng dũng cảm (dàn ý – 9 mẫu)
-
Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời (dàn ý – 6 mẫu)
-
Kể về một người vui tính mà em biết (dàn ý – 6 mẫu)
- Kể về chuyến đi du lịch đáng nhớ của em (Dàn ý – 10 mẫu)
- Kể về một lần em đi viếng lăng Bác (Dàn ý – 8 mẫu)
- Kể chuyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Dàn ý – 8 mẫu)
Văn viết thư
-
Viết thư cho bạn kể về về tình hình học tập của lớp em hiện nay (dàn ý – 10 mẫu)
-
Viết thư chúc mừng sinh nhật người thân (dàn ý – 10 mẫu)
-
Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư thăm hỏi và động viên (dàn ý – 10 mẫu)
-
Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn, viết thư thăm hỏi và động viên (dàn ý – 10 mẫu)
-
Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn (dàn ý – 10 mẫu)
-
Viết thư cho người thân (ông bà, cô giáo, bạn bè, …) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới (dàn ý – 10 mẫu)
Đề bài: Tả cái thước kẻ của em.
A/ Dàn ý chi tiết
a. Mở bài:
– Giới thiệu chung về chiếc thước:
+ Chiếc thước đó được ai mua hoặc tặng, nhân dịp nào?
+ Chiếc thước đó đã được sử dụng bao lâu rồi?
b. Thân bài
– Miêu tả khái quát chiếc thước kẻ:
+ Đó là kiểu thước gì? (thước cứng, thước dẻo, thước đôi…)
+ Độ dài, hình dáng, kích thước của chiếc thước
+ Chất liệu, độ bền của chiếc thước
– Miêu tả chi tiết chiếc thước kẻ:
+ Vết đánh dấu, chia độ dài của thước
+ Những họa tiết, hình vẽ trang trí trên thước
+ Tên thước, nhà sản xuất
– Cách sử dụng, công dụng của chiếc thước
+ Trong học tập (kẻ hình, gạch bài, gạch chân từ quan trọng…)
+ Trong vui chơi (xếp hình, gõ nhạc…)
– Kỉ niệm của em với chiếc thước kẻ (ví dụ: trong giờ kiểm tra, trong một lần làm toán…)
c. Kết bài
– Tình cảm của em dành cho chiếc thước kẻ
– Những quyết tâm trong học tập cùng chiếc thước trong tương lai
B/ Bài văn mẫu
Tả cái thước kẻ của em – mẫu 1
Hôm qua em đi nhà sách với mẹ và mua rất nhiều đồ dùng cho học tập. Nào là sách, vở, bút, thước, phấn, bảng…nhưng em vẫn thích ngắm nghía chiếc thước mà mẹ chọn nhất. Đây là chiếc thước em thấy đẹp nhất từ trước đến giờ.
Chiếc thước có màu xanh nước biển rất dịu nhẹ, nhìn rất thích mắt. Trên chiếc thước có hình một dòng sông đang chảy uốn lượn, quanh co, có một chiếc thuyền bé tí và một người chèo lái nó. Em tưởng tưởng như chiếc thước chứa cả một thiên nhiên rất đẹp, tuyệt vời. Giống như con sông quê hương em vậy.
Chiếc thước dài 30cm, có từng con số để khi em nhìn vào sẽ biết được độ dài như thế nào. Chiếc thước dẹt, khi kẻ nhìn rất rõ những đường nét. Nó được đánh số thứ tự từ 1 đến 30. Em không phải ngồi đếm xem nó có bao nhiêu ô vì nó đã có sẵn con số như thế rồi.
Chiếc thước là người bạn đồng hành của bút, vì thước và bút luôn đi liền với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Ở trên chiếc thước người ta có dán một miếng giấy nhỏ xinh, trang trí họa tiết và chừa một chỗ trống để em có thể viết họ và tên, lớp vào đó. Bởi vậy từ khi có chiếc thước em không sợ bị thất lạc nữa vì đã có tên em ở trên đó.
Các bạn ai cũng khen chiếc thước của em đẹp, vừa màu sắc dịu mắt, vừa trang trí bối cảnh thiên nhiên hiền hòa. Các bạn ai cũng muốn mượn chiếc thước này để kẻ lên những đường nét thẳng tắp ở trên quyển vở trắng tinh.
Em luôn giữ cho chiếc thước không bị dính mực ở trên, nếu có bị dính em sẽ nhanh tay lau sạch. Vì để lâu nó sẽ bám chặt không thể rửa được.
Mỗi khi em không dùng đến thước, em thường cất nó vào hộp bút xinh xinh, để cho nó nghỉ ngơi, khi có việc em sẽ dùng.
Chiếc thước là đồ dùng học tập, là người bạn thân thiết của em mỗi lần đến trường. Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận.
Tả cái thước kẻ của em – mẫu 2
Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, bạn Lý đã tặng em ruột chiếc bút máy Hồng Hà và một cái thước kẻ. Lý là bạn thân của em, học cùng lớp cùng tổ.
Chiếc bút máy Hồng Hà trông đã đẹp, nhưng cái thước kẻ lại đẹp hơn. Bạn Lý khi đưa tặng phẩm cho em đã nói: “Đây là chiếc đũa thần bằng bạch ngọc nó sẽ gọi điểm 10 về cho Hoa, đếm không xuể…”
Cái thước kẻ dài 20cm, mỗi cạnh 0,7cm, được chế tạo bằng một thứ nhựa cứng trong suốt. Đúng là vuông thành sắc cạnh, không bao giờ có thể bị biến dạng, bị uốn cong. Hai mặt trên dưới đều có in chìm màu đen các chữ số 1, 2, 3, 18, 19, 20 và các vạch ngắn, dài để phân biệt độ dài mi-li-mét và xen-ti-mét.
Em vẫn dùng thước kẻ để kẻ lề, để gạch chân các tiểu mục, để gạch ngang trang ở phần cuối mỗi bài học về Tập đọc, về Từ ngữ, về Chính tả, về Toán! Trong những giờ học vẽ, cùng với hộp màu, cái bút chì, chiếc tẩy thì cái thước kẻ đúng là “chiếc đũa thần” như bạn Lý đã nói. Nhờ nó, mà em được những đường thẳng tăm tắp trên mỗi trang vở. Nhờ nó mà các hình vẽ trong vở được chính xác hơn đẹp hơn. Cô giáo bảo vẽ mỗi cánh bướm trang trí dài 3cm, nhờ thước kẻ, em vẽ được ngay. Cô bảo vẽ hình chữ nhật chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm, em đã dùng thước kẻ vẽ vừa đúng vừa đẹp.
Cái thước làm em hiểu rõ hơn nghĩa hai chữ “mực thước” là gì, đồng thời nó giúp em hình thành đức tính cẩn thận, chu đáo. Nhờ có cái thước mà em không dùng bút để gạch những đường cong queo vào vở, vào sách nữa.
Cái thước dài 20cm nên không để vào hộp bút như bút chì, bút máy. Nhưng nó vẫn nằm cạnh hộp bút để trong ngăn phụ của chiếc cặp. Ngày ngày nó vẫn đến trường cùng em. Nộ là công cụ đắc lực để giúp em học tập tốt
Mỗi một dụng cụ học tập như một ngón tay trên đôi bàn tay của người học sinh. Ngắm cái thước kẻ đã giúp em tính chính xác, tính cẩn thận. Nó đã gọi về cho em nhiều điểm 10 rồi đấy.
………………………………
………………………………
………………………………
Đề bài: Tả cây phượng vĩ.
A/ Dàn ý chi tiết
1. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng.
– Sân trường em trồng rất nhiều loài cây cho bóng mát trong đó có cây phượng vĩ già.
– Không biết cây phượng vĩ trường em đã có từ bao giờ nhưng từ khi em học đã thấy nó.
– Ở giữa sân trường, cây phượng nằm sừng sững, uy nghi tỏa bóng mát và là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi.
2. Thân bài: Tả cây phượng
– Cây phượng cao hơn tòa nhà 2 tầng, cành lá sum suê, tán lá rộng bao phủ cả khoảng sân.
– Gốc cây có màu đen, sần sùi, bên ngoài có lớp vôi trắng, thân cây bằng vòng tay người ôm
– Cây có rất nhiều cành tỏa ra các hướng, cành to, nhỏ vươn lên cao đón ánh nắng mặt trời.
– Lá phượng nhỏ li ti như lá me, đối xứng với nhau.
– Đến mùa hè hoa phượng ra hoa, hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng và màu đỏ hoặc đỏ hơi cam.
– Hoa phượng thường nở vào tháng 4 đến tháng 6, hoa nở đỏ rực cả góc trời, hoa phượng còn là biểu tượng của tuổi học trò.
– Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh..
3. Kết bài: Nêu tình cảm của em với cây phượng.
B/ Bài văn mẫu
Tả cây phượng vĩ – mẫu 1
Trường em trồng rất nhiều những loài cây bóng mát như cây bàng, cây hoa sữa, cây sấu,…nhưng em yêu thích nhất là cây phượng vĩ ở góc sân, nơi mà ngày ngày chúng em chơi đùa ở dưới tán lá mỗi lúc ra chơi.
Cây phượng vĩ nằm ở ngay gần cổng trường, cao hơn dãy nhà học bốn tầng. Cây đã đứng đó từ bao lâu rồi em không biết, chỉ biết là, từ khi em vào trường, cây đã to lắm rồi. Thân cây to, sần sùi màu nâu thẫm mang theo dấu ấn nắng mưa của thời gian nên trên thân có những vết nấm mốc, đôi chỗ bị tróc một ít vỏ cây. Gốc cây xù xì, nổi lên trên mặt đất những chiếc rễ to như những con trăn nhỏ. Từng chiếc rễ giống như những chiếc ghế ngồi lý tưởng để lũ học trò chúng em ngồi mỗi giờ ra chơi. Phía trên, những cành cây to, rắn chắc tỏa ra tứ phía như những cánh tay người. Bao trùm lên đó là tán lá rộng, xòe ra.
Lá cây phượng to nhưng mỏng, chia ra làm các nhánh lá nhỏ li ti, thưa thớt. Lá có màu xanh nhạt, lá già thì ngả vàng. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, từng đợt “mưa lá” lại rủ xuống mặt đất, tạo nên những thảm lá nhỏ trên một góc sân. Lũ học trò chúng em thỉnh thoảng lại nhặt những chiếc lá cây rụng cành, tuốt ra rồi tung lên làm pháo bông hoặc đem ép vào những trang sách. Khi đến mùa hè hoa phượng nở, những chùm hoa đỏ rực nở rộ, bông nào bông đấy đua sắc đỏ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Hoa phượng có năm cánh ôm lấy ở giữa là nhụy hoa. Từng bông phượng như những đốm lửa nhỏ, từng chùm hoa phượng lại giống như những bó đuốc đang cháy rực rỡ trên cành.
Người ta vẫn thường nói, hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Phải chăng vì hoa phượng thường nở đúng vào mùa hè, mùa của tựu trường. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Cây phượng đã gắn bó với chúng em từ rất lâu rồi. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này.
Cây phượng như một người bạn gắn liền với tuổi học trò của em. Màu đỏ của hoa phượng lại khiến em bồi hồi mỗi khi nhớ về. Dù bao năm trôi qua, cây vẫn cứ tươi tốt như vậy, chống chọi lại bao mưa, nắng của cuộc đời. Và sau này cho dù có học ở những ngôi trường mới, nhất định em cũng không thể quên được hình bóng những cây phượng đỏ thắm đã cùng em lớn lên và trải qua những năm tháng tại ngôi trường tiểu học này của mình.
Tả cây phượng vĩ – mẫu 2
Trước sân trường em có nhiều loại cây được trồng từ lâu năm như cây xà cừ, cây bàng, cây bằng lăng, cây phượng. Nhưng em vẫn dành tình cảm nhiều nhất cho cây phượng, có lẽ vì nó nằm ngay bên ngoài khung cửa sổ lớp em.
Cây phượng có từ bao giờ em cũng không biết nữa, chỉ biết rằng từ lúc em bước vào mái trường này đã thấy cây phượng sừng sững từ bao giờ. Cây phượng cao quá mái ngói của trường, xòe tán rộng, lòa xòa trên mái. Thân cây phượng xù xì, màu nâu thẫm, thi thoảng có nổi lên những cục to tròn như cái bướu. Một tay của em là có thể ôm được thân phượng vào lòng. Cây phương đứng bên cạnh khung cửa sổ, vẫn bình lặng từ ngày này qua ngày khác như các loại cây khác. Mỗi khi có làn gió lùa đến, những chiếc lá bé xíu rơi rụng theo, đậu lại trên mặt đất.
Mọi người vẫn bảo mùa hè là mùa của hoa phượng, mùa của màu đỏ rợp kín cả một góc trường. Màu hoa phượng còn là màu của sự chia ly, của rời xa của bao thế hệ tuổi học trò. Hoa phượng có màu đỏ, 5 cánh màu đỏ tươi, nhụy hoa màu vàng chụm lại thành một bông khoe sắc giữa tiết trời oi nực của mùa hè.
Hoa phượng bắt đầu nở vào tháng 5, khi sân trường dần dần thưa vắng, học trò chào tạm biệt nhau bước vào một kỳ nghỉ hè mới. Lúc ấy, hoa phượng nở, nhắc nhở học trò luôn nhớ về nhau, nhớ về mái trường. Hoa phượng đẹp nhưng buồn, buồn vì mùa hè hoa phượng nằm im lìm một mình trên gốc cây, thi thoảng lại rơi rụng trước sân trường.
Gốc cây phượng lòa xòa mặt đất, bò lổm ngổm như những con rắn khổng lồ đang bò trên mặt đất. Đám học trò bọn em vẫn nhặt những cánh hoa phượng rơi xuống mặt đất để ép vào trang vở trắng tinh đến lúc nào khô thì lấy ra. Những cánh hoa được ép mỏng tang, khô và dễ vỡ. Học trò vẫn bảo đó là loài hoa lưu giữ những kỉ niệm.
Chúng em sắp phải rời xa mái trường, sắp phải bước sang một chặng đường mới. Nhưng có lẽ hình ảnh cây phượng trên sân trường, bên cạnh cửa sổ vẫn luôn gợi nhắc nhiều kỉ niệm học trò.
………………………………
………………………………
………………………………
Đề bài: Tả mẹ của em hay nhất.
A/ Dàn ý chi tiết
I. Mở bài: Giới thiệu về mẹ.
– Mẹ là người gần gũi với em nhất.
– Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi.
II. Thân bài: Tả về mẹ.
a) Tả hình dáng:
– Dáng người tầm thước, thon gọn.
– Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
– Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.
– Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
– Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
– Tính tình ôn hòa, nhã nhặn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
– Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em.
III. Kết bài:
– Mẹ luôn tận tụy, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.
– Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
B/ Bài văn mẫu
Tả mẹ của em – mẫu 1
Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Và trong bài văn này, em sẽ kể về người mẹ tuyệt vời của em – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời.
Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ có mái tóc đen dài đến ngang lưng và luôn luôn được búi gọn gàng ở đằng sau. Hàm răng đều, trắng bóng và luôn nở nụ cười mỗi khi có điều gì làm mẹ vui. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm…nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt.
Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ.
Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết. Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra chuyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.
Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.
Tả mẹ của em – mẫu 2
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
………………………………
………………………………
………………………………
Giới thiệu kênh Youtube VietJack
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 3-4-5 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án