Khách hàng đang quan tâm đến Từ đồng nghĩa là gì? Có bao nhiêu loại từ đồng nghĩa? Hãy theo dõi nội dung bài viết sau của chúng tôi để biết thêm các thông tin hữu ích.
Contents
Từ đồng nghĩa là gì?
Từ đồng nghĩa là những từ ngữ có nét nghĩa giống nhau một phần hoặc hoàn toàn nhưng về mặt hình thức ngữ âm thì lại không giống nhau. Các từ này có thể khác nhau về phong cách hay sắc thái ngữ nghĩa nào đó hoặc là cả hai.
Từ đồng nghĩa khí viết văn có thể được dùng như một cách nói giảm, nói tránh. Đồng thời sử dụng từ đồng nghĩa cũng giúp câu văn trở nên đa dạng hơn, tránh bị lặp từ.
Ví dụ 1: “trái thơm” và “ trái dứa” là hai từ dùng để chỉ cùng một loại trái cây. Tuy nhiên “trái thơm” là từ được người miền Nam hay dùng, còn “trái dứa” là từ người miền Bắc hay dùng.
Ví dụ 2: Các từ như chết- mất – qua đời – hy sinh – băng hà
+ Con chó đã chết do bị một chiếc xe ô tô tải đâm vào
+ Bà cụ đã mất sau một thời gian một mình chiến đấu với bệnh tật.
+ Bố tôi, ông ấy đã hi sinh trên chiến trường một cách rất anh dũng
+ Nhà vua sau thời gian điều trị bệnh đã băng hà
+ Câu chuyện Lão Hạc qua đời, đã để lại cho tôi một bài học đáng nhớ về sự thống khổ.
Từ đồng nghĩa phân loại thế nào?
Thông thường từ đồng nghĩa được Phân loại theo 2 cách:
– Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: Mẹ – má, bố – ba – cha
+ Mẹ tôi là một giáo viên giỏi
+ Má tôi là một giáo viên giỏi
Ví dụ: quả – trái, hoa – bông, gầy – ốm, béo – mập…
– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).
Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng.
Từ đồng nghĩa và từ đồng âm có giống nhau không?
Rất nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa cách phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa, và nghĩ đây là 2 từ giống nhau. Tuy nhiên không phải vậy, bởi:
– Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau, có cách viết và cách đọc giống nhau tuy nhiên về mặt ý nghĩa thì lại có sự khác biệt.
Ví dụ 1: Má tôi vừa đi chợ mua một rổ rau má để làm sinh tố.
Ta có thể thấy trong câu trên từ “Má” đầu tiên là chỉ con người, nghĩa là mẹ, còn từ “má” thứ 2 lại có nghĩa là một loại thực vật ăn được tên là rau má.
2 từ “má” ở đây có sự giống nhau về âm thanh nhưng về nghĩa khác nhau hoàn toàn và không hề có sự liên quan gì.
Ví dụ 2: Mua miếng đất này sẽ mang lại nhiều lợi ích đấy => Lợi trong “lợi ích” là những điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó.
Bạn tôi bị viêm lợi nên phải đi khám bác sĩ. => Lợi trong “răng lợi” là phần thịt bao quanh chân răng.
Ngoài ra còn có nhiều cặp từ từ đồng âm khác nghĩa khác như thịt bò – kiến đang bò, học hành – hành phi, hoa mai – giang mai…
– Từ đồng nghĩa là những từ ngữ có nét nghĩa giống nhau một phần hoặc hoàn toàn nhưng về mặt hình thức ngữ âm thì lại không giống nhau. Các từ này có thể khác nhau về phong cách hay sắc thái ngữ nghĩa nào đó hoặc là cả hai.
Ví dụ: Con đã ăn cơm lúc 10h sáng- Con đã xơi cơm lúc 10h sáng
Ví dụ: siêng năng-chăm chỉ-cần cù
So sánh từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn, nên từ trái nghĩa khác hoàn toàn với từ đồng nghĩa về vả ngữ âm lẫn nét nghĩa của từ.
Ví dụ:
+ Cao-thấp
+ Béo-gầy
+ Giàu-nghèo
+ Chăm chỉ-lười biếng
+ Mặn-nhạt
+ Giỏi giang-kém cỏi
+ Thuận lợi-Khó khăn
+ Đoàn kết-chia rẽ
+ Nhanh nhẹn-chậm chạp
+ Sáng sủa-tối tăm
+ Hiền lành-dữ tợn
+ Nhỏ bé-to lớn
+ Thật thà-dối trá
+ Nông cạn-thâm sâu
+ Cao thượng-hèn kém
+ Vui vẻ-buồn bã
Từ trái nghĩa cũng được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.
– Từ trái nghĩa hoàn toàn là những từ luôn trái ngược với nhau trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ: sống-chết, cao-thấp,..
– Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ sẽ trái với nhau trong những trường hợp nhất định chứ không phải lúc nào cũng có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: cao chót vót-sâu thăm thẳm (“cao” không hẳn trái nghĩa với “sâu” nhưng trong trường hợp này “cao chót vót” được coi là trái nghĩa với “sâu thăm thẳm” )
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc niên quan đến có bao nhiêu loại từ đồng nghĩa? Khách hàng theo dõi các nội dung liên quan có thắc mắc vui lòng phản hồi để được hỗ trợ nhanh nhất.