Nuôi gà chọi đúng kỹ thuật về cơ bản sẽ phức tạp hơn so với nuôi gà thông thường. Bởi nuôi gà chọi đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hen ngay từ khâu chọn giống đến khâu chuẩn bị chuồng trại, thức ăn hay chăm sóc. Hiểu được điều đó, ở bài viết này chúng tôi giới thiệu tới bạn đọc cách nuôi gà chọi sao cho đúng kỹ thuật, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Cách chọn giống để nuôi gà chọi
Hiện nay, để nuôi gà chọi người ta thường chọn 2 giống gà phổ biến và được chuộng nuôi đó là gà đòn và gà cựa. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng và cách chăm sóc riêng. Trong đó:
– Gà đòn:
+ Có chân vàng nghệ và da non mềm, nách gà cũng vàng nhưng nhạt hơn.
+ Thân hình to lớn, mắt sâu, vạm vỡ, tính thì rất lỳ.
+ Loại này chân cao và cổ trần trụi.
– Gà cựa:
+ Thân hình nhỏ hơn, người cũng nhiều gân xương, thịt không săn chắc nhưng bù lại cựa dài, nhọn và rất sắc.
+ Mắt cũng thuộc loại lanh lợi không ăn nhiều.
+ Loại gà cựa ở miền Nam long nhiều và mượt, hai bên có giáp dài buông xuống trông vô cùng đẹp
Chọn gà khi đã được 1 ngày tuổi
Để nuôi gà chọn ngay từ khi còn nhỏ thì khâu chọn giống là hết sức quan trọng, để chọn được con giống tốt ta cần:
– Tiến hành tách trống mái riêng biệt sau khi gà nở, rồi lấy 10% cả đàn cân lên để tính số cân trung bình của đàn đó. Sau đó chọn những con có trọng lượng gần trọng lượng trung bình nhất cả trống và mái.
– Những con được chọn cần có thân hình cân đối, lông xốp và khô, bụng thon, không lộ rốn, khỏe mạnh, không dị tật, khỏe mạnh, phao câu không có. Ngược lại, những con lưỡi hái vẹo, mắt kéo, chân cứng, bị tật, cổ vẹo, mỏ vẹo, bụng to, thân hình mất cân đối thì loại.
Chọn gà bố mẹ để làm giống
Mặt khác, để nuôi gà chọi làm giống, ta cần có những tiêu chí lựa chọn tùy vào đó là còn trống hay con mái, cụ thể:
– Đối với con trống: chọn con có nhiều ngón đòn hay, sức khỏe tốt, dẻo dai và đẹp mã
– Đối với con mái:
+ Chọn con có thân hình nhỏ, trứng khi ấp không bị vỡ nhiều, đầu thon dài theo cổ.
+ Mỏ cân bằng với đầu, mũi to, cánh mũi nở nang
+ Ngực phải ưỡn không vẹo lười.
+ Cánh úp vào thân, lông dày mượt, cánh to.
+ Phao câu rõ to và sát thân.
Phân biệt trống mái
Sau khi chọn giống xong, ta cần để riêng theo từng dòng, phân chia con trống con mái. Dưới đây là một số cách nhận biết gà chọi trống và gà chọi mái:
– Cách 1: Khi cầm chân gà con mà con nào đầu ngóc lên là con trống, con nào đầu ngửa ra sau là con mái.
– Cách 2: Có thể rắc 1 lớp tro mỏng lên đất rồi đặt gà con lên đó. Con nào để lại 2 dấu chân vẹo chéo là con trống, con nào hai dấu chân song song thì là con mái.
– Cách 3: Xòe cánh gà con ra và xem thủ có bao nhiêu lớp lông. 1 lớp là gà mái, 2 lớp là gà trống.
– Cách 4: Khi quan sát hậu môn con nào lộ rõ gai giao cấu thì là con trống, ngược lại thì là con mái.
– Cách 5: Đặt gà con nằm ngửa ra lòng bàn tay, nếu quẫy đạp liên tục thì là gà trống, còn quẫy một lúc rồi ngừng thì là gà mái.
– Cách 6: Nắm nhẹ ở phần cổ gà, nhấc gà con lên, nếu thấy gà chọi con duỗi thẳng chân ra thì đấy là gà trống, còn co chân lên thì là gà mái.
Cách nuôi gà chọi đúng cách
Để nuôi gà chọi đúng cách, ta cần chuẩn bị kỹ càng từ chuồng trại cho tới thức ăn, nước uống và quy trình chăm sóc. Cụ thể:
Chuồng trại nuôi gà chọi
Để nuôi gà chọi ta cần chọn nơi làm chuồng cao ráo, khô thoáng, nên xây theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông. Đồng thời, dùng lưới B40 quây xung quanh để bảo vệ gà.
Sau đó dựng các dãy xây gạch, chia thành các ô diện tích 2 đến 4m2. Chiều dài mỗi ô chừng 1 đến 1,5m rộng tầm 1 đến 1,2m.Nếu xây theo dãy thì dùng lưới thép ngăn giữa các ô, mặt trước dùng song sắt. Còn xây riêng thì 3 mặt cần là tường bê tông tránh gió.
Nền chuồng có thể dùng xi măng để láng hoặc là dùng đất nện đều được. Cũng cần chú ý lót thêm lớp cát dày để bảo vệ chân gà.Ngoài ra, có thể dùng lưới thép hoặc tre thưa, cao cách mặt đất khoảng 0,5m để thuận tiện dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc, tránh gió lùa, mưa ẩm.
Nếu là gà chọi con thì làm lồng úm với kích thước tầm 2×1.5x1m để giữ ấm. Chú ý chất độn chuồng như mùn cưa, rơm khô, vỏ trấu, dăm bào…cần được phơi khô, phun thuốc sát trùng và chuẩn bị trước 5 – 7 ngày thả gà con vào. Rải chất độn dày khoảng 5 – 10cm và đặt bóng đèn sưởi công suất 60 đến 100w. Bên ngoài dùng rèm che chắn gió.
Chăm sóc gà chọi
* Đối với gà chọi con 0-8 tuần tuổi:
Để nuôi gà chọi giai đoạn này, ta có thể cho nó dùng nước pha với Glucose và Vitamin C để giúp nó nâng cao sức khỏe. Sau đó, ta có thể tham khảo cách chăm sóc các tuần như sau:
1 tuần đầu 2-3 tuần tuổi 4 -9 tuần tuổi – Cho ăn hạt vừng nhỏ, tấm, cám ngô.
– Ngày ăn 5 đến 6 bữa.
– Dùng thóc nghiền đem nấu với thịt và rau rồi cho vào máng cho nó ăn.
– Ngày ăn 3 đến 4 bữa.
– Có thể cho dùng các loại mồi như giun, trùn quế, lương, lòng đỏ trứng,…
– Ngày ăn sáng và chiều
– Có thể dùng thêm men vi sinh cũng như Bcomplex để gà mau lớn hạn chế bệnh tật.
Tiêu chí 1-7 ngày tuổi 8-28 ngày tuổi Trên 28 ngày tuổi Mật độ chuồng úm (con/㎡) 30 – 50 25 – 30 <10 Cường độ chiếu sáng (W/㎡) 5 5 3 Nhiệt độ úm gà con (℃) 28 – 32 25 – 28 22 – 25 Độ ẩm (%) 65 – 75 65 – 75 65 – 75 Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) 17 – 22 8 – 14 Dùng ánh sáng tự nhiên
* Đối với gà chọi từ 9 – 20 tuần tuổi (2-5 tháng)
Nuôi gà chọi đến giai đoạn này thì gà bắt đầu thay lông, phát triển giới tính rõ ràng trong đó: gà trống ăn khỏe, tập gáy, gà mái lông óng mượt, có thể đẻ vào lúc đạt 5 tháng tuổi. Vì vậy, giai đoạn này cần có chế độ chăm sóc phù hợp, nghiêm ngặt để đàn gà phát triển cả về ngoại hình và thể chất, khả năng chiến đấu. Cụ thể:
– Tuyệt đối không dùng cám công nghiệp hay cám tăng trọng vì sẽ làm gà nhiều mỡ, không chịu đá, thịt không chắc.
– Đảm bảo đủ dinh dưỡng trong ngày và có thể phối trộn theo công thức sau:
+ Sáng: lươn xay nhỏ trộn với vỏ trứng, thóc và ngô
+ Trưa: Sâu xanh
+ Chiều: Cũng như sáng nhưng thêm rau xanh cho gà là được.
Bên cạnh đó cũng có thể trộn rau xanh, phụ phẩm cùng các nguyên liệu khác và cho vào máy ép viên đẻ làm thức ăn sẵn cho gà.
Ngoài ra, cần tách riêng trống, mái để tránh chúng mổ nhau hay đá bậy.
Nuôi gà chọi lúc 5 tháng tuổi nếu gà trống gáy đã rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở vùng đầu, cổ, đùi, ức để lộ da. Cho gà trống đá thử 1 – 5 trận để xem con nào khả thi thì huấn luyện tiếp.
Để đảm bảo sức khỏe, người nuôi cần tiến hành dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, định kỳ sát trùng bằng Bencid 200 hay Iodine. Thường xuyên cho gà ra sân vườn tắm nắng, đi lại để cơ bắp chắc khỏe, theo dõi sức khỏe, tẩy giun sán, tiêm vaccine đúng lịch.
* Đối với gà chọi trên 20 tuần tuổi
Nuôi gà chọi ở giai đoạn này thì trong chế độ dinh dưỡng không có gì thay đổi, nhưng cần thay đổi thời gian cho ăn.
– 8 giờ sáng: cho gà ăn thóc lúa
– 12 giờ trưa: cho ăn rau hoặc mồi (xen kẽ 1 tuần 3 bữa rau, 3 bữa mồi)
– 16 giờ chiều: cho gà ăn thóc
– 20 giờ tối: cho gà ăn thóc bữa cuối ngày
Nuôi gà chọi giai đoạn này cũng chỉ nên cho gà ăn vừa tới vì nếu ăn no quá nó sẽ lười tìm thức ăn, lười vận động, giảm khả năng sinh tồn vốn có. Lượng thức ăn tầm ⅓ đến ⅔ thể tích diều là được.
Vào lúc mát trời thì cho gà ăn thêm tỏi và ớt, mỗi tuần ăn 1 lần ớt 2 lần tỏi để tăng khả năng chịu bệnh. Đồng thời cung cấp thuốc bổ cho gà chiến để thể lực sung mãn: vitamin B12, Vitamin C. Cho gà uống đủ nước, đặc biệt là uống nước vào ban đêm 20 giờ tối.
Đặc biệt, nuôi gà chọi giai đoạn này, ta cần chú ý tới vấn đề tỉa lông, cắt tai tích và huấn luyện gà. Cụ thể:
– Loại bỏ tai tích vào tháng thứ 7, có thể dùng kéo hoặc dao lam và cắt khi trăng khuyết để gà bớt đau, đỡ chảy máu. Không nên cắt vào ngày nắng.
– Cắt tỉa lông khi gà được 12 tháng tuổi, cần chú ý những vị trí như:
+ Tỉa lông đầu và cổ tính từ đốt xương cổ trở xuống. Cắt hết lông gáy, lông hai bên đến gần hết cổ, giữ lại 1 chút che chỗ hầu, phần lông nhỏ ở trên sọ cũng không cắt.
+ Cắt lông từ nách non đến phao câu, chỗ nào nhiều lông thì cắt giúp gà giải nhiệt trong những ngày nắng nóng đồng thời cũng giúp gà chiến đấu dễ hơn. Sau đó tiến hành tỉa lông mao ở lưng nhưng không nên tỉa sâu quá sẽ làm gà bị xấu.
+ Lông mao ở đùi cũng tỉa bớt chỉ để cách gối chừng 1 ngón tay.
+ Lông ở bụng dưới lườn cắt từ đùi đến phao câu. Lông từ ngực đến giáp đùi thì để lại. Phao câu cũng nên để lại 5 đến 6 lông.
– Cho gà phơi nắng 2 lần// tuần từ 7 đến 8h30p để hấp thụ được ánh sáng tốt nhất.
– Cuối cùng là luyện gà bằng cách:
+ Cho 2 con gà cuốn chân quần thảo với nhau. Có thể bịt hoặc thả mỏ.
+ Gà vần với người theo hình thức tập quay thóc hay để 2 gà chạy lồng còn người thì đếm số vòng
Trên đây là toàn bộ cách nuôi gà chọi đúng cách mà bạn nên biết. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp mọi người có thêm kiến thức và giải quyết được tình trạng gặp phải trong chăn nuôi.
Để được tư vấn kỹ hơn về các triệu chứng bệnh cũng như cách điều trị bệnh cụ thể hơn, hiệu quả hơn, bạn có thể liên hệ SĐT: 0961 681 856 để được tư vấn miễn phí.