- Từ ghép đẳng lập
- Khái niệm
- Ví dụ minh họa
- Từ ghép chính phụ
- Khái niệm
- Ví dụ minh họa
- Từ ghép đẳng lập
- Phân tích ví dụ
- Rút ra ý nghĩa
- Từ ghép chính phụ
- Phân tích ví dụ
- Rút ra ý nghĩa
Câu 1. Trong các từ ghép “bà ngoại, thơm phức” ở những ví dụ sau, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
Ví dụ 1: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tớ gần ngôi trường và nối chơi vơi, hốt hoảng khi công trường đóng lại” (Lý Lan)
Ví dụ 2: “Cốm không phải thức quà của người vội, ăn Cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngấm nghĩ. Khi bấy giờ ta mới thấy thu lại cả hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ” (Thạch Lam)
Tiếng chính Tiếng phụ bà ngoại thơm phức
- Nhận xét
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
- Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
Câu 2. Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo, trầm bổng” ở những ví dụ sau (trích từ văn bản “Cổng trường mở ra”) có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? Ví dụ 1: “Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Ví dụ 2: “Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”.
- Nhận xét
- Các tiếng trong hai từ này không chia ra được thành tiếng chính tiếng phụ.
- Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.
Câu 1. So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà”, nghĩa của từ “thơm phức” với nghĩa của từ “thơm”.
- Từ ghép chính phụ
- “Bà”: Người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ.
- “Bà ngoại”: Người đàn bà sinh ra mẹ.
- “Thơm”: Mùi của hương hoa, dễ chịu.
- “Thơm phức”: Thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.
→ Nghĩa của tiếng chính rộng hơn nghĩa của cả từ.
⇒ Sự có mặt của tiếng chính làm thu hẹp phạm vi bao quát của từ.
Câu 2. So sánh nghĩa của từ “quần áo” so với nghĩa của mỗi tiếng “quần”, “áo”; nghĩa của từ “trầm bổng” với nghĩa của mỗi tiếng “trầm”, “bổng”.
- Từ ghép đẳng lập
- “Quần áo”:Chỉ trang phục nói chung.
- “Quần”, “Áo”: Chỉ riêng quần và áo.
- “Trầm bổng”: Âm thanh lúc trầm lúc bổng nghe êm tai.
- “Trầm”, “Bổng”: Âm thanh trầm và âm thanh bổng.
- “Quần áo”:Chỉ trang phục nói chung.
→ Nghĩa của các tiếng tách rời bao giờ cũng hẹp hơn nghĩa của cả từ.
- Nghĩa của “quần áo” rộng hơn nghĩa của “quần”, “áo”
- Nghĩa của “trầm bổng” rộng hơn nghĩa của “trầm”, “bổng”.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Từ ghép để củng cố hơn nội dung bài học.
Câu 1.
Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, lâu đời, cười nụ suy nghĩ, chài lưới, đầu đuôi, ẩm ướt
Câu 2. Tìm tiếng phụ để tạo từ ghép chính phụ.
- Bút bi, thước kẻ, mưa rào, làm quen, ăn bám, trắng xóa, vui mắt, nhát gan.
Câu 3. Tìm thêm các tiếng để tạo từ ghép đẳng lập
- Núi: Núi non, núi sông.
- Ham: Ham thích, ham muốn
- Xinh: Xinh đẹp, xinh tươi
- Mặt: Mặt mũi, mặt mày
- Học: Học hành, học hỏi
- Tươi: Tươi tốt, tươi tỉnh.
Câu 4. Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
- Vì:
- Sách, vở là những từ đơn có số từ đứng trước nó, danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được.
- Sách vở là từ ghép đẳng lập hợp nghĩa chỉ khái quát các loại sách và vở của học sinh
⇒ Không nói được một cuốn sách vở.
Câu 5.
a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
- Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng. Vì “hoa hồng” là từ ghép chính phụ.
b. Em Nam nói: “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
- Nói như thế đúng vì “áo dài” là từ ghép chính phụ, đây là tên một loại áo nên áo ấy có thể ngắn.
c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?
- “Cà chua” có nghĩa là một loại quả có tên như vậy chứ không phải mọi loại cà chua đều chua. Ta có thể nói như trên vẫn đúng.
d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
- Cá vàng không chỉ là cá có màu vàng (có cá vàng đen, cá vàng trắng,…) mà nó là tên của một loài cá. Đây là từ ghép chính phụ nên cách nói trên là đúng.
Câu 6. So sánh nghĩa của các từ ghép: mát tay, nóng lòng, gang thép (Anh ấy là một chiến sĩ gang thép) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng
Nghĩa của các từ đã cho khái quát hơn nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
- “Mát tay”
- “Mát” : Chỉ trạng thái vật lý
- “Tay” : Bộ phận của cơ thể
- “Mát tay”: Chỉ trình độ nghề nghiệp, có tay nghề giỏi
→ Kết quả khái quát hơn nghĩa của “mát” “tay”
- “Nóng lòng”: Chỉ tâm trạng mong muốn cao độ, muốn làm một việc gì đó
→ Kết quả từ ghép “nóng lòng” khái quát hơn nghĩa “nóng” , “lòng”.
- “Gang thép”
- “Gang”: Chỉ một kim loại rắn giòn
- “Thép”: Chỉ một kim loại mỏng mềm hơn gang
- “Gang thép”: Chỉ một đức tính tốt của một người (Cứng rắn, cương quyết)
→ Nghĩa của các từ ghép “gang thép” khái quát hơn nghĩa của các tiếng “gang”, “thép”
⇒ Có sự chuyển nghĩa so với nghĩa của các tiếng.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.