Quản trị Marketing là một quá trình bao gồm tất cả. Nó là một sự nỗ lực có ý thức của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh dựa trên nền tảng là tất cả các hoạt động, từ sản xuất đến phân phối hàng hóa và mọi thứ ở giữa. Một công ty có thể không tập trung sự chú ý của mình vào tất cả các hoạt động, nhưng nên chọn một triết lý tiếp thị cụ thể như Triết lý sản phẩm hoặc Triết lý bán hàng. Hãy cùng Andrews – The Power MBA điểm qua năm Triết lý Quản trị Marketing.
Triết lý Quản trị Marketing
Mọi doanh nghiệp, mọi công ty và mọi sản phẩm đều có sự khác nhau. Vì vậy, không có một chiến lược tiếp thị nào có thể áp dụng đồng nhất cho tất cả. Mỗi doanh nghiệp khác nhau cần sử dụng các chiến thuật và khái niệm khác nhau, trong mỗi thời điểm khác nhau. Đó được gọi là triết lý Quản trị Marketing.
Triết lý sản xuất (Production Concept)
Khái niệm này dựa trên quy trình sản xuất hiệu quả của một công ty. Kể từ những ngày bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, người ta tin rằng hàng hóa có sẵn với số lượng nhiều và giá rẻ sẽ luôn bán được hàng. Đó là quy luật nói rằng “cung sẽ tạo ra cầu của chính nó”.
Vì vậy, một công ty có thể chọn Triết lý sản xuất để có thể tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Ở đây, nó sẽ sản xuất một số lượng hàng hóa khổng lồ với chi phí thấp hơn và bán chúng trên tất cả các thị trường và với mức giá cạnh tranh nhất. Ở đây, lợi nhuận sẽ đến từ số lượng hàng hóa bán được.
Nhưng triết lý này thiết sót ở một điểm là khách hàng không chỉ lựa chọn sản phẩm dựa trên giá cả. Có nhiều yếu tố khác mà khách hàng sẽ xem xét khi quyết định mua, chẳng hạn như chất lượng và sự khác biệt.
Triết lý sản phẩm
Khái niệm này tập trung vào chất lượng, tính khả dụng và sự đổi mới hơn là giá cả. Trong một thị trường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Và hai trong số những yếu tố quan trọng là chất lượng của sản phẩm và tất cả các tính năng mà nó cung cấp.
Vì vậy, trong triết lý sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cố gắng để đảm bảo rằng hàng hóa của họ có chất lượng tốt nhất. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm sẽ cao hơn. Ở đây, công ty sẽ tìm cách tối đa hóa lợi nhuận bằng các sản phẩm có chất lượng đầy hứa hẹn. Còn những khách hàng quan tâm về chi phí hoặc khả năng tiếp cận của sản phẩm sẽ không nằm trong đối tượng mục tiêu.
Triết lý bán hàng
Ở đây, khái niệm chuyển từ chú trọng sản xuất sản phẩm sang đặt mũi nhọn vào việc bán sản phẩm. Bởi ngay cả khi hàng hóa đáp ứng được yêu cầu về giá cả và chất lượng của người tiêu dùng thì việc bán hàng không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Trong triết lý bán hàng của các triết lý quản trị tiếp thị, ý tưởng chính là thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm bằng bất kỳ phương tiện nào cần thiết.
Các công ty có thể sử dụng khuyến mãi, quảng cáo hoặc nhiều hoạt động khác để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm của họ. Đôi khi họ thậm chí có thể thao túng người tiêu dùng. Mục đích cuối cùng ở đây là thúc đẩy việc bán sản phẩm mà không tính đến hậu quả về lâu dài.
Triết lý tiếp thị
Tiếp thị là một trong những triết lý quản lý tiếp thị mới hơn. Đó là một khái niệm của thế kỷ 21 khi mà nhiều nhà kinh doanh thực sự tin rằng “khách hàng là thượng đế”. Ở đây mọi quyết định và hành động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của khách hàng. Ngay từ khâu sản xuất và thiết kế hàng hóa đến vận chuyển, mọi quy trình đều cần nhắc đến trải nghiệm của khách hàng.
Vì sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu chính của triết lý tiếp thị nên họ không cần lo lắng về việc bán hoặc sản xuất. Tất nhiên, bởi họ đang đáp ứng tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng nên người tiêu dùng sẽ phải trả một mức giá thích hợp cho sản phẩm.
Triết lý Tiếp thị Xã hội
Đôi khi nhu cầu của khách hàng và của công ty không phải là phù hợp nhất với xã hội hay môi trường. Nhưng vì doanh nghiệp là một phần của xã hội, nên doanh nghiệp cũng phải đảm bảo cho sự an sinh của nó. Vì vậy triết lý này sẽ tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng mà không gây hại cho xã hội hoặc môi trường.
Nhìn chung, triết lý tiếp thị xã hội yêu cầu doanh nghiệp phải cân bằng 3 mục tiêu lớn là: Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đảm bảo an sinh cho xã hội và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy hoạt động kinh của doanh nghiệp mới hiệu quả và bền vững.