Thông thường khi con người chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện lớn hơn 40V thì sẽ bị điện dật. Nhưng có một số người khi tiếp xúc trực tiếp vẫn bình thường,không bị điện dật, chúng ta thường nói điện trở người đó cao nên không bị điện dật. Vậy điện trở là gì? Nó có cấu tạo như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu
Có thể bạn quan tâm:
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng và phân loại đồng hồ vạn năng
Chọn dây dẫn cho hệ thống điện hoạt động an toàn, hiệu quả và tiết kiệm
Opto là gì ? Cấu tạo, nguyên lý làm việc, thông số cần lưu ý khi chọn opto
Mosfet là gì ? Đặc điểm, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Mosfet
Điện trở là gì ?
Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một vật thể dẫn điện được ký hiệu là (R) đơn vị đo là Om được lấy theo tên nhà vật lý người Đức Georg Simon Ohm (ký hiệu Ω). Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó:
Điện trở là một loại linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử. Dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, Thyristor, Mosfet … tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có rất nhiều ứng dụng khác.
Công thức tính điện trở
R = U/I
Trong đó:
- U : là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).
- I : là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).
- R : là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω
Cấu tạo của điện trở là gì ? Điện trở có các loại cơ bản : điện trở không phải dây quấn và điện trở dây quấn , điện trở nhiệt …
- Điện trở không phải dây quấn là gì ?
Điện trở thường làm bằng hỗn hợp than hoặc kim loại trộn với chất kết dính rồi đem ép lại , vỏ được phủ lớp sơn than hay hỗn hợp kim loại trên một lõi sứ. Hai đầu có dây ra .
Điện trở không phải dây quấn có hai loại : trị số cố định và trị số biến đổi (chiết áp)
- Điện trở dây quấn là gì ?
Điện trở dây quấn có lõi bằng sứ và dây quấn là loại hợp kim có điện trở lớn (nicron,mangnin…)hai đầu cũng có dây dẫn và bên ngoài thường được bọc bằng một lớp nien ailicát để bảo vệ .
Điện trở dây quấn có hai loại : trị số cố định và chiết áp dây quấn .
-
Điện trở nhiệt là gì ?
Có hai loại :
- Hệ số nhiệt dương khi nhiệt độ tăng thì giá trị điện trở tăng .
- Hệ số nhiệt âm khi nhiệt độ tăng thì giá trị điện trở giảm .
Các loại này thường dùng trong các mạch làm việc ổn định với nhiệt độ như mạch khuếch đại công suất âm tầng .
Những thông số cơ bản của điện trở là gì ?
- Điện trở danh định là gì ?
Trên điện trở không ghi giá trị thực của điện trở mà chỉ ghi giá trị gần đúng , làm tròn , đó là điện trở danh định .
Đơn vị điện trở : ôm(Ω), kilôôm(KΩ), mêgaôm(MΩ), gigaôm(GΩ) 1GΩ = 1000 MΩ =1000.000 KΩ = 1000.000.000 Ω
- Sai số của điện trở là gì ?
Điện trở danh định không hoàn toàn đúng mà có sai số . Sai số tính theo phần trăm (%) và chia thành ba cấp chính xác : cấp I có sai số +-5% , cấp II là +-10% , cấp III là +-20%.
- Công suất định mức của điện trở là gì ?
Công suất định mức là công suất tổn hao lơn nhất mà điện trở chịu được một thời gian dài làm việc mà không ảnh hưởng đến trị số của điện trở .
- Hệ số nhiệt của điện trở là gì ?
Khi nhiệt độ làm việc thay đổi thì trị số điện trở cũng thay đổi . Sự thay đổi trị số tương đối khi nhiệt độ thay đổi 1°C gọi là hệ số nhiệt của điện trở . Khi tăng 1°C trị số tăng khoảng 0.2%( trừ loại điện trở nhiệt)
Kí hiệu và ghi nhãn điện trở
- Kí hiệu : Ký hiệu của điện trở trong các sơ đồ mạch điện là : R
- Ghi nhãn :
- Điện trở ghi bằng số :
Giá trị ghi bằng số , sai số đựơc ghi bằng % hoặc kí hiệu : M= 5% ; J =15% ; P =20% Ngoài ra các kí hiệu công suất , hãng sản xuất… có hoặc không được ghi .
Điện trở ghi bằng vòng màu :
Qui ước giá trị các màu :
MàuTrị sốSai sốĐen 1Nâu2Đỏ3Cam4Vàng5Xanh lục6Tím7Xám8Trắng9Nhũ vàng5%Nhũ bạc10%
- Cách đọc giá trị của điện trở: Đọc bắt đầu vòng màu sát chân điện trở ( không phải vòng màu nhũ)
Tính điện trở trong các mạch điện cơ bản
-
- Tính tổng trở trong mạch điện trở mắc nối tiếp
Trong mach điện, điện trở mắc nối tiếp với nhau thì tổng trở của mạch điện bằng tổng các điện trở trong mạch.
Công thức tính tổng trở:
R = R1 + R2 + …. + Rn
-
Tính tổng trở trong mạch mắc song song
Trong mạch điện các điện trở mắc song song với nhau thì tổng trở của mạch sẽ bằng tổng nghịch đảo của các điện trở thành phần.
Công thức tính tổng trở trong mạch điện trở mắc song song:
R = 1/R1 + 1/R2 + …. + 1/Rn
via GIPHY