Point of sale – Điểm bán lẻ thực hiện chức năng nhập hàng vào từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối và bán hàng ra cho người tiêu dùng cuối.
Contents
Point of sale là gì?
Point of sale là điểm bán hàng (đôi khi gọi tắt là cửa hàng, cửa hiệu, tiệm) được dùng trong việc mua bán hàng hóa với quy mô nhỏ, phục vụ trực tiếp cho các cá nhân bằng cách mua sắm tại chỗ, thoả thuận và trả tiền.
Cửa hàng bán lẻ thường có mặt tại nơi đông dân cư, đường phố mua sắm hoặc đặt trong một trung tâm thương mại.
Người mua hàng có thể là người tiêu dùng cá nhân hoặc các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những cửa hàng bán lẻ có quy mô nhỏ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư mở ra thì không có tư cách pháp nhân nên không có con dấu và không thể xuất được hóa đơn đỏ.
Vai trò của point of sale trong chuỗi cung ứng
Point of sale – Điểm bán lẻ thực hiện chức năng nhập hàng vào từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối và bán hàng ra cho người tiêu dùng cuối. Như vậy trong chuỗi cung ứng, điểm bán sẽ đóng vai trò là trung gian phân phối.
- Trực tiếp tiếp cận khách hàng: Gần khu dân cư, có mặt ở khắp mọi nơi, thuận tiện mua hàng là 3 lợi thế bất bại của các điểm bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ là kênh giới thiệu sản phẩm trực tiếp nhất đến tận tay khách hàng.
- Tăng doanh số: Với vai trò là trung gian phân phối, điểm bán lẻ có doanh số cao, bán được nhiều hàng đương nhiên cũng sẽ kéo doanh số của NSX/ NPP tăng theo. Với những điểm bán có vị trí đắc địa, nhiều NSX/ NPP còn phải trả thêm phí để chủ cửa hàng tích cực giới thiệu, trưng bày sản phẩm của mình nhằm kích thích sức mua.
- Tăng độ phủ, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp: Sản phẩm có mặt tại càng nhiều điểm bán lẻ chứng tỏ độ phủ sản phẩm càng cao. Nếu chỉ số ND và WD sản phẩm của bạn đều cao hơn đối thủ nghĩa là doanh nghiệp bạn đang vận hành kênh phân phối rất hiệu quả.
Xem thêm: Nhận diện tín hiệu lạc quan trong báo cáo độ phủ trên kênh phân phối
Các loại hình point of sale phổ biến
Phân theo kênh bán hàng:
- Với kênh trên truyền thống có các điểm bán hàng như cửa hàng tạp hoá, chợ truyền thống, điểm rửa xe, siêu thị mini.
- Kênh hiện đại là bao gồm các điểm bán như shop cao cấp, trung tâm thương mại, sân bay.
- Kênh Key Account bao gồm các điểm bán Căn tin trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí…
Phân theo chức năng của điểm bán:
- Cửa hàng chuyên biệt: Chuyên bán hàng hóa trong một lĩnh vực đặc trưng. VD: Văn phòng phẩm, Gạch ốp lát, Phụ tùng ô tô, nội thất, dược phẩm,…
- Cửa hàng tạp hóa: bán nhiều loại hàng hóa trong các danh mục khác nhau để phục vụ cho các nhu cầu chung của cư dân trong khu vực.
- Cửa hàng tiện lợi: hầu như các điểm bán này đều mở cửa 24/7, mọi người có thể đến bất cứ lúc nào khi cần mua hàng hóa thiết yếu hàng ngày. Vinmart, K mart, Circle K,…
- Nhượng quyền thương mại: là mô hình kinh doanh sử dụng một thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bản quyền. Một số doanh nghiệp cho phép nhượng quyền bán lẻ như Co.op Food, Cửa hàng tiện lợi GS25 – CVS, Aeon, Siêu thị nhật Sakuko Family,…
- Cửa hàng pop-up: là các điểm bán tạm thời được dựng lên tại các địa điểm khác nhau. VD như các gian hàng, quầy hàng, không gian cửa hàng, xe lưu động.
5 bước mở cửa hàng bán lẻ thành công
Bước 1: Xác định mặt hàng muốn kinh doanh và loại hình điểm bán
Kinh doanh mặt hàng gì? và kinh doanh theo hình thức nào? Không ai có thể thay bạn trả lời câu hỏi này. Chỉ có bạn mới hiểu rõ nhất về nguồn lực, thế mạnh của mình. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu với việc nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng tiềm năng, vị trí cửa hàng. Điều quan trọng là trong ý tưởng kinh doanh, bạn muốn định vị cửa hàng của mình là nơi bán hàng cao cấp hay bình dân, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền hay là một cửa hàng tạp hóa.
Bước 2: Tìm nguồn hàng
Sau khi đã xác định được mặt hàng muốn bán, việc quan trọng tiếp theo là phải tìm được nhà cung cấp hàng chất lượng, giá cả hợp lý. Bạn có thể đăng tin lên mạng để tìm nhà phân phối, đại lý hoặc trực tiếp liên hệ với các công ty sản xuất để nhập hàng về. Thực tế, đội sales của NPP rất nhanh nhạy, chỉ cần biết bạn có nhu cầu mở cửa hàng, sales các hãng sẽ chủ động tìm đến để giới thiệu sản phẩm. Quan trọng bạn nên chọn nhà cung cấp uy tín và thương lượng được giá tốt để nhập hàng.
Bước 3: Setup cửa hàng
Công việc setup cửa hàng đòi hỏi tốn nhiều thời gian, cho phí nên bạn có thể tiến hàng sớm, song song với bước tìm nguồn hàng. Cần nghiên cứu kỹ vị trí cửa hàng, mặt hàng định bán phù hợp với kiểu trưng bày nào. Ví dụ mở một cửa hàng tạp hóa trưng bày sẽ sẽ khác với cửa hàng bán dược phẩm. Nếu bạn chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền thì sẽ có người của công ty đến tận nơi tư vấn, hỗ trợ setup theo đúng phong cách của thương hiệu.
Bước 4: Định giá bán lẻ sản phẩm sao cho người bán có lời, người mua hài lòng
Định giá sản phẩm là 1 trong những công việc gây “đau đầu” nhất trong việc bán lẻ. Đưa ra 1 mức giá quá thấp cho sản phẩm, bạn có thể sẽ bán được nhiều, tuy nhiên lợi nhuận chẳng được bao nhiêu. Có 2 cách phổ biến để định giá bán lẻ như sau:
- Để giá bán lẻ theo đề xuất của nhà cung cấp
Khi nhập hàng từ một nhà cung cấp nào đó và họ có những đề xuất về giá bán lẻ (giá khuyến nghị) và bạn sẽ bán sản phẩm đến người tiêu dùng theo mức giá đó.
- Ưu điểm: Nếu sử dụng chiến lược này bạn sẽ không phải suy nghĩ nhiều và mất công điều chỉnh giá cho sản phẩm mà vẫn đảm bảo có lãi.
- Nhược điểm: Không tạo ra hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh về giá so với các cửa hàng lân cận. Nếu không có ưu điểm gì vượt trội để bù lại (Ví dụ thái độ phục vụ tốt hơn, chính sách trả hàng đã mua,…) rất có thể khách hàng sẽ rời bỏ bạn.
- Định giá xuất phát từ chi phí cho sản phẩm
Công thức tính giá vốn: Giá vốn = Giá nhập + phí vận chuyển, đóng gói
Công thức tính giá bán lẻ: Giá bán lẻ = Giá vốn + Giá vốn x % lợi nhuận mong muốn
Ví dụ như 1 sản phẩm giá gốc của bạn là 50.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 100%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: 50.000 + 50.000 x 100% = 100.000 VND
- Ưu điểm: phương pháp định giá này khá đơn giản và thường thì các shop nhỏ hay áp dụng.
- Nhược điểm: Do thị trường luôn luôn biến động nên nếu áp dụng phương pháp này xuyên suốt quá trình kinh doanh có thể bạn sẽ không thể cạnh tranh được với đối thủ.
Bước 5: Xây dựng quy trình bán hàng chuẩn
Đừng nghĩ chỉ có các trung tâm thương mại hoặc chuỗi cửa hàng lớn mới cần đến quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Thời đại ngày nay, khách hàng đặc biệt xem trọng chất lượng dịch vụ. Kể cả có là một cửa hàng tạp hóa nhỏ, nhưng thái độ bán hàng “kém niềm nở” thì cũng có thể khiến khách hàng không bao giờ quay lại mua nữa. Quy trình bán hàng chuẩn còn đặc biệt quan trọng khi bạn thuê nhân viên bán hàng đứng quầy thay mình.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Chiến lược giá là gì? Các chiến lược giá hiệu quả trong Marketing
- Xây dựng kế hoạch bán hàng cho nhân viên Sales thị trường
- Kantar – FMCG Monitor Q3/2022: Sự hồi phục của ngành đồ uống tại Việt Nam
- Phân vùng lãnh thổ và Xây dựng tuyến bán hàng trên kênh phân phối
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter & Case Study Vinamilk
- Báo cáo: Top 50 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm 2022