Contents
1. Chỉ số RBC là gì?
RBC là chữ viết tắt của cụm từ Red Blood Cell, có nghĩa là số lượng hồng cầu. Trong máu, hồng cầu là thành phần chính và chiếm số lượng lớn các tế bào máu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố là chất giúp cho máu có màu đỏ. Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển oxy từ phổi lên các mô và vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Vì vậy hồng cầu đóng vai trò rất lớn đối với hoạt động sống của cơ thể.
Hồng cầu được hình thành trong tủy xương và có chu kỳ sống trung bình từ 90-120 ngày. Số lượng hồng cầu (RBC) là chỉ số phản ánh tổng số lượng tế bào hồng cầu có trong máu. Theo ước tính, mỗi ngày phải có đến từ 200-400 tỷ hồng cầu chết. Chính vì vậy để tạo ra hồng cầu thì cơ thể bạn phải cần dùng đến nhiều các chất như sắt, đường gluco, axit folic, vitamin B6 và B12. Nếu thiếu bất kỳ một chất nào ở trên sẽ làm cho hồng cầu sinh ra bị dị dạng hoặc thay đổi kích thước. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được RBC là gì.
2. Chỉ số RBC bình thường là bao nhiêu?
Bên cạnh việc nắm được chỉ số RBC là gì, bạn cần biết giá trị RBC bình thường là bao nhiêu. RBC (số lượng hồng cầu) thường nằm trong khoảng từ 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là: Nam 4.20-5.80 tế bào/l (T/L), Nữ 4.00-5.40 tế bào/l (T/L). Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số RBC thường ở khoảng 3.8 tế bào /l (T/L).
3. Chỉ số RBC tăng, giảm khi nào?
3.1. Chỉ số RBC tăng
Tình trạng số lượng hồng cầu vượt mức tiêu chuẩn hay chỉ số RBC tăng cao hơn mức bình thường xảy ra không nhiều, và có thể xảy ra trong các trường hợp bị mất nước, nôn nhiều, đi ngoài, chứng tăng hồng cầu hay bệnh đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez). Ngoài ra, ở một số bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn tim, phổi (bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi,..) hay tình trạng thiếu oxy trong máu cũng có thể khiến số lượng hồng cầu tăng lên. Mặt khác, chỉ số RBC cũng có thể tăng đối với những người sống ở vùng núi cao hay các vận động viên sử dụng doping.
3.2. Chỉ số RBC giảm
Chỉ số RBC giảm dưới mức chuẩn, có thể xảy ra trong các tình huống như: người bệnh thiếu máu, mất máu (do chảy máu bên trong đường tiêu hóa như dạ dày hoặc tá tràng), thiếu sắt, thiếu axit folic hay vitaminB12 do thói quen ăn uống không đầy đủ. Ngoài ra, chỉ số RBC giảm thường xuất hiện ở những người già, phụ nữ mang thai, bệnh nhân suy tủy, bệnh nhân bị mắc các bệnh về thận, ung thư, hoặc do yếu tố di truyền,…
4. Cách xác định chỉ số RBC
Muốn xác định được chính xác chỉ số RBC, bệnh nhân sẽ thực hiện xét nghiệm máu. Đây là một việc làm rất quan trọng, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe, cũng như phát hiện sớm các bệnh lý.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được chỉ số RBC là gì và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Hẹn gặp lại trong những bài viết chia sẻ kiến thức y khoa về xét nghiệm máu tiếp theo!