Contents
1. Mía lau là gì?
Mía lau (tên khoa học: Sacharum Officinanum) là loại cây thân cỏ sống được lâu năm thuộc họ Lúa, có hình dáng gần giống với cây mía thông thường. Cấu tạo của nó gồm có 3 phần: phần rễ và các nhánh thân con mọc trên mặt đất, phần thân có chiều cao khoảng từ 2 – 4m và đường kính khoảng 3 – 5cm, phần lá bọc bên ngoài thân cây có độ dài khoảng 30 – 100cm.
Thân cây mía lau mang đặc điểm nhiều đốt, thường xanh, vàng hoặc vàng nhạt. Trong phần thân có chứa nhiều đường sacaroza nên có vị ngọt nhẹ. Ngoài ra chúng còn chứa các thành phần khác như: protein, chất béo cùng một số loại axit amin.
Mía lau thường mọc nhiều ở các vùng núi, trung du như: Hoà Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tây Ninh và một số vùng đồng bằng: Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. Ngày nay, mía lau đang được trồng rộng rãi hơn theo hướng công nghiệp để phục vụ cho việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước.
2. Mía lau và mía thường giống hay khác
Tuy có vẻ bên ngoài khá giống nhau nhưng mía lau và mía thường là 2 loại cây riêng biệt. Nếu như mía thường có thân cứng cáp, mọc đơn lẻ, phần thân có thể ăn được thì mía lau thường mọc thành cụm, thân rất yếu và có độ xốp nên thường chỉ dùng để ép lấy nước.
Xét về hương vị thì cả hai loại mía này đều có vị ngon ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, mía lau mọc hoang dã có thể cho ra được phần nước ép mang vị ngọt thanh hơn mía thường rất nhiều.
3. Nước mía lau có tác dụng gì?
Một trong những công dụng nổi bật nhất của mía lau đó là giúp giải nhiệt, thải độc rất tốt. Đặc biệt vào những ngày thời tiết oi bức khiến cơ thể bị mất nước, một cốc mía lau nấu với rễ tranh sẽ giúp bạn nhanh chóng giải nhiệt, làm mát người, hạ chứng khô miệng và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Ngoài ra, mía lau còn có tác dụng hỗ trợ bài trừ độc tố ra cơ thể nhanh và hiệu quả hơn.
Theo Đông y cổ truyền, mía lau có vị ngọt, tính hàn nên ngoài công dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, lợi tiểu, mía lau còn giúp giải độc cho gan do rượu, giải nóng cơ thể do thuốc tây, trị hôi miệng, ho khan, hạ đường huyết và táo bón rất tốt.
4. Mía lau mua ở đâu?
Cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông, ngày nay nước mía lau đã được quảng bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Chỉ cần nhấp một nút chuột trên google hoặc facebook là bạn đã có thể tìm ra vô số địa điểm bán nước sâm mía lau thơm ngon.
Nếu muốn tự làm nước mía lau tại nhà, bạn có thể mua nguyên liệu như mía lau và rễ tranh tại các trang điện tử, các cửa hàng chuyên mua bán sản phẩm nông sản với giá chỉ từ 30.000 – 50.000 đồng/kg.
Trên đây là thông tin mía lau là gì? mía lau mua ở đâu giống hay khác mía thường mà Điện máy XANH cung cấp. Với bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có nhiều hiểu biết hơn về loại mía này nhé!