Đối với xã hội hiện nay, mạng diện rộng – Wan đã là một trong những khái niệm không còn quá xa lạ đối với những người thường xuyên sử dụng internet. Tuy nhiên đối với những người mới sử dụng đây cũng là một trong những câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất. Tìm hiểu thông tin cùng Bizfly Cloud nhé!
Contents
Mạng WAN là gì?
Mạng WAN viết đầy đủ là Wide Area Network, là một mạng giao tiếp giúp mở rộng các kết nối trên nhiều khu vực địa lý rộng lớn từ các thành phố, cho tới tiểu bang và các quốc gia. Mạng Wan có thể sử dụng như một mạng riêng tư để kết nối các bộ phận trong một doanh nghiệp hoặc cũng có thể để ở chế độ công khai cho phép kết nối các mạng nhỏ hơn với nhau.
Muốn hiểumạng WAN là gì, cách đơn giản nhất là bạn hãy hình dung Wan như mạng internet nói chung. Trên thực tế, internet chính là một mạng WAN lớn nhất thế giới. Internet được coi như là một mạng WAN bởi: thông qua việc sử dụng các ISP (nhà cung dịch vụ mạng), internet kết nối rất nhiều các mạng cục bộ nhỏ hơn (LAN) hoặc mạng khu vực đô thị (MAN) với nhau.
Ở một quy mô nhỏ hơn, một doanh nghiệp cũng có thể có một mạng WAN với dịch vụ đám mây, trụ sở chính và văn phòng chi nhánh nhỏ hơn. Mạng WAN trong trường hợp này, sẽ được sử dụng để kết nối tất cả các bộ phận và khu vực của doanh nghiệp với nhau.
Bất kể WAN có kết nối với nhau hay không hay ở khoảng cách xa các mạng bao nhiêu, mục đích cuối cùng là làm sao để các mạng nhỏ khác nhau từ các vị trí khác nhau có thể liên lạc được với nhau.
Lưu ý: Từ WAN đôi khi còn được sử dụng để chỉ wireless area network – mạng không dây, mặc dù nó thường được viết tắt là WLAN.
Các mạng WAN được kết nối ra sao?
Theo định nghĩa mạng WAN hỗ trợ một khoảng cách địa lý xa hơn LAN, do đó, việc kết nối các thành phần khác nhau trong mạng WAN khi sử dụng mạng riêng ảo (VPN) được cho là thích hợp. Nhờ vậy, thông tin liên lạc giữa các trang web được bảo vệ tốt hơn, và điều này rất cần thiết khi truyền tải dữ liệu thông qua mạng internet.
Mặc dù VPN hỗ trợ khả năng bảo mật phù hợp cho các mục đích kinh doanh, các kết nối internet công cộng không phải lúc nào cũng có thể cung ứng mức hiệu suất tương thích với hiệu suất một liên kết WAN chuyên dụng có thể đạt được. Đây là lý do tại sao cáp quang đôi khi được sử dụng để hỗ trợ giao tiếp giữa các liên kết WAN.
>> Tìm hiểu thêm: VPN là gì? Những lợi ích khi sử dụng VPN
X.25, Frame Relay và MPLS
Từ những năm 1970, nhiều mạng WAN được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn công nghệ X.25. Các mạng WAN này hỗ trợ hoạt động của máy rút tiền tự động, hệ thống giao dịch thẻ tín dụng và một số dịch vụ thông tin trực tuyến. Các mạng X.25 cũ hơn chạy bằng kết nối modem quay số 56 Kbps.
Công nghệ Frame Relay sau đó được ra đời để đơn giản hóa các giao thức X.25 và cung cấp một giải pháp ít tốn kém hơn cho các mạng WAN khi cần chạy ở tốc độ cao hơn. Frame Relay đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các công ty viễn thông tại Hoa Kỳ trong những năm 1990, đặc biệt là AT & T.
Multiprotocol Label Switching (MPLS) tiếp tục được phát triển để thay thế cho Frame Relay nhờ cải thiện các giao thức hỗ trợ trong xử lý lưu lượng truyền tải âm thanh và video bên cạnh các kiểu dữ liệu thông thường. Các tính năng Quality of service (QoS) của MPLS chính là điểm mấu chốt trong thành công của công nghệ này. Các dịch vụ mạng “triple play” được xây dựng dựa trên MPLS đạt mức tăng trưởng nhanh chóng và trở nên phổ biến trong những năm 2000, và cuối cùng thay thế hoàn toàn Frame Relay.
Sự khác biệt giữa mạng LAN và WAN
Khi nhắc đến sự khác biệt giữa 2 công nghệ này chính là việc sử dụng những phần cứng khác nhau. Dưới đây là một vài điều khác biệt giữ mạng LAN và WAN:
Tốc độ
Thường chúng ta nghĩ mạng diện rộng kết nối sẽ nhanh hơn các hình thức khác, nhất là đối với hệ thống mạng WAN. Tuy nhiên thực tế cho thấy tốc độ của chúng sẽ không nhah giống mạng cục bộ bạn đã sử dụng. Vì kết nối mạng LAN có khoảng cách ngắn hơn so với mạng diện rộng.
Phạm vi
- Đối với mạng LAN phạm vi kết nối tương đối nhỏ chỉ ở văn phòng, nhà ở hay những khuôn viên nhỏ.
- Mạng WAN có phạm vi kết nối khá rộng, kết nối không giới hạn.
Tốc độ đường truyền
- Tốc độ đường truyền của LAN vào khoảng: 10 – 100Mbps.
- Tốc độ đường truyền của mạng WAN: 256Kbps – 2Mbps.
Băng thông
- Mạng LAN: Lớn.
- Mạng WAN: Thấp.
Chi phí
Dùng mạng LAN chi phí sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc sử dụng mạng WAN.
Ưu, nhược điểm của mạng Wan
Mạng Wan có thể kết nối được những thiết bị có khoảng cách về mặt địa lý khá xa. Có khả năng kết nối được từ 20 thiết bị trở lên. Vậy mạng Wan có những ưu và nhược điểm ra sao? Dưới đây là một vài ưu, nhược điểm của mạng Wan:.
Ưu điểm
Một vài đặc điểm nổi bật của mạng WAN có thể kể đến như:
- Bảo mật khá tốt, khả năng truy cập cao.
- Lưu trữ và chia sẻ băng thông một cách nhanh chóng.
- Nhân và và khách có thể tương tác với nhau nhanh chóng, dễ dàng cùng trong 1 mạng.
- Khả năng kết nối khoảng cách lớn.
- Quản lý một cách đơn giản, không quá phức tạp.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, mạng WAN cũng có những mặt hạn chế dưới đây:
- Chi phí sử dụng cao.
- Băng thông khá thấp, dễ mất kết nối.
Các vấn đề có thể gặp phải với mạng WAN
Vấn đề đầu tiên và có thể là một trở ngại trong việc sử dụng mạng WAN là nó đắt hơn nhiều so với mạng nội bộ công ty hoặc mạng intranet.
Các mạng WAN có khả năng vượt qua các rào cản về ranh giới và lãnh thổ khác nhau, thuộc các phạm vi pháp lý khác nhau. Do đó, tranh chấp có thể nảy sinh giữa các chính phủ về quyền sở hữu và các đạo luật hạn chế sử dụng mạng.
Mạng WAN quốc tế đòi hỏi phải sử dụng cáp mạng dưới biển để có thể giao tiếp giữa các mạng trên khắp các châu lục. Trong khi đó, cáp dưới biển có thể trở thành mục tiêu phá hoại không có chủ ý từ tàu biển và điều kiện thời tiết xấu.
Hy vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm mạng WAN là gì. Ngoài ra còn rất nhiều các loại mạng khác bạn có thể đọc và tham khảo thêm nữa. Tùy vào mục đích sử dụng để từ đó đưa ra được quyết định sử dụng mạng phù hợp.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
Tìm hiểu thêm: Mạng máy tính – Những thông tin cần biết để xây dựng hệ thống mạng hoàn chỉnh