Tiểu luận là một bài tập mà bạn phải làm sau khi kết thúc một môn học trong những năm tháng học đại học hay thạc sĩ. Vậy làm thế nào để đạt được điểm cao khi làm tiểu luận? Làm thế nào để không bị giảng viên bộ môn “trách mắng” về những lỗi cơ bản như phông chữ, cách trình bày bảng biểu,…Tri thức cộng đồng sẽ chia sẻ cho bạn toàn bộ về cách làm bài tiểu luận trong bài viết dưới đây.
Contents
1. Tiểu luận là gì?
Để hiểu rõ về cách làm bài tiểu luận, trước tiên bạn cần nắm được tiểu luận là gì?
Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào đó mà bạn cần thực hiện. Tùy theo ngành học và cấp học, điểm tiểu luận có thể được thay cho điểm thi hết môn nhưng cũng có thể là một điểm riêng biệt.
Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học.
Bạn cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, quan điểm riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.
Tiểu luận thường có 2 dạng: Một là giảng viên sẽ giao một đề tài cho cả nhóm làm, hoặc là cho bạn làm cá nhân.
Nếu làm tiểu luận cá nhân, bạn sẽ chủ động hơn khi thực hiện đề tài về cả nội dung và thời gian.
Trong trường hợp làm theo nhóm, nếu biết kết hợp sẽ có thể tận dụng được thế mạnh của từng cá nhân sẽ vẫn có thể có kết quả cao mà khối lượng công việc lại nhàn hơn hẳn.
Tuy nhiên dù là làm cá nhân hay làm nhóm, thì bài tiểu luận cũng cần đáp ứng một số các yêu cầu về nội dung, bố cục, hình thức trình bày mà Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ trong các phần dưới đây.
Nếu bạn gặp khó khăn hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ GIÁ THUÊ VIẾT TIỂU LUẬN của chúng tôi qua Gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.
2. Viết tiểu luận cần đáp ứng những yêu cầu gì?
2.1. Nội dung
Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học.
Thay vì chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn, bạn nên đưa ra những nghiên cứu riêng, quan điểm riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Một bài tiểu luận như vậy chắc chẳn sẽ nhận được sự đánh giá cao từ giảng viên chấm điểm.
2.2. Hình thức trình bày của một bài tiểu luận đúng nguyên tắc
Cách làm bài tiểu luận về hình thức cần được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng quy cách, bao gồm các điểm chính. Phần này đã được giảng viên hướng dẫn cụ thể.
Tuy nhiên ở phần này bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau:
+ Bài tiểu luận nên trình bày rõ ràng, sáng sủa. Văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp.
+ Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp.
+ Trang bìa: là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường
+ Lời cảm ơn (nếu cần)
+ Mục lục
+ Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau (xem mục II.3).
+ Danh mục tài liệu tham khảo
+ Phụ lục (nếu cần)
2.3. Phương pháp
Viết tiểu luận là tập nghiên cứu khoa học, tiểu luận cũng tương tự như một công trình khoa học nho nhỏ.
Chính vì thế, bạn cần phải xác định rõ phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, trong đó phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.
3. Bố cục bài tiểu luận
Cấu trúc bài tiểu luận có mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? Đây là 2 câu hỏi quan trọng mà bạn cần trả lời được.
Một bài tiểu luận điển hình gồm có những nội dung sau:
– Phần mở đầu: Bạn nêu rõ nội dung đề tài nghiên cứu, lý do, mục đích nghiên cứu.
– Phần nội dung chính: Bao gồm nhiều phần nhỏ, chương I, II, III… đây là nội dung chủ yếu của tiểu luận, thuộc chuyên môn ngành học.
Mỗi phần nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong đề tài, các kết quả trong quá trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá…
Phần này có thể được viết nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu. Đây là phần chủ yếu thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận.
– Phần kết luận: Ở phần này, bạn cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên cứu. Nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Cuối cùng bạn trình bày những vấn đề chưa được giải quyết và hướng phát triển của đề tài.
4. Cách trình bày bài tiểu luận
Muốn bài tiểu luận đạt được kết quả cao, bạn không thể trình bày một cách ngẫu hứng hay theo ý muốn cá nhân của mình được.
4.1. Nguyên tắc chung khi trình bày tiểu luận
Bạn cần tuân theo những quy tắc chung.
Đó là những quy chuẩn về cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo.
Cụ thể như sau:
– Khổ giấy: A4, in một mặt
– Kiểu chữ (font): Times New Roman, đánh Unicode
– Cỡ chữ (font size):
-
- Tiêu đề cấp 1 (heading 1) : 16
- Tiêu đề cấp 2 (heading 2) : 16
- Tiêu đề cấp 3 (heading 3) : 13
- Văn bản (body text) : 13
- Tên bảng, biểu, sơ đồ… : 13
- Nguồn, đơn vị tính : 11
– Font style:
- Tiêu đề cấp 1 (heading 1): viết hoa, in đậm, canh giữa
- Tiêu đề cấp 2 (heading 2): viết thường, in đậm, canh trái
- Tiêu đề cấp 3 (heading 3): viết thường, in đậm, canh trái
- Văn bản (body text): viết thường, canh justified
- Tên bảng, biểu, sơ đồ…: viết thường, in đậm, canh giữa phía trên bảng, biểu sơ đồ.
- Đơn vị tính: viết thường, in nghiêng, nằm phía trên và bên phải của bảng, biểu hay hình
- Nguồn: viết thường, in nghiêng, nằm phía dưới và bên trái của bảng, biểu hay hình
– Cách dòng (line spacing): 1,5 lines
– Cách đoạn (spacing):
- Before: 6 pt
- After: 6 pt
– Căn chỉnh lề (margin)
- Top: 2,5cm
- Bottom: 2,5 cm
- Left: 3,5 cm
- Right: 2,5 cm
- Header: 1,5 cm
- Footer: 1,5 cm
– Đánh số trang:
- Các mục trước phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu i, ii, …
- Từ phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu 1, 2, 3…
- Đánh số các chương mục: nên đánh theo số ả rập (1, 2, 3, …), không đánh theo số La Mã (I, II, III, …) và chỉ đánh số tối đa 3 cấp theo quy định sau:
- Tên chương: định dạng theo tiêu đề cấp 1 (heading 1)
4.2. Cách trình bày tiểu luận trong Word theo đúng quy tắc
Khi trình bày tiểu luận trong Word, bài viết cần phải được trình bày theo đúng quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:
– Tiểu luận trình bày trên khổ giấy A4, kiểu trang đứng
– Định dạng lề:
- Bottom: 2.0 đến 2.5 cm
- Right: 2.0 cm
- Left: 3.0 đến 3.5 cm
– Font chữ: Times new Roman (có thể sử dụng Arial)
– Cỡ chữ (đối với phần nội dung): 13
– Giãn dòng: 1.5
– Độ dài tối đa: 30 trang
– Trang bìa tiểu luận cần có đầy đủ họ tên, MSSV, tên môn học, câu hỏi tiểu luận, giảng viên hướng dẫn
– Các trang (không tính trang bìa) đều phải được đánh số trang
4.3. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo là phần cần phải được trình bày theo đúng chuẩn, đúng quy tắc. Bởi nó giúp cho thầy cô dễ nhìn mà còn để học dễ tra cứu và kiểm tra tính xác thực của các thông tin bạn đề cập đến trong bài luận của mình.
Khi trích dẫn tài liệu tham khảo trong nội dung bài tiểu luận, bạn cần đánh số thứ tự của tài liệu, để chúng trong ngoặc vuông. Ví dụ tài liệu tham khảo số 7, bạn đánh số [7] ở cuối phần trích dẫn.
Khi sắp xếp các tài liệu tham khảo với nhau, bạn phải chia ra các danh mục tài liệu tham khảo khác nhau, chia chúng theo từng khối tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, sắp xếp theo thứ tự tài liệu sách, báo đến tài liệu tạp chí và cuối cùng là tài liệu điện tử.
Trong mỗi danh mục tài liệu tham khảo, bạn cũng cần sắp xếp chúng theo trình tự alphabet bắt đầu từ tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo cần ghi rõ tên tác giả, tên tài liệu, nguồn và thời gian truy cập gần nhất (đối với tài liệu điện tử).
Quy định viết tài liệu tham khảo cho bài tiểu luận như sau:
– Tên tác giả: Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên khác viết tắt đối với tiếng nước ngoài. Tên tác giả tiếng Việt nên viết đầy đủ cả họ và tên. Lưu ý khi viết tên tác giả không dùng học hàm, học vị của tác giả. Ví dụ PGS.TS.
– Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,), tên tài liệu in nghiêng
– Nhà xuất bản, nơi xuất bản, mỗi phần cách nhau bởi dấu phẩy (,)
4.4. Đánh số trang cho bài tiểu luận
Lưu ý khi đánh số trang, bạn không đánh dấu trang cho trang bìa và phần phụ lục. Những trang đầu bao gồm lời mở đầu, lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục bạn sử dụng số La Mã (i, ii, iii, iv), phần nội dung sẽ đánh số Ả Rập (1,2,3…).
Khi hoàn thành đến trang cuối cùng của bài tiểu luận, bạn cần có chữ “Hết” để báo hiệu kết thúc bài tiểu luận. Chữ “Hết” cần được căn lề trái, đặt ngay dưới dòng cuối cùng của bài tiểu luận.
4.5. Mục lục bài tiểu luận
Mục lục là phần giúp cho thầy cô có thể nắm được những luận điểm và cách bạn khai thác cũng như triển khai đề tài.
Ngoài ra, nó cũng giúp thầy cô chấm bài dễ theo dõi và tra cứu khi cần thiết. Do đó mà mục lục tuy không yêu cầu phải trình bày quá chi tiết nhưng cũng không nên quá sơ sài.
Một bản mục lục đạt chuẩn và được đánh giá cao cần phải phản ánh và thể hiện được nội dung cơ bản nhất mà bạn sẽ trình bày trong bài luận.
Bên cạnh đó, mục lục cũng phải được đính kèm với số thứ tự của trang để thầy cô dễ theo dõi.
Thay vì làm mục lục theo cách thủ công thì bạn có thể sử dụng các thao tác tạo mục lục trong Word.
Cách làm này cho phép số trang tự động thay đổi tương ứng khi phần nội dung của trang bị thay đổi vị trí.
5. Các bước thực hiện tiểu luận
Để hoàn thành được bài tiểu luận đảm bảo về chất lượng và thời gian nộp bài, cách tốt nhất là bạn hãy chia nó thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc.
Tức là bạn phải xác định được các bước thực hiện bài tiểu luận thật chi tiết.
Bạn có thể tham khảo gợi ý về các bước trong cách làm bài tiểu luận như sau:
– Xác định đề tài
– Tập hợp thông tin liên quan từ nhiều nguồn (nhưng phải là nguồn đáng tin cậy nhé)
– Lập đề cương
– Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu
– Hoàn thiện tiểu luận
Tất nhiên, tùy theo môn học và đề tài mà có thể phải có thêm bớt các bước.
5.1 Xác định đề tài
Trước tiên bạn cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể do giáo viên chỉ định, nhưng cũng có khi bạn phải tự tìm kiếm và đưa ra đề tài cho mình. Trong trường hợp tự tìm thì bạn sẽ chủ động hơn.
Bạn có thể tìm kiếm đề tài trong chương trình học hoặc trong thực tiễn liên quan tới ngành hoặc môn học.
Cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài như giới hạn về nội dung, về mức độ nghiên cứu, đối với một số ngành cũng phải giới hạn về thời gian, không gian của sự kiện, điều kiện thực hiện…
Vì thời gian làm bài tiểu luận có hạn, bạn nên chọn những đề tài vừa sức và phải đưa ra những giới hạn phù hợp. Đừng nên chọn những đề tài quá khó, quá rộng.
Khi trình bày với giảng viên hướng dẫn, bạn cần phải nói rõ nội dung đề tài, lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là tên đề tài (tên đề tài ngắn gọn, chính xác với nội dung và giới hạn của đề tài).
5.2. Tập hợp thông tin
Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu của tiểu luận, bạn cần phải tập hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, ví dụ như:
– Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học… được lưu trữ trong các thư viện hoặc trên Internet.
– Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra…
Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả hoặc tên tài liệu…
5.3. Lập đề cương tiểu luận
Đề cương được ví như cái khung của tiểu luận.
Nó bao gồm những nội dung chính của bài tiểu luận và mang tính tổng quan, cốt lõi.
Ở bước này, bạn cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; cách bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì. Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau này có thể cũng thay đổi.
Nói chung, nội dung tiểu luận gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu: Trong phần này cần nói rõ nội dung đề tài nghiên cứu, lý do và mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu…
Phần nội dung: Phần này bao gồm nhiều phần nhỏ: phần thực trạng tình hình và phần các giải pháp.
Phần kết luận: Bạn cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên cứu. Nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được và hướng phát triển của đề tài.
5.4. Giải quyết nội dung nghiên cứu
Đây là bước chiếm nhiều công sức và thời gian nhất trong quá trình làm bài tiểu luận. Bạn cần phải tiến hành các bước nhỏ hơn sau:
– Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá… cho từng mục trong tiểu luận.
– Viết những kết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận. Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được, những ý tưởng đó cho đề tài cho dự cũng lộn xộn, chưa chắc chắn.
– Sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại.
5.5. Hoàn thiện tiểu luận
Bạn cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận.
Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác dụng rất tốt.
Với máy tính, bạn có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết sức tự do.
Ngoài ra, bạn còn có thể chọn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức… rất tiện lợi.
Trong bước này, bạn cần phải:
– Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu, đồng thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng. Lược bỏ những phần, những ý chưa thật chắc chắn hoặc quá lan man.
– Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác, dễ hiểu và trong sáng.
– Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh… Nhập danh mục tài liệu tham khảo.
– Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu đề, chú thích, tham chiếu… Tạo các phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như: trang bìa, mục lục.
Với những chia sẻ về cách làm bài tiểu luận trên đây, mong rằng bạn đã có thể áp dụng luôn vào bài tiểu luận sắp tới của mình. Nếu bạn đang gặp khó khăn và không thể tự làm, hãy liên hệ với Tri thức cộng đồng để được tư vấn cụ thể hơn nhé. Chúc bạn thành công với bài tiểu luận sắp tới của mình!