Nhân tố sinh thái được biết đến là một trong những yếu tố quan trọng có tác động lớn đến môi trường. Đây là cụm từ chắc hẳn bạn đã được nghe nhiều lần nhưng chưa chắc đã hiểu hết về nó. Vậy nhân tố sinh thái là gì, có các loại nhân tố sinh thái nào? Cùng Palada.vn giải đáp toàn bộ thắc mắc ở bài viết sau đây nhé.
Contents
Nhân tố sinh thái là gì?
Nhân tố sinh thái là gì? Nhân tố sinh thái là tên gọi những ảnh hưởng đến sinh vật bởi sự tác động của môi trường xung quanh. Những tác động đó đã làm thay đổi tập tính của mọi sinh vật như: mức độ tăng trưởng, mức độ sinh sản, phát triển… Từ những tác động của nhân tố sinh thái, các sinh vật đã thích nghi và tạo thành những đặc điểm riêng. Đa số những nhân tố sinh thái trong môi trường sẽ thường xuyên thay đổi theo thời gian.
Hệ sinh thái là gì? Các hệ sinh thái hiện nay
Các loại nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái của môi trường gồm có nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
– Các loại nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm:
Nhân tố sinh thái vô sinh gồm những nhân tố về những tính chất hóa học, vật lý của những môi trường xung quanh sinh vật. Những yếu tố cụ thể là: nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng…
– Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những chất hữu cơ có trong môi trường xung quanh. Đây được gọi là mối quan hệ của một hay nhiều sinh vật kết hợp với những sinh vật hoặc nhóm khác. Ngoài ra thì con người chính là nhóm nhân tố mạnh nhất của nhân tố sinh thái hữu sinh. Bởi vì con người có khả năng tác động đến đời sống của nhiều loài sinh vật khác.
Như vậy nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh lại được chia thành hai nhóm nhỏ khác nhau đó là nhóm nhân tố con người và nhóm nhân tố sinh vật khác.
Nhân tố con người, được chia thành một nhóm khác biệt vì chỉ có con người mới có những hành động khác với những sinh vật khác. Ngoài ra thì con người còn sở hữu trí thông minh, cùng các công cụ có thể khai thác những khoáng chất khác. Nên con người có tác động to lớn trong việc làm mới thiên nhiên.
Quần thể là gì? Đặc trưng cơ bản của quần thể và cho ví dụ
Đặc điểm của nhân tố sinh thái
Những nhân tố sinh thái thường không tác động riêng lẻ lên một cá nhân nào mà chúng thường được tác động chung đến một tập thể. Ngoài ra thì bất cứ nhân tố sinh thái nào cũng sẽ bị tác động và hạn chế bởi những khoảng không gian khác.
Giới hạn sinh thái
– Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại cũng như là phát triển ổn định theo thời gian.
– Khoảng thuận lợi là khoảng giá trị mà các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật đó thực hiện các chức năng sống tốt nhất. Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái bắt đầu gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
– Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên, điểm giới hạn dưới, khoảng khoảng thuận lợi và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.
Ổ sinh thái
Ổ sinh thái là cách sinh sống của một loài, là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường được nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại, phát triển.
Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc là không giao nhau. Những loài có ổ sinh thái giao nhau, khi mà phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, dẫn đến việc có thể loại trừ nhau, tức là loài thua cuộc bị tiêu diệt hoặc buộc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một khu vực và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân hóa các ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.
Quần xã là gì? Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ
Ý nghĩa các nhân tố sinh thái của môi trường
Sự tổng hợp đồng thời là những sự tác động lên đời sống của những nhân tố sinh thái. Mỗi một cá nhân sinh thái nào cũng sẽ đóng vai trò khác nhau đối với môi trường xung quanh. Ví dụ: những hoạt động của thực vật như quang hợp ánh sáng và thanh lọc không khí đều phụ thuộc vào khí hậu, ánh sáng…
Ngoài ra thì khi điều kiện môi trường thay đổi thì nhân tố sinh thái cũng sẽ phải thay đổi để có thể thích nghi được với môi trường sống. Một số loài thì sẽ tiến hóa nhằm mục đích thay đổi đặc tính của cơ thể sao cho phù hợp với môi trường như: Tự đóng băng cơ thể, tự đóng kén cơ thể, tự tản nhiệt, tự chuyển hệ…
Như vậy là Palada.vn đã cùng các bạn khám phá nhân tố sinh thái là gì, các nhân tố sinh thái của môi trường gồm có gì. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn một kiến thức bổ ích. Nếu thấy bài viết này thú vị, các bạn đừng quên chia sẻ cho mọi người xung quanh cùng biết đến nhé.