Dạy học là một quá trình không thể thiếu đối với mỗi một quốc gia. Nó được coi là một quá trình ươm mầm để tạo ra những cây giống tươi tốt. Do đó vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng. Một người giáo viên tốt sẽ dìu dắt cả một thế hệ tương lai tốt. Vậy các nhiệm vụ dạy học mà mỗi giáo viên cần phải thực hiện nào như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Contents
- 1 1. Giúp học sinh nắm được kiến thức phổ thông cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước
- 2 2. Giúp các em học sinh phát triển được năng lực về trí tuệ và tư duy sáng tạo
- 3 3. Hình thành cho các em học sinh thế giới quan lý tưởng và phẩm chất đạo đức dựa trên những kỹ năng, tri thức và trí tuệ
1. Giúp học sinh nắm được kiến thức phổ thông cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước
Để có thể tồn tại và phát triển được thì con người luôn phải tác động vào thế giới khách quan. Thông qua đó sẽ tích lũy những kinh nghiệm dưới dạng khái niệm, dạng định luật, dạng định lý, dạng học thuyết, dạng tư tưởng,… Và tất cả những dạng này người ta gọi đó là nguồn tri thức.
Đối với học sinh, đòi hỏi mỗi em phải nắm vững được những nguồn tri thức cơ bản. Đó là điều kiện cần thiết mà mỗi em phải có để có thể vận dụng trong công việc, trong sản xuất, kinh doanh.
Những nguồn tri thức đào tạo cho thế hệ trẻ phải hiện đại, mới mẻ, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Phù hợp với trình độ nhận thức của mỗi bậc học. Ngoài ra, phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic, tính chặt chẽ của các nguồn tri thức giữa các môn học.
Sau khi học sinh đã nắm vững được những tri thức đó thì giáo viên bắt đầu rèn luyện cho những kỹ năng qua quá trình thực hành. Bao gồm cả những kỹ năng chung và kỹ năng riêng của từng môn học.
Do vậy những nhiệm vụ của quá trình dạy học là việc rèn giũa các kỹ năng cho học sinh như:
Kỹ năng nắm bắt thông tin, giao tiếp xã hội, hợp tác, nhận thức, sử dụng ngoại ngữ, sử dụng vi tính, cảm thụ nghệ thuật, giải quyết tình huống, phòng vệ, bảo vệ sức khỏe, tự học,… Tất cả những kỹ năng này sẽ được chuyển thành những tiềm lực nhận thức. Và đó là một trong các nhiệm vụ dạy học quan trọng, chủ chốt mà giáo viên cần thực hiện. Để giúp học sinh có chiếc chìa khóa vàng tiến vào kho tàng của tri thức.
2. Giúp các em học sinh phát triển được năng lực về trí tuệ và tư duy sáng tạo
Năng lực về trí tuệ chính là khả năng vận dụng các tri thức vào sự tích lũy trí tuệ. Trong nhiệm vụ này người giáo viên cần phải giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác về trí tuệ như:
- Định hướng của trí tuệ: Học sinh xác định được con đường để đạt được trí tuệ là gì?
- Chiều rộng của trí tuệ: Học sinh có thể tiến hành được nhiều hoạt động trong các lĩnh vực có mối liên quan đến nhau.
- Chiều sâu của trí tuệ: Học sinh tự tiến hành được các hoạt động và nắm được bản chất của các sự vật, hiện tượng thông qua các hoạt động đó.
- Sự linh hoạt của trí tuệ: Học sinh có thể di chuyển hoạt động từ tình huống này đến tình huống khác một cách nhạy bén.
- Sự mềm dẻo của trí tuệ: Học sinh có thể hoạt động tư duy theo hướng xuôi và ngược khác nhau.
- Sự độc lập của trí tuệ: Học sinh tự đề xuất được những cách giải quyết và có thể tự giải quyết được những vấn đề xảy ra.
- Sự nhất quán của trí tuệ: Học sinh có tư duy lôgic, sự thống nhất mà không hề xuất hiện mâu thuẫn.
- Sự phê phán của trí tuệ: Học sinh biết phân tích và đánh giá các quan điểm lý luận của người khác. Đồng thời đưa ra những ý kiến riêng về vấn đề đó, và có thể bảo vệ được ý kiến đó.
- Sự khái quát của trí tuệ: Học sinh sẽ giải quyết được nhiều nhiệm vụ khác nhau.
- Với những phẩm chất của trí tuệ thì giáo viên cần phải đảm bảo tổ chức các hoạt động hiệu quả để học sinh được rèn luyện, trau dồi.
3. Hình thành cho các em học sinh thế giới quan lý tưởng và phẩm chất đạo đức dựa trên những kỹ năng, tri thức và trí tuệ
Thế giới quan là những hệ thống quan điểm về thế giới, về các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Có hai loại thế giới quan đó là giai cấp và cá nhân.
Thế giới quan giai cấp chính là ý thức của xã hội.
Thế giới quan cá nhân chính là quan điểm của bản thân về tự nhiên và xã hội. Bao gồm phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị. Hay nói cái khác đó là biểu hiện của mỗi cá nhân, nó chi phối hành động của từng cá nhân.
Vì thế trong các nhiệm vụ dạy học, người giáo viên cần phải quan tâm đến việc hình thành cơ sở thế giới quan cho học sinh một cách khoa học. Để các em luôn có những hành động và thái độ đúng đắn.
Thế giới quan lý tưởng chính là sự cảm thụ về cái đẹp của con người, là lẽ sống mà con người muốn vươn tới. Vì vậy giáo viên có nhiệm vụ giúp các em nhận diện ước mơ và hoài bão của mình là gì? Giúp các em đề ra được phương hướng trong cuộc đời của mình. Giúp các em hiểu rằng, để những giấc mơ tươi đẹp thì phải có phương pháp. Cụ thể như phải ham học, chịu khó học, có trách nhiệm học. Việc học chính là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với gia đình và tổ quốc.
Tri thức là yếu tố cần thiết trong mỗi chương trình dạy học, giúp cho học vấn của các em học sinh đạt trình độ cao nhất. Nhưng tri thức không phải là duy nhất, mà nó còn bao gồm cả niềm tin, thái độ của các em. Do đó giúp các em vừa đạt được kỹ năng, kiến thức và thái độ chính là các nhiệm vụ dạy học cao cả mà mỗi giáo viên cần phải có.