Nếu là một người nuôi cún, việc đầu tiên bạn cần làm là biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho những người bạn của mình. Và một trong những thông tin sức khỏe đáng quan tâm nhất chính là việc phối giống. Vì việc lai tạo không kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe những bạn cún mẹ. Thêm nữa là tạo ra những bạn cún con không như ý. Vậy nên hãy tìm hiểu tất cả những thông tin quan trọng để nắm được về việc Phối giống chó nhé.
Contents
- 1 Các phương pháp phối giống chó phổ biến và dễ thực hiện nhất
- 2 Dấu hiệu phát dục ở chó và cách xử lý để phối giống chó hữu hiệu
- 3 Cách xử lý khi chó phát dục
- 4 Những điều cần lưu ý khi phối giống chó
Các phương pháp phối giống chó phổ biến và dễ thực hiện nhất
Trong thực tế có rất nhiều phương pháp phối giống chó khác nhau với độ phức tạp và kỹ thuật khác nhau. Mỗi phương pháp có những điểm ưu việt khác nhau và cả những điểm trừ. Vậy nên việc áp dụng phương pháp phối giống chó nào thì còn phải dựa vào từng bé cún khác nhau. Tuy nhiên điểm chung của tất cả các phương pháp đều là hướng tới những thế hệ cún cưng kế tiếp tốt nhất, khỏe mạnh nhất.
Đối với những người chơi chó cảnh, không chuyên thì bạn chỉ cần tìm hiểu về 3 phương pháp Phối giống chó tiêu biểu nhất hiện nay. Theo thứ tự phổ biến, lần lượt là: Out-crossing, Line-breeding và In-breeding
Phương pháp phối giống chó Out-crossing
Ta có thể dịch nôm na phương pháp này ra tiếng việt với “out” là yếu tố bên ngoài và “crossing” là phoi giong cho. Vậy tóm gọn lại Out-crossing được hiểu là cách phối giống chó cùng giống nhưng khác huyết thống.
Đây là phương pháp cực phổ biến vì những ưu điểm của nó. Out-crossing được coi là cách tìm ra được những đặc tính nổi trội trong quá trình phối chó. Đối với các chó có cùng phả hệ thì việc phối giống cần có những quy định khá gắt gao. Bạn chỉ được thực hiện việc Phối giống chó khi các bạn chó đi tơ không có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời.
Kết quả mà phương pháp phối giống chó Out-crossing đem lại:
Phương pháp này có thể đem lại nhiều đặc tính mới. Trong quá trình lai tạo, vai trò của chó bố và chó mẹ là ngang nhau trong việc quyết định các đặc điểm của chó con. Cùng với đó, cặp gen của chó con sẽ thừa hưởng một gen từ bố và một gen từ mẹ. Do đó, chó con được tạo ra có quỹ gien đa dạng hơn và khả năng miễn dịch cao hơn.
Kết quả sẽ cho những chú cún con vẫn đảm bảo tính thuần chủng. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm khá lớn. Đó là các bạn chó tơ nhau không có cùng huyết thống. Vậy nên mức độ khác biệt về gen giữa những bạn chó này cũng rất lớn. Chính vì vậy, tính đồng nhất gen của thế hệ cún con sẽ không cao.
Cùng với đó, vì không kiểm soát được nguồn gen, nên việc lai tạo ngẫu nhiên có thể làm xuất hiện những điểm không mong muốn. Khi lai tạo, người Phối giống chó mong muốn khắc phục những nhược điểm ở đời bố mẹ. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy. Đây cũng là điểm trừ lớn nhất của phương pháp này.
Phương pháp phối giống chó Line-breeding:
Đây là phương pháp lai tạo những bạn chó cùng một giống và có huyết thống gần nhau. Nhờ việc lấy giống chó gần huyết thống nên những bạn chó con sẽ có đặc điểm hình thể và tính khí nổi bật.
Phương pháp này được sử dụng với dụng ý giúp chọn lọc những gen tốt từ những con chó có họ hàng với nhau. Hơn nữa những gien thuần được giữ nguyên, không làm mất đi tính ưu việt của dòng chó đó. Điều này giúp các bé cún con khỏe mạnh và có khả năng kháng nhiều bệnh hơn.
Điểm trừ của phương pháp này là nó không có tính triệt để. Phương pháp Line-breeding chỉ giúp làm chậm lại chứ không ngăn chặn sự sụt giảm tính đa dạng của quỹ gen. cho di to ít di truyền bệnh tật sang các thế hệ sau nhưng vẫn không tránh khỏi một số lỗi. Thêm một điểm trừ là các đặc điểm mong muốn cũng như không mong muốn đều có khả năng được lai tạo thành.
Phương pháp phối giống chó In-breeding
Đây là sự lai tạo giữa các bạn cho phoi giong có huyết thống rất gần nhau. Chính vì vậy phương pháp này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các nhà phối giống chó cảnh có nhiều kinh nghiệm. Chính vì phối giống cận huyết thống nên In-breeding giúp tạo ra những bạn cún có đặc điểm gần nhất với đặc điểm của loài. Các nhà khoa học ghép sẽ cho chó nhảy đực những bạn chó cùng huyết thống và chung một số đặc điểm mong muốn. Cứ tiếp tục như thế, sau khoảng một hoặc hai thế hệ, các đặc điểm mong muốn ấy sẽ trở nên “đồng trội”.
Với phương pháp này, người ta tạo ra được những bạn cún con giống với mức độ thuần chủng cực cao. Và hơn nữa với dòng gen thuần đã được biết chắc chắn nên các nhà lai tạo có thể phán đoán được những đặc điểm ở cún con.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có rất nhiều nhược điểm. Bởi nếu cứ phối giống lặp đi lặp lại theo cách này quá nhiều lần, tính đa dạng gien sẽ bị suy giảm. Thêm vào đó, hệ miễn dịch của các bạn chó con cũng suy giảm mạnh mẽ hơn hẳn. Chưa kể đến những bạn chó con con có gen “đồng lặn” sẽ có sức khỏe rất yếu và dễ chết yểu
Dấu hiệu phát dục ở chó và cách xử lý để phối giống chó hữu hiệu
Thời kì động dục là một giai đoạn hết sức bình thường mà tất cả những bạn chó chưa triệt sản đều phải trải qua. Thời kì này được coi như một bước chuyển biến rất quan trọng. Vì nó làm cho các bạn chó có khả năng sinh sản và mang thai những bé cún con. Khi thời kì động dục ở những bạn chó bắt đầu diễn ra, các hooc-môn trong cơ thể các bạn ấy thay đổi nhanh chóng. Chính vì vậy ở những bạn chó mới bắt đầu xuất hiện những sự khác thường trên cơ thể và hành vi. Tuy nhiên sự phát dục của những bạn chó thuộc hai giới khác nhau cũng khác nhau.
Chó đực phát dục
Nghe có vẻ vô lý nhưng các bạn chó đực từ khi còn rất bé, vài tháng tuổi đã có bản năng sinh sản. Các bạn ấy nhìn bề ngoài thì có vẻ luôn sẵn sàng để phối giống. Chính điều đó làm cho thời điểm chó đực phát dục thực sự không thể xác định cụ thể được. Nhưng theo những nghiên cứu chung thì thời điểm thích hợp để cho chó phối giống lần đầu (xét riêng chó đực) có thể là ít nhất 1 tuổi. Tốt nhất thì nên để các bạn cho di to lần đầu lúc đã trên 14 tháng.
Bợi việc phối giống chó xảy ra khi những chú chó đực non hơn sẽ gây ra nhiều tác động xấu. Cả về ngoại hình lẫn nội tạng và sức khỏe. Thêm nữa không phải chú chó đực đủ tuổi và đã phát dục là có thể tham gia phối giống. Các bạn ấy phải đạt được những điều kiện theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Thông thường, người ta sẽ chọn những bạn chó đực có nguồn gen tốt và đảm bảo. Hơn nữa các bạn chó ấy phải khỏe mạnh, không bệnh tật, dị dạng,…Và phải tránh những bạn chó đực không biết nhảy cái.
Khi bạn đã chọn được một chú chó đực ưng ý để đưa đi phối giống. Bạn phải tăng khẩu phần ăn sinh dưỡng hơn để bồi bổ cho bạn chó sắp làm bố đó. Có như vậy, bạn chó ấy mới khỏe mạnh và đảm bảo cho những lần phối giống thành công.
Chó cái phát dục
Ở chó cái có sự khác biệt đối với cánh mày râu. Thời kỳ cho cai dong duc có những dấu hiệu riêng biểu hiện một cách rất dễ nhận biết. chu kỳ sinh sản của chó cái lặp đi lặp lại theo vòng, khá giống ở người và những loài động vật phát triển khác.
Trong tuần đầu của chu kì, có thể thấy âm hộ chó cái sưng lên và chảy máu. Hiện tượng này có thể được gọi là chó salo, một hiện tượng mà chú cái trưởng thành nào cũng phải trải qua. Vậy chó salo bao nhiêu ngày thì lấy giống? Theo kinh nghiệm phối giống chó của những chuyên gia thì khoảng 1 – 2 tuần sau. Bởi lúc đó máu sẽ giảm dần rồi ngừng hẳn. Trung tuần của thời điểm này sẽ là thời điểm trứng rụng. Chính vì vậy đây cũng là khoảng thời gian các bạn chó cái có tỉ lệ đậu thai cao nhất.
Lúc này, các bạn chó cái sẽ có hứng thú với việc tìm “bạn trai” hay còn gọi là chó động đực. Nếu bạn không muốn những chú chó của mình có thai thì phải xích và đảm không cơ hội tiếp xúc với chó đực. Sau 2 – 3 tuần, kinh nguyệt có thể trở lại nhưng sẽ ít đi và ngừng hẳn. Tuy nhiên, âm hộ của các bạn chó cái vẫn sẽ nở to hơn bình thường trong vài tuần tiếp theo.
Do những hiện tượng động dục ở các bạn chó cái phức tạp hơn nên hãy cùng nghiên cứu kỹ hơn nhé.
Biểu hiện của chó cái phát dục
Trong thời gian động dục, các bạn chó cá sẽ có những cư xử bất thường. Cụ thể, các bạn chó cái ở trước thềm mùa giao phối của chó thường khá căng thẳng, nhạy cảm và dễ bị kích động. Một số biểu hiện có thể là sủa nhiều hơn hoặc tỏ ra hung hăng hơn. Một hành vi khá buồn cười của những bạn chó này là hiện tượng chó cái nhảy đực. Những bạn chó cái sẽ bắt đầu cưỡi lên những con chó khác. Thậm chí đôi khi các bạn ấy còn cưỡi lên cả chân bạn.
Một cách nhận biết khác là nhìn chiếc đuôi cong sang một bên. Hành vi này giúp cho việc phối ngẫu diễn ra dễ dàng hơn. Chiếc đuổi phản chủ này tương đối phổ biến và được gọi là “phất cờ”.
Việc chảy máu ở âm hộ cũng là điểm đáng lưu ý. Đây là dấu hiệu cho thấy chú chó cái của bạn sẽ sớm bước vào kỳ động dục. Bạn phải để ý kỹ mới thấy vì đôi khi các bạn chó sẽ tự liếm đi lượng máu cơ thể đào thải. Vì vậy hãy lót chỗ nằm của các bạn ấy bằng một tấm vải hoặc khăn trắng để dễ quan sát hơn.
Tuy vậy, cách tốt nhất để biết được thời kỳ động dục của chó vẫn là đến những cơ sở y tế. Cách này đảm bảo sự an toàn và độ chính xác cao. Đồng thời bạn có thể nhận được những lời khuyên hữu ích từ các bác sĩ thú y về giai đoạn này ở chó.
Chó cái không chịu đực
Tuy nhiên, có một số trường hợp các bạn chó cái động đực nhưng lại không chịu chó phối giống đực khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi kỳ lạ này:
- Chó cái không “ưng” chú chó cùng mình phối giống. Trong trường hợp này bạn nên lựa chọn cho chú chó cái của một anh chàng khác.
- Nguyên nhân thứ hai là những biểu hiện giống như kỳ động dục nhưng thực chất do mắc bệnh. Ví dụ: bọc mủ tử cung ở chó cái đã già hoặc tệ hơn là dạ chó bị lấp đầy mủ.
Dù là dấu hiệu nào thì bạn cũng không được chủ quan mà nên tìm ngay tới những trung tâm y tế gần đó. Đội ngũ bác sĩ thú y, nhân viên sẽ có những câu trả lời và lời khuyên xác đáng nhất.
Cách xử lý khi chó phát dục
Nếu bạn không có nhu cầu Phối giống chó hay không muốn cho bạn chó cảnh sinh nở. Cách đơn giản và hiệu quả nhất để xử lý là thiến hoặc triệt sản khi những bạn chó ấy đến giai đoạn phát dục.
Thiến chó
Thiến là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ tinh hoàn. Điều đó đồng nghĩa với việc cắt bỏ nguồn cung cấp testosterone (hormone đặc trưng của nam giới) và khả năng sinh sản tinh trùng. Từ đó những bạn chó đực sẽ không còn khả năng sinh sản được nữa.
Thời gian tốt nhất để thiến chó là khoảng từ 4 – 6 tháng. Thiến những bạn chó đực lớn tuổi hơn cũng không khác lắm. Tuy nhiên thiến càng muộn thì việc ngăn chặn những thói hư không mong muốn càng dễ thất bại.
Việc thiến đem lại khá nhiều ưu điểm
- Các bạn chó đực bị thiến sẽ không còn khả năng sinh sản và đi theo con cái.
- Chó của bạn sẽ ít đi lang thang, cũng như ít hiếu chiến và quan tâm đến chiến đấu.
- Có khả năng phòng và giảm bệnh do testosterone và các bệnh liên quan đến tinh hoàn, mào tinh.
- Thiến là một phẫu thuật rất đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng.
- Không tốn kém nhiều về kinh tế mà vẫn đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, khi thực hiện một ca phẫu thuật thiến chó cần người có chuyên môn thực hiện một cách chuyên nghiệp. Bởi những công việc như gây mê, gây tê, hay phẫu thuật được thực hiện bởi người không chuyên có thể rất nguy hiểm. Bạn có thể đi tới những trung tâm y tế để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.
Triệt sản chó đực
Ngoài phương pháp thiến chó khá phổ biến, người ta còn sử dụng phương pháp triệt sản. Triệt sản chó đực gồm ba cách: tiêm hóa chất, thắt ống dẫn tinh và cắt bỏ tinh hoàn.
Tiêm hóa chất để triệt sản
Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tiêm vào cơ thể những bạn chó đực một loại hóa chất đặc biệt… Các bác sĩ sẽ tiêm hợp chất hóa học đó vào tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn. Từ đó gây nên một phản ứng viêm cục bộ nghiêm trọng, làm mất đi hoàn toàn khả năng sinh sản tinh trùng.
Tuy nhiên phương pháp này có khá nhiều những nhược điểm, cho hiệu quả không cao. Hơn thế, phương pháp này còn làm giảm đáng kể sự tiết testosterone từ tinh hoàn.
Thắt ống dẫn tinh
Đây là một phương pháp triệt sản mà chú chó của bạn phải tiến hành phẫu thuật. Và tuy phương pháp này không quá phức tạp nhưng chi phí thì không hề nhỏ. Và trong một số trường hợp hy hữu sau khi thắt ống dẫn tinh, vẫn xảy ra trường hợp phối giống ngoài mong muốn.
Cắt bỏ tinh hoàn
Phương pháp này khá giống với việc thiến chó. Các bạn chó đực được triệt bằng cách rạch một đường nhỏ ở bìu dài và cắt bỏ cả hai tinh hoàn. Đây là cách mang lại hiệu quả triệt để nhất trong ba cách kể trên. Tuy nhiên vẫn cần đưa chú chó của bạn đến trung tâm y tế để thực hiện.
Triệt sản chó cái
Thời gian an toàn cho việc triệt sản các bé chó cái là từ 1 năm tuổi trở lên. Bời nếu bạn cố tình làm phẫu thuật hoặc tiêm thuốc cho những chú chó cái trước 1 năm tuổi có thể gây ra những tác động xấu đến phát triển. Có ba cách triệt sản phổ biến đối với các bạn chó cái:
- Tiêm thuốc giống các bạn chó đực. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng. Vì nó khá nguy hiểm và gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe các bé chó cái. Ngoài ra việc tiêm thuốc còn để lại khá nhiều tác dụng phụ và không thực sự triệt để.
- Thắt ống dẫn trứng Đây là một phương pháp phức tạp với chi phí hơi tốn kém. Tuy nhiên cũng không đem lại kết quả triệt để nhất.
- Cắt tử cung và buồng trứng Nếu triệt sản ở các bạn chó đực là cắt bỏ tinh hoàn thì triệt sản ở những bạn chó cái là cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách rạch một vết ở bụng hoặc sườn sau rồi cắt bỏ hai bộ phận nêu trên. Điều này ngăn các bạn cho nhay duc và được coi là hiệu quả nhất.
Lưu ý sau khi triệt sản
Sau quá trình phẫu thuật, các bạn chó có thể có một vài vết chỉ khâu. Số chỉ này sẽ được cắt bỏ sau khoảng 7 – 10 ngày. Hầu hết các bạn chó sẽ khỏe lại sau khoảng 5 – 6 ngày phẫu thuật. Trong khoảng thời gian này, những bạn chó cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý hậu phẫu thuật. Do đó bạn nên thật để ý đến những bệnh nhân bốn chân này nhé.
Một điều cần lưu ý là nếu những chú chó cái nhà bạn đã được triệt sản mà vẫn ra máu như dấu hiệu của thời kỳ động dục thì cần đi khám ngay. Chú chó của bạn có thể đã mắc các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hay bệnh về hoa liễu.
Những điều cần lưu ý khi phối giống chó
Trước khi đưa ra quyết định về việc phối giống chó, người nuôi cũng cần luu ý một số điều. Chủ chó cũng nên tham khảo và lưu ý một số kiến thức cơ bản để tránh bỡ ngỡ khi chó phối giống lần đầu.
Cần chú ý chu kỳ sinh sản của chó khi phối giống chó
Đầu tiên, mỗi người cần hiểu về chu kỳ sinh sản của chó. Chó cái và chó đực động dục sẽ là thời điểm chúng sẵn sàng cho việc sinh sản. Chó cái thường bước vào giai đoạn động dục khi nằm trong tuổi dậy thì. Tùy từng loài mà độ tuổi dậy thì rơi vào khoảng 6 – 24 tháng tuổi là các bạn cho nhay duc. Giống chó nhỏ thường sẽ động dục sớm hơn so với những giống chó đô con.
Đối với các bận chó cái, lúc trứng rụng cũng là lúc cơ thể các bạn ấy đã sẵn sàng để sinh sản. Khi ấy, nồng độ estrogen trong máu các bé chó cái sẽ tăng cao và thúc đẩy trứng rụng khỏi buồng. Khoảng thời gian này bạn nếu tiến hành Phối giống chó, trứng sẽ được thụ tinh và hình thành phôi thai.
Cần chú ý mùa giao phối khi phối giống chó
Vậy khi nào mùa động dục xảy ra? Thông thường các bạn chó thường động dục khoảng hai lần trong năm. Khoảng cách giữa mỗi lần trung bình độ 6 tháng. Tuy nhiên thời gian động dục cũng phụ thuộc ít nhiều vào giống chó. Việc phối giống chó nhật hay phối giống chó phốc sẽ có sự khác biệt đáng kể. Vì vậy khi cần phối giống chó, chủ nuôi cần chú ý đến quãng thời gian có thể giao phối.
Nếu việc những bạn có cần tận 8 tháng mới xảy ra chu kỳ động dục cũng không quá đáng lo. Bởi về bản chất loài chó có thời gian động dục khá dài, khoảng từ ba đến bốn tuần.
Chó phối giống mấy lần thì được?
Tuy không có đáp án chính xác cho việc cần cho những chú chó của bạn phối giống bao lần để thành công. Các chuyên gia chỉ có thể đưa ra lời khuyên là khoảng 2 đến 3 lần. Cùng với đó là thời gian phối giống chó cũng được lưu ý nên rơi vào kỳ kinh nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Bạn nên hạn chế việc cho chó sinh vào kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bới những em chó cái đó còn non và dễ bị thương hay chết khi sinh nở.
Việc cho chó bạn đi phối bao nhiêu lần cũng còn tùy theo giống, độ tuổi và sức khỏe của các bạn ấy. Trong trường hợp những chú chó của bạn có sức khỏe yếu hoặc đang bệnh tật cần tránh phối giống.
Chăm sóc chó mẹ trong thời gian mang thai
Việc chăm sóc cho những bà mẹ tương lai là điều cực kỳ quan trọng. Bởi nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chó mẹ mà còn cả những bạn bé cún con.
Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi đưa các bạn chó mẹ đi phối giống cần đưa đi khám thú y. Cần kiểm tra tổng thể để chắc chắn rằng các bạn chó đi phối giống này không mắc bệnh truyền nhiễm. Chế độ ăn của những người bạn bốn chân sắp làm mẹ cũng cần được chăm bẵm kĩ. Bạn cần cho những chú chó của mình ăn kiêng khoảng 6 tháng trước phối giống. Một vài bạn chó chó có hiện tượng giảm cân dù được cho ăn nhiều hơn. Đây là lúc bổ sung thức ăn đóng hộp như Alpo hay Pedigree.
Tiếp đó, bạn cần đưa chó của mình đi tiêm vắc xin cũng như xử lý ngay ký sinh trùng. Bạn cũng nên đưa chó đi kiểm tra bác sĩ thú y định kỳ khoảng 1 tháng một lần. Và đặc biệt nếu bạn để ý thấy chó phối xong vẫn ra máu thì cần ngay lập tức đưa các bạn ấy đến cơ sở thú y tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Trong khoảng thời gian chó cái mang thai cũng nên tách riêng nó ra khỏi những con chó khác. Điều này giúp bảo vệ chó mẹ khỏi việc tiếp xúc virus Herpes ở chó.
Chăm sóc chó mẹ khi sinh nở
Khi các bạn chó mẹ sinh, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị chu đáo mọi thứ. Về nơi sinh thì bạn phải đảm bảo nơi đó không thấm nước và dễ dàng làm sạch, không có gió lùa, yên tĩnh. Nên chuẩn bị giường lót có mùi hương quen thuộc dễ cho các bạn chó quen dần.
Nếu bạn định cho bạn chó của mình sinh thường ở nhà thì bạn cần chuẩn bị những điều sau. Trước khi các bạn chó lâm bồn, hãy giúp bạn ấy có tâm lý thoải mái nhất. Bằng cách vuốt ve bụng để quá trình diễn ra thuận lợi hơn. Việc này sẽ tốn kha khá thời gian nhưng đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả cao. Hãy để không gian riêng cho bạn chó khi bạn ấy đang sinh. Nhưng bạn vẫn phải đảm bảo kiểm tra thường xuyên. Khi chó mẹ đã sinh xong, mọi biểu hiện lạ trước đó sẽ dần biến mất tuy cũng không tránh ngoại lệ.
Tuy nhiên nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất bạn nên đưa chú chó của bạn đến cơ sở thú y. Để tránh những tình huống nguy hiểm và sự cố không mong muốn.
Trên đây là tất cả những chia sẻ liên quan đến việc Phối giống chó mà một người chủ nuôi chó cần nắm được. Hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin về những chú chó tại dogily.vn để làm một người chủ thật có tâm nhé.