Một bài tiểu luận hay và trình bày đúng chuẩn sẽ góp phần quan trọng vào trong việc gây ấn tượng cũng như cải thiện điểm số của bạn. Nếu bạn đang loay hoay không biết cách trình bày tiểu luận chuẩn như thế nào thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc đó.
Contents
1. Bài tiểu luận là gì?
Tiểu luận là một văn bản ngắn dưới hình thức viết để nêu lên một nghiên cứu, quan điểm nào đó mà tác giả muốn trình bày. Tiểu luận hiện nay được nhiều trường đại học và cao đẳng lựa chọn để kết thúc học phần, tiêu chuẩn cho một bài tiểu luận thường rơi vào 5-20 trang. Còn đối với tiểu luận tốt nghiệp sẽ yêu cầu cao hơn, khoảng 30-50 trang tùy theo chủ đề mà bạn lựa chọn.
2. Bài tiểu luận gồm những gì?
Một bài tiểu luận được xem là hoàn chỉnh khi và chỉ khi các bạn đáp ứng được bố cục 3 phần sau.
2.1 Bố cục của một bài tiểu luận hoàn chỉnh sẽ như thế nào?
Về phần mở đầu, bạn phải nêu được:
- Lý do bạn lựa chọn chọn đề tài
- Giới hạn và phạm vi của đề tài đó
- Giới thiệu được nội dung từng chương và ý chính của toàn tiểu luận
Về phần nội dung, bạn phải đảm bảo sự rõ ràng rành mạch trong từng luận cứ, luận điểm:
- Câu chủ đề 1 (hoặc luận cứ 1)
- Luận điểm 1 nhằm chứng minh cho luận cứ đó
- Và kết luận 1
- Tương tự đối với các luận cứ khác.
Về phần kết bài bạn phải:
- Tóm tắt lại được những ý chính quan trọng của toàn bài.
- Đồng thời khẳng định lại một lần nữa quan điểm của bản thân trong bài tiểu luận này.
Và đừng quên phần “Tài liệu tham khảo” nếu như bạn có tham khảo thêm các tài liệu hay các nguồn thông tin khác nữa nhé!
2.2 Nội dung đầy đủ của một bài tiểu luận
Dưới đây là chi tiết nội dung cho từng phần:
2.2.1 Phần mở đầu
Phần mở đầu bao gồm các nội dung sau:
Lý do lựa chọn đề tài
Ở nội dung này, bạn cần trả lời được câu hỏi: “ Tại sao lại nghiên cứu vấn đề?”. Từ đó, đưa ra lý chọn đề tài phải xuất phát từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Đồng thời bạn cần nêu lên nhu cầu, hứng thú và trách nhiệm về vấn đề nghiên cứu và làm rõ ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài.
Mục đích nghiên cứu
Ở đây các bạn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu để làm gì? Nghiên cứu để phục vụ cho điều gì?
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu ở đây là những hiện tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Còn khách thể nghiên cứu là những cá nhân, nhóm xã hội chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở nội dung này các bạn cần xác định rõ phương hướng nghiên cứu cũng như các công việc cụ thể trong hoạt động nghiên cứu này.
Phương pháp nghiên cứu
Ở nội dung này, các bạn có nhiệm vụ trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Một số loại phương pháp nghiên cứu phổ biến và thường xuyên được sử dụng trong tiểu luận là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phân tích tổng hợp.
- …
Và việc bạn cần làm là lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với nhiệm vụ và đề tài nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Để hoạt động nghiên cứu có hiệu quả, khi viết tiểu luận các bạn cần xác định rõ đối tượng, khách thể, không gian và thời gian nghiên cứu của đề tài đó.
2.2.2 Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.3. Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng vấn đề
2.2. Nguyên nhân của thực trạng
2.3. Giải pháp thực hiện
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Tiến hành thực nghiệm
3.2. So sánh kết quả thực nghiệm
3.3. Đưa ra nhận định, đánh giá
2.2.3 Kết luận và kiến nghị
Ở phần kết luận các bạn cần đưa ra các biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn và các khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài.
2.2.4 Danh mục tài liệu tham khảo
Ở phần này các bạn phải liệt kê các các công trình nghiên cứu, giáo trình, sách tham khảo, tạp chí được trích dẫn tham khảo trong bài tiểu luận.
3. Quy định chung về trình bày tiểu luận
Để đạt điểm cao bạn không những đáp ứng được mặt nội dung mà còn về mặt hình thức. Dưới đây là một số quy định chung về cách trình bày tiểu luận chuẩn.
- Tiểu luận yêu cầu trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng (portrait).
- Định dạng lề: bottom, top: 2.0 – 2,5cm, right: 2,0 cm, left: 3.0-3,5 cm.
- Font chữ: Times new Roman.
- Bảng mã: Unicode.
- Cỡ chữ (phần nội dung): 12.
- Cách dòng: 1.2-1.3 lines.
- Độ dài tiểu luận tối thiểu: Ít nhất 5 trang (không tính phụ lục).
- Độ dài của một bài tiểu luận: tối đa 20 trang (không tính phụ lục).
- Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.
- Có đánh số trang
Lưu ý: Khi viết cần trình bày nội dung một cách ngắn gọn, rõ ràng, súc tích.
4. Hướng dẫn chi tiết cách trình bày tiểu luận
Để giúp bạn hiểu hơn về cách trình bày tiểu luận. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết, cùng JobsGO tìm hiểu ngay nhé!
4.1 Trình bày bài tiểu luận theo form chuẩn
Về mặt hình thức, bài tiểu luận cần đáp ứng form tiêu chuẩn sau:
4.2 Cách đánh số trang cho bài tiểu luận
- Thông thường các mục trước phần nội dung chính thường đánh theo số tự La Mã. Ví dụ: I, II, III,…
- Còn đối với các chương mục các bạn nên đánh theo số tự nhiên. Ví dụ: 1,2,3 hoặc 1.1; 1.2,…
Lưu ý: Các bạn chỉ nên đánh số tối đa 3 cấp theo quy định mà thôi.
4.3 Quy định viết tài liệu tham khảo trong tiểu luận
Việc sắp xếp tài liệu tham khảo logic sẽ giúp bài luận văn trở nên chuyên nghiệp hơn. Dưới đây là một số trật tự sắp xếp cơ bản.
- Tài liệu tham khảo là sách
Tên của tác giả hoặc nơi phát hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (viết in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên sách), lần xuất bản (lần xuất bản thứ hai trở đi mới ghi), nhà xuất bản (có dấu phẩy cuối tên), nơi xuất bản (Tên thành phố, có dấu chấm cuối tên).
- Tài liệu tham khảo là tạp chí, bài báo
Nếu là tạp chí nước ngoài thì tuân theo cấu trúc sau: Họ, tên gọi và tên đệm (viết tắt)
Nếu là tạp chí trong nước thì viết đầy đủ họ tên như bình thường.
- Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet
Trên thực tế, bài luận của bạn sẽ không được đánh giá cao khi các tài liệu tham khảo của bạn lấy từ nguồn Internet bởi ở đó chứa rất nhiều những thông tin gây nhiễu.
Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sắp xếp bằng cách sau:
Tên tác giả, năm. Tên tài liệu tham khảo, thời gian trích dẫn.
- Tài liệu tham khảo từ các nguồn khóa luận, bài luận khác
- Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn).
- Tên đề tài luận văn (in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên), bậc học, tên cơ sở đào tạo.
4.4 Cách trình bày mục lục tiểu luận
Nhìn chung, để trình bày tiểu luận, bạn chỉ cần liệt kê những danh mục quan trọng, thường là những mục lớn và luận điểm chính của từng phần. Sau đó, sắp xếp chúng đúng theo cấu trúc của bài.
Ngoài ra, bạn không nên quá ôm đồm mà trình bày mục lục tiểu luận một cách quá chi tiết. Hãy lựa chọn và sắp xếp những hạng mục mà bạn cho rằng khi nhìn vào đó, thầy cô sẽ nắm được vấn đề và cách triển khai vấn đề của bạn.
5. Một số lưu ý khi trình bày tiểu luận
- Khi trình bày tiểu luận, bạn có thể thay đổi cỡ chữ, in đậm, in nghiêng sao cho khoa học và dễ nhìn nhất.
- Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi trình bày tiểu luận không nên màu mè bằng cách thay đổi nhiều màu chữ. Thay vào đó hãy trình bày một cách lịch sự, trang trọng.
- Đồng thời để tiết kiệm thời gian bạn có thể tận dụng các thao tác tạo mục lục trong Word thay vì làm thủ công vừa dễ gây nhầm lẫn, vừa không đẹp mắt.
Hy vọng thông qua bài viết này của JobsGO đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về cách trình bày tiểu luận. Chúc các bạn sẽ sớm hoàn thiện sản phẩm của mình một cách hoàn hảo và vừa ý nhất nhé
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)