Cách coi chân gà đá như thế nào? Như đã hứa, tôi đã quay lại để tiếp tục chủ đề Cách chọn gà chọi hay của kì trước đây. Người xưa thường có câu nói:” Nhất dáng, nhì da, tam thanh, tứ sắc” để nói về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đối với cộng đồng đam mê chọi gà, anh em cũng lưu truyền một câu nói tương tự: “Nhất thủ, nhì vỹ, tam hình, tứ túc”. Mặc dù xếp thứ 4 trong 4 tiêu chí quan trọng nhưng cách coi chân gà đá cũng rất cần thiết để nhận định được đâu là thần kê.
Nhưng để thông qua cách coi chân gà đá đoán biết gà hay hay dở thì không hề dễ dàng chút nào. Vì vậy, hôm nay Đá Gà BLV sẽ dành riêng một bài viết “Đoán gà chọi hay bách phát bách trúng qua cách coi chân gà đá” cho các anh em.
Cấu tạo của chân gà
Trước hết, nếu anh em muốn áp dụng cách coi chân gà đá thì phải hiểu về kết cấu chân của gà chọi. Đảm bảo gà của anh em đầy đủ các bộ phận ngón, cẳng, vảy cựa,… để sinh hoạt cũng như ra trận một cách bình thường. Đối với những chú gà không may khiếm khuyết, thương tật ở chân thì sẽ khó thi đấu hoặc bán được giá cao. Bởi vì đối với gà chiến, cặp chân là bộ phận quan trọng, vũ khí quý giá khi tham chiến.
Cấu tạo của chân gà chọi ở mặt tiền gồm có các bộ phận sau:
- Ngón giữa đi thẳng lên phía gối gọi là hàng Nội.
- Ngón ngoại đi thẳng lên phía gối gọi là hàng Ngoại.
- Ngón thới đi thẳng lên gọi là hàng Thới.
Mặt sau chân gà có một hàng vảy lớn gọi là hàng Hậu:
- Từ cựa lên gối gọi là hàng Độ
- Giữa hàng Hậu và hàng Độ có vảy từ cựa lên gối gọi là hàng Kẽm gà chọi
- Ở giữa hàng Ngoại và hàng Hậu có hàng vảy bé dại lăn tăn dài từ phía gối xuống gọi là hàng Biên
- Ngón ngoại nằm ở phía ngoài gọi là hàng Ngoại (hay hàng Thành)
- Ngón giữa thẳng lên phía gối gọi là hàng Nội (hàng Quách)
- Ngón thới là ngón bé dại ở phía sau gọi là hàng Thới
>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp 20 loại vảy gà chọi độc và hiếm gặp
Kiểm tra độ khỏe chân gà chọi
Như đã nói trên, chân gà chọi là vũ khí quý giá của chúng trong thi đấu, vì vậy cặp chân gà cần phải vững chắc và khỏe mạnh. Vậy làm sao để xác định chân gà có tốt hay không ? Ngoài các ngón chân cân đối, không quá gầy hoặc quá mập, anh em có thể kiểm tra bằng cách sau đây:
Đầu tiên: Tung gà ở độ cao khoảng 2m so với mặt đất. Quan sát cách gà tiếp đất, nếu gà chạm đất tốt, chân không khuỵu, không nghiêng đổ thì tốt. Ngoài ra, dùng tay nâng “ngón ngọ” (ngón giữa dài nhất) bật lên bật xuống khi gà đứng. Nếu thấy cứng và tiếng đập xuống mạnh thì ngón chân khỏe, tốt.
Tiếp theo: Anh em cần đếm số vảy, nếu gà có trên 19 vảy thì tốt, trên 22 được xếp vào hàng tài giỏi. Đặc biệt, nếu gà sở hữu ngón rồng (vảy ở ngón ngọ gồ lên, khô cứng) thì được coi là cách coi chân gà đá giống gà chọi quý hiếm.
Hình dáng chân gà
Kích thước
Kích thước chân gà phụ thuộc vào mục đích và ý thích của sư kê. Đối với người thích chân gà đá nhỏ nhưng khỏe thì khi ra đòn sẽ rất nhanh gọn khiến cho đối thủ khó tránh thoát. Còn sư kê nào thích những cú tấn công mạnh và đủ lực, không cần tốn sức nhiều thì sẽ thích hợp với chân gà to hơn.
Bạn nên lựa chọn kích thước của chân gà đá chuẩn như: đùi tròn, to trông giống như đùi ếch và cẵng lớn. Vì đùi to tất nhiên sẽ có rất nhiều cơ nhằm giúp gà tung ra những đòn đá hay khả năng bay nhảy siêu cao.
Phần cẳng chân
Trong cách coi chân gà đá mà tôi chia sẻ, thì khuyên anh em nên chọn cẳng gà càng ngắn càng tốt. Nên chọn gà chọi có cẳng chân được chia nhiều đốt. Không nên chọn những con gà quá béo, thừa cân vì khi đó trọng lượng của gà sẽ đổ dồn lên cẳng chân, khiến gà di chuyển không linh hoạt.
Thông thường sẽ có hai loại cẳng:
- Cẳng tròn – khô: loại cẳng này thoạt nhìn khô khốc như cẳng gà chết, tuy nhiên lại đá cự kì đau, vảy thường ôm sát. Loại gà có cẳng này rất quý hiếm.
- Cẳng vuông: Cẳng này cũng tốt, đá đau nhưng chung quy vẫn không bằng cẳng tròn – khô trên.
Đôi khi có các trường hợp đặc biệt như gà vừa có một bên cẳng tròn và bên cẳng vuông, thì anh em hãy nhanh tay rước về. Giống gà chọi này vừa quý hiếm lại đá siêu hay, trong trăm con chỉ có một mà thôi.
Phần đùi
Sư kê nuôi gà chọi chắc hẳn đã từng nghe qua câu nói: “Đầu công mình cốc cánh vỏ chai – đùi dài quản ngắn chẳng sợ ai”. Hình dáng của chân gà được nhắc tới trong câu nói này rất rõ. Gà chọi tốt thường có đùi dài săn chắc, phía trên to, phía dưới thắt lại tương tự đùi ếch.
Chân gà dài thì có lợi thế trong mỗi lần tung cước và lực đá mạnh hơn so với chân ngắn. Có thể hiểu như cách cầu thủ chân dài sút bóng, nhìn có vẻ nhẹ nhưng bóng đi rất căng. Ngược lại, những cầu thủ chân ngắn sút cảm giác mạnh nhưng thực tế lực lại nhẹ hều.
Thêm vào đó, nên chọn những con gà chọi có bản đùi to. Nếu chiến kê nào sở hữu bản đùi to hơn cả thân thì chúng tung đá cực kì xuất sắc, lực đá khó bì. Nhưng trường hợp gà có cặp đùi liền giữa thân thì phải lùn, thế mạnh của chúng là luồn lách đánh dưới, cực nguy hiểm.
>>> Đọc ngay: Bật Mí Tuyệt Chiêu Xem Màu Mạng Gà Đá Hôm Nay Chuẩn Xác Nhất
Cách coi chân gà đá hay qua vảy
Trong nội dung của cách coi chân gà đá hay mà bỏ qua phần xem vảy thì quả là một thiếu sót trầm trọng.
Tại sao cần coi kỹ vảy chân gà đá?
Vảy gà là một trong những yếu tố được sư kê chú trọng nhất khi lựa chọn gà chọi hay. Chúng có thể chiếm tỉ lệ từ 70 – 80 % để đánh giá phẩm chất của một chú chiến kê.
Mặc dù không có một bằng chứng nghiên cứu khoa học cụ thể nào về vấn đề này. Nhưng theo kinh nghiệm chơi gà lâu năm và quy luật đào thải mà các sư kê đã rút ra cho mình cũng như với người hâm mộ bộ môn đá gà này một số kinh nghiệm xem vảy gà như sau:
- Vảy gà đá phải khô, sờ vào thấy nham nhám, hơi ráp chứ không mượt. thì bắt đầu đạt yên cầu.
- Vảy đóng hai hàng tức là hàng thành và hàng quách trơn tru, to vuông, không nát, không nứt, không thừa, không thiếu là vảy tốt, gà hay.
Cách nhận biết vảy gà chọi hiện nay
Thông thường để nhận biết được vảy gà tốt xấu, bạn có thể tham khảo hình dạng vảy dưới đây:
Dựa vào những chiếc vảy chân gà mọc theo hướng nhất định mà người ta đặt tên cho các kiểu vảy này. Có tới hơn 100 loại kiểu vảy chân gà khác nhau. Tôi có thể liệt kê một số loại vảy nổi tiếng cho anh em tham khảo như:
- Vảy án thiên;
- Vảy hàm long;
- Vảy tam tài;
- Vảy phủ địa;
- Vảy vấn cán;
- Vảy song phủ đao;
Có thể nói cách coi chân gà đá thông qua xem vảy gà là một nghệ thuật. Để tìm hiểu chi tiết và rõ ràng hơn về vảy gà chọi, tôi sẽ sớm có bài chia sẻ thông tin cho anh em sau. Bây giờ thì chúng ta tiếp tục phần nội dung tiếp theo của cách coi chân gà đá hay nhé !
>>> Tham khảo ngay: 3 MẸO COI NGÀY ĐÁ GÀ GIÚP KÊ CHIẾN THẮNG TRẬN
Màu sắc chân gà chọi đá hay
Khi lựa chọn gà chọi đá hay hay dở, anh em cũng có thể nhận biết bằng cách coi màu chân gà. Ví dụ “Gà ô chân trắng – Mẹ mắng cũng mua”; “Gà ô chân xanh, mắt ếch”; “Gà ô chân trắng, mỏ ngà”.
Những câu nói trên chỉ là vài ví dụ điển hình cho cách coi chân gà đá hay thông qua màu chân mà thôi. Có được những điều trên bởi vì thực tế đã chứng minh, đa phần những con gà có màu chân đó thường có khả năng đá hay cao.
Ngoài màu trắng thì chân gà còn có màu đen, màu vàng, màu chì, màu xanh… Mỗi màu đều có thể tiềm ẩn những chú gà đá hay khác nhau. Ví dụ:
- Gà đá có 2 màu chân.
- Gà ô chân trắng.
- Gà chọi bịp chân xanh.
- Gà chọi chân chì.
- Gà chọi xám chân vàng hoặc trắng.
Nhìn cựa gà đoán gà chọi hay dở
Tiêu chí cuối cùng trong cách coi chân gà đá mà tôi giới thiệu hôm nay là xem cựa gà chọi. Ở một số cuộc thi, gà có cựa sẽ không được tham gia hoặc phải bịt cựa để đấu. Luật đấu này đưa ra nhằm hạn chế tổn thương mắt gà của đối thủ khi bị cựa sắt tấn công. Tuy nhiên, đối với các trận đấu gà đòn cựa sắt, cựa dao thì cựa gà lại là một vũ khí tấn công có lực sát thương cực cao.
Trong cách coi chân gà đá, cựa gà càng cứng và rắn chắc thì càng chiếm nhiều ưu thế. Trong những trận chiến gà cựa thì dựa vào sự phát triển của cựa mà xếp cặp tương xứng. Vì thế, những chiến kê có cặp cựa non hơn tuổi sẽ có lợi thế hơn trong trận chiến và ngược lại. Chúng có ưu thế về tuổi đời , tuổi nghề và có kinh nghiệm chiến đấu tốt.
Một số cựa gà chọi có hình dáng đẹp, đá hay mà anh em có thể tham khảo:
- Gà chọi cựa song đao
- Gà cựa hứng gió
- Gà chọi cựa kim
- Cựa độc linh
- Cựa nhật nguyệt (Gà cựa trắng cựa đen)
Với những gì mà Đá Gà BLV chia sẻ về cách coi chân gà đá, hy vọng các anh em đã biết cách chọn cho mình một chiến kê dũng mãnh, chiến hay.
Tố chất một chú gà chọi có khả năng trở thành một chiến kê tốt được thấy qua biểu hiện bên ngoài. Nhưng siêu chiến kê được nhận rõ qua quá trình rèn luyện kỳ công lắm lúc vất vả qua bàn tay và công sức của sư kê. Nhận biết điều đó anh em có thể tham khảo thêm bài viết từ dagablv.com kinh nghiệm gà chọi về chăm nuôi cũng như phòng chữa bệnh.
Nếu có ý kiến thắc mắc hoặc đóng góp chia sẻ thêm về cách coi chân gà đá, mời anh em vui lòng để lại bình luận phía dưới nhé!
>>>>> Hiện Tượng Gà Gáy Đêm Có Phải Gia Chủ Sắp Gặp Điều Xui Rủi?