Độ sụt của bê tông tươi hay còn gọi là độ linh động hay còn được biết đến với cái tên là độ cứng của bê tông dùng để đánh giá độ chảy của bê tông của dầm – sàn rung lắc và khả năng chịu lực của bê tông. Bê tông tươi Mác như nhau khi mà độ sụt càng cao thì giá thành càng tăng. Ví dụ Mác bê tông 250 độ sụt 12 sẽ có giá rẻ hơn Mác bê tông 250 có độ sụt 16.
Tùy theo khoảng cách và vị trí đặt bơm cho tới chỗ đổ bê tông thì sẽ có những loại Mác và độ sụt bê tông khác nhau. Thông thường với nhà dân thì mình nghĩ bê tông độ sụt 16 là hợp lí nhất hoặc có thể ưu tiên độ sụt ở cận trên như là 17 hoặc 18 chứ không phải là độ sụt 14 hoặc 15.
Nếu chúng ta sử dụng bê tông có độ sụt 12 thì dẫn tới việc trong quá trình đổ bê tông thợ vận hành máy sẽ cho thêm nước vào để dễ bơm. Thợ làm mặt cũng sẽ cho thêm nước vô để dễ làm mặt. Điều này dẫn tới bê tông thừa nước làm thay đổi cấp phối bê tông của chúng ta, dẫn tới hiện tượng bê tông rỗng nhiều sau này sẽ dẫn tới hiện tượng nứt và thấm.
Cho nên khi xây nhà thì mọi người nên chọn loại bê tông tươi và độ sụt phù hợp với ngôi nhà của mình nhất.
Và sau đây là quy trình đo độ sụt và lấy mẫu bê tông kiểm tra chất lượng Bê Tông Tươi Sài Gòn trước khi bơm lên sàn…
Những tiêu chuẩn về bê tông tươi cần lưu ý
Tiêu chuẩn về thành phần hỗn hợp
Để chất lượng bê tông tươi được đạt theo yêu cầu của chủ đầu tư. Người sản xuất bê tông và khách hàng mua bê tông có thể lựa chọn theo 1 trong 2 phương thức sau đây.
- Phương thức 1: Người sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm tuyệt đối trong việc chọn thành phần các vật liệu hỗn hợp. Đảm bảo sao cho đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Phương thức 2: Khách hàng sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong việc chọn thành phần nguyên liệu bê tông. Người sản xuất cần đảm bảo sản xuất sao cho đúng thành phần họ đã chọn.
Sau đó 2 bên sẽ thỏa thuận thống nhất về cách nhận biết với bê tông để tránh nhầm lẫn khi nhận bê tông tại công trình.
Tiêu chuẩn về vật liệu
Xi măng
Dựa trên những tiêu chuẩn Việt Nam, chất lượng xi măng phải đảm bảo theo TCVN – 2682 – 99 – Xi măng Pooclăng và TCVN 6260 – 97 – Xi măng Pooclăng hỗn hợp. Trước khi trộn, phải kiểm tra chất lượng xi măng theo TCVN 6016- 1995 (TSO-9587: 1989 (E))- Xi măng và TCVN 6017- 1995 (ISO-9587: 1989 (E))- Xi măng. Còn đối với xi măng nhập ngoại, chất lượng sẽ được kiểm tra theo sự thống nhất của 2 bên.
Cốt liệu
Cốt điệu được dùng phù hợp theo TCVN – 1770 – 86 và TCVN – 1771 – 86 tiêu chuẩn về cát sỏi, đá xây dựng. Chỉ được phép dùng theo những hệ thống tiêu chuẩn khác khi bên mua có yêu cầu sử dụng. Kho chứa bãi vật liệu phải vệ sinh sạch sẽ, có từng khu phân loại rõ ràng không để lẫn lên nhau. Cần có một hệ thống sàng rửa để đảm bảo đúng các yêu cầu chất lượng. Khi chứa cần tính toàn ra lượng dự trữ tối thiểu.
Nước để trộn bê tông
Nước trộn bê tông đáp ứng theo tiêu chuẩn TCVN – 4506 -87. Nếu là nước sạch được cấp trong thành phố, phải tiến hành thí nghiệm nước đạt các chỉ tiêu theo TCVN – 4506 – 87 nước cho bê tông và vữa yêu cầu kỹ thuật.
Phụ gia
Các chất liệu phụ giá phải đạt chứng chỉ chất lượng hoặc của đơn vị sản xuất. Điều này cần được làm thí nghiệm kiểm chứng của bên sản xuất bê tông tươi.
Tiêu chuẩn độ sụt bê tông
Độ sụt bê tông chính và sai số sụt cho phép phải là phù hợp với các thiết bị thi công, kết cấu, cấu kiện. Và tính chất bề mặt của bê tông do khách hàng quy định đối với người sản xuất.
Người sản xuất bê tông tươi sẽ có trách nhiệm đảm bảo độ sụt ở chân công trình theo đúng yêu cầu bên mua hàng. Khi giao hàng, phải thử độ sụt của từng xe bê tông hoặc khi thi công khối lượng lớn có thể thử độ sụt đột xuất có sự giám sát của bên đặt hàng.
Hỗn hợp bê tông được tạo ra cần đưa vào sử dụng trong 30 phút. Kể từ lúc bê tông được đưa đến công trình hoặc sau lần hiệu chỉnh độ sụt ban đầu. Và sau khi được đổ ra khỏi xe sau 30 phút, nếu chưa kịp đổ bê tông vào khu vực công trình. Người sản xuất sẽ không phải chịu trách nhiệm về độ sụt trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước đó. Giá bê tông tươi 2021