Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc về: Tỷ số nợ trên tổng tài sản – Debt ratio là gì? Cách tính chính xác nhất
- Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp
Contents
1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản – Debt ratio là gì?
Tỷ số nợ trên tổng tài sản tiếng Anh là Debt ratio
Tỷ số nợ trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường năng lực và quản lý nợ dựa trên tổng tài sản mà Doanh nghiệp sở hữu.
Tỷ số nợ trên Tổng tài sản còn được gọi là Hệ số nợ trên Tổng tài sản
2. Cách tính Tỷ số nợ trên Tổng tài sản – Debt Ratio:
Công thức xác định Tỷ số nợ trên Tổng tài sản – Debt Ratio:
Tỷ số nợ trên Tổng tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản
Trong đó:
Tổng nợ bao gồm Toàn bộ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của doanh nghiệp.
Tổng tài sản bao gồm toàn bộ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
3. Ý nghĩa của Tỷ số nợ trên Tổng tài sản – Debt Ratio:
Tỷ số nợ trên Tổng tài sản (Debt Ratio) cho thấy rằng bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ các khoản nợ, tiền vay.
Tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn, do tài sản của doanh nghiệp đang phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ trong đó có nhiều khoản nợ ngắn hạn có chu kỳ thanh toán dưới 1 năm.
Nếu Tỷ số nợ trên Tổng tài sản (Debt Ratio) > 1, điều này cho thấy Tổng nợ của doanh nghiệp đang lớn hơn Tổng tài sản, từ đó, cho thấy Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang bị âm. Đây là một tình trạng hết sức tồi tệ, mà không doanh nghiệp nào muốn gặp phải, vì lỗ lũy kế qua nhiều năm đã vượt trên cả vốn góp của chủ sở hữu hay còn được gọi là “âm vốn chủ”. Những doanh nghiệp gặp trường hợp này thường là các doanh nghiệp đang ở bên bờ vực phá sản, tình hình tài chính vô cùng khó khăn.
Nếu Tỷ số nợ trên Tổng tài sản (Debt Ratio) < 1, điều này cho thấy Tổng tài sản của doanh nghiệp đang lớn hơn tổng nợ, Công ty vẫn đang duy trì có khả năng thanh toán được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình.
Nếu Tỷ số nợ trên Tổng tài sản (Debt Ratio) càng gần về 0, càng cho thấy doanh nghiệp đang tự chủ về tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp đang chỉ phụ thuộc vào vốn góp của chủ sở hữu. Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn là tốt. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều khi biết sử dụng đến các nguồn lực bên ngoài, như các khoản vay ngân hàng, đàm phán được thời hạn trả nợ với các nhà cung cấp,….
4. Ví dụ cụ thể về cách tính Tỷ số nợ trên Tổng tài sản (Debt Ratio):
Ta có số liệu của Công ty Cổ phần ABC như sau:
Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần ABC đến ngày 31-12-2021.
Tỷ số nợ trên Tổng tài sản (Debt Ratio) = Tổng nợ / Tổng tài sản = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn) / Tổng tài sản
Tỷ số nợ trên Tổng tài sản (Debt Ratio) = (36.400 + 14.000) / 79.000 = 63,8%
Debt Ratio = 63,8% cho thấy tại thời điểm 31/12/2021, Công ty ABC có 63,8% giá trị Tổng tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Tỷ số Debt Ratio được có hợp lý hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số của các công ty cạnh tranh trong cùng ngành hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Từ đó, người sử dụng thông tin tài chính có thể đưa ra các nhận định chính xác.
Qua bài viết này, Thành Nam đã giới thiệu đến bạn đọc các Hệ số nợ trên Tổng tài sản – Debt Ratio là gì? Cách tính, Ý nghĩa và Ví dụ cụ thể nhất
Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.