Contents
- 1 1. Mách bạn bí quyết lập thời gian biểu học tập hiệu quả
- 1.1 1.1. Tại sao cần lập thời gian biểu trong học tập?
- 1.2 BẠN QUAN TÂM
- 1.3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.5 1.2. Các bước lập thời gian biểu học tập khoa học và hiệu quả
- 1.5.1 1.2.1. Đưa ra danh sách những việc cần làm
- 1.5.2 1.2.2. Thu thập các thông tin về lớp học
- 1.5.3 1.2.3. Cân nhắc và lên thời gian học tập
- 1.5.4 1.2.4. Thiết kế hình thức cho thời gian biểu học tập
- 1.5.5 1.2.5. Kẻ bảng thời gian biểu
- 1.5.6 1.2.6. Chọn mẫu thời gian biểu
- 1.5.7 1.2.7. Đưa ra khung thời gian học tập
- 1.5.8 1.2.8. Lên kế hoạch thư giãn
- 1.5.9 1.2.9. Trình bày thông tin
- 1.5.10 1.2.10. Học nhiều môn trong một buổi
- 1.5.11 1.2.11. Trang trí và thiết kế mẫu thời gian biểu học tập đẹp mắt
- 1.5.12 1.2.12. Tiến hành sử dụng mẫu thời gian biểu học tập
- 2 2. Cách sắp xếp thời gian biểu học tập hợp lý và khoa học
1. Mách bạn bí quyết lập thời gian biểu học tập hiệu quả
Việc sắp xếp hợp lý thời gian học tập trong ngày, trong tuần giúp bạn quản lý thời gian học tập hiệu quả.
1.1. Tại sao cần lập thời gian biểu trong học tập?
Khi lập thời gian biểu trong học tập, bạn sẽ dễ dàng quản lý và sắp xếp thời gian hợp lý, giúp bạn biết được hôm nay cần hoàn thành môn học nào và trước mấy giờ. Từ đó, bạn có thể làm chủ thời gian và tự giác học tập, đem lại hiệu quả cao hơn.
Đồng thời, khi lập thời gian biểu, học sinh, sinh viên sẽ có giờ giấc sinh hoạt, học tập hợp lý, tránh xa được căng thẳng và áp lực trong học tập. Từ đó, đồng hồ sinh học của các bạn cũng duy trì, ngủ sớm dậy sớm, giúp tinh thần luôn sảng khoái và yêu đời.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ loại bỏ được những thói quen xấu như vừa học vừa lên mạng xã hội… Bởi vì thời gian biểu giúp bạn kiềm chế được những thói quen đó, giúp bạn hình thành được kỷ luật với bản thân, từ đó học tập thêm hiệu quả.
1.2. Các bước lập thời gian biểu học tập khoa học và hiệu quả
Để học tập hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước lập thời gian biểu trong học tập hợp lý nhất.
1.2.1. Đưa ra danh sách những việc cần làm
Trước tiên, bạn cần suy nghĩ và viết ra những hoạt động, việc cần làm trong quá trình học tập. Những hoạt động có thể là học trên lớp, làm việc nhà, giải trí, chơi thể thao. Những ngày lễ, Tết hay dịp đặc biệt bạn không nên liệt kê.
1.2.2. Thu thập các thông tin về lớp học
Bạn có thể truy cập vào website của nhà trường để tìm kiếm các thông tin về các buổi học và lớp học.Từ đó, bạn có thể tổng hợp được kế hoạch cho học tập, làm các bài thảo luận nhóm hay đánh dấu những thời hạn cần nộp bài tập. Đặc biệt, các kỳ thi hay bài kiểm tra quan trọng cũng cần được ghi vào thời gian biểu để bạn có thể sắp xếp thời gian hợp lý.
1.2.3. Cân nhắc và lên thời gian học tập
Bạn có biết ra rằng, có người học tốt hơn vào sáng sớm nhưng có người lại học tốt hơn vào buổi tối? Bạn nên xác định thời gian mà mình dễ tập trung học tập và đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó, bạn tránh lãng phí thời gian mà vẫn sắp xếp được thời gian học tập hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo khung giờ vàng sau để việc học tập của bạn đạt hiệu quả cao:
– Từ 4 giờ 30 phút cho đến 6 giờ sáng: Học tập các môn lý thuyết như Địa lý, Lịch sử hay Giáo dục công dân…
– Từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ: Ôn luyện các môn xã hội, ngoại ngữ, văn học.
– Từ 14 giờ đến 16 giờ 3 phút: Ôn luyện những môn tự nhiên như Hóa, Sinh, Vật lý…
– Từ 20 giờ đến 22 giờ 30 phút: Học tập và ôn luyện các môn tính toán và tư duy logic như: Hình học, Đại số…
1.2.4. Thiết kế hình thức cho thời gian biểu học tập
Hiện nay, bạn có thể lập cho mình mẫu thời gian biểu bằng nhiều hình thức như qua các phần mềm hay ứng dụng trên điện thoại, trang tính hoặc tự thiết kế trên giấy.
Việc thiết kế thời gian biểu học tập bằng giấy tuy dễ làm nhưng lại khó chỉnh sửa và thay đổi khi cần. Nếu thực hiện thời gian biểu bằng giấy, bạn có thể dán vào những góc học tập hoặc nơi mà bạn thường xuyên trông thấy.
Còn lịch biểu được tạo qua điện thoại hay trang tính dễ dàng thay đổi và bạn có thể có một cái nhìn tổng quát hơn. Hoặc bạn có thể cài báo thức hay nhắc nhở để điện thoại hay laptop sẽ thông báo cho bạn biết. Một số phần mềm kỹ thuật số được nhiều người sử dụng như Microsoft Excel, Apple Numbers hay các phần mềm soạn thảo văn bản. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai hình thức để đạt được kết quả cao nhất.
1.2.5. Kẻ bảng thời gian biểu
Sau khi lựa chọn được hình thức của thời gian biểu, bước tiếp theo bạn cần kẻ bảng thời gian biểu gồm các cột ghi rõ ngày và giờ. Số ngày trong tuần sẽ được viết theo hàng ngang và số giờ được viết theo hàng dọc.
1.2.6. Chọn mẫu thời gian biểu
Bạn có thể lựa chọn loại thời gian biểu có thể thay đổi hoặc cố định. Mỗi tuần, bạn có thể thiết kế thời gian biểu theo tuần hoặc bạn có thể thiết kế thời gian biểu cố định. Nếu thực hiện thời gian biểu theo tuần, bạn cần thiết kế thời gian ngược, nghĩa là bắt đầu những bài kiểm tra, kỳ thi quan trọng cho đến thời điểm bây giờ. Lịch học cũng được thay đổi phù hợp với lịch thi hoặc lịch nộp bài kiểm tra, thảo luận.
1.2.7. Đưa ra khung thời gian học tập
Thời gian học tập bạn nên lên theo quãng thời gian dài, từ 2 cho đến 4 tiếng. Với khoảng thời gian dài học tập, bạn sẽ tập trung cho việc học và không bị ảnh hưởng bởi những điều phiền nhiễu hay phân tán bởi những yếu tố xung quanh. Các môn học khó bạn cũng nên dành nhiều thời gian hơn. Bạn cũng có thể lên kế hoạch học tập cho bản thân từ 30 cho đến 45 phút nếu không có nhiều thời gian.
1.2.8. Lên kế hoạch thư giãn
Chơi thể thao và giải trí cũng là yếu tố cần thiết khi bạn lập thời gian biểu cho học tập. Bởi lẽ, bạn không phải một cỗ máy có thể làm việc liên tục. Do đó, kết quả học tập của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có quỹ thời gian sinh hoạt, học tập và vui chơi giải trí khoa học. Vì vậy, bạn nên dành ra một khoảng thời gian trong ngày để chơi thể thao hoặc nghe nhạc, đọc sách. Khi học tập liên tục, từ 30 đến 45 phút, bạn nên dành ra từ 10 đến 15 phút thư giãn.
1.2.9. Trình bày thông tin
Đến bước này, bạn nên trình bày những thông tin trong quá trình bạn thu thập ở bước 2, về thời điểm nộp bài thảo luận nhóm hay bài kiểm tra. Bạn cũng cần lên khung thời gian cho từng môn học, thời gian cụ thể nộp bài thảo luận hay bài tập nào đó. Có thể trong quá trình thực hiện, thời gian này có thể thay đổi, nhưng kế hoạch của bạn không nên để bất kỳ điều nào cản trở.
Bạn cần biết được tầm quan trọng của việc lập thời gian biểu và phân chia những bài tập lớn thành những bài tập nhỏ, giúp bạn luôn đi đúng hướng và không lệch khỏi quỹ đạo ban đầu. Nếu bạn có một bài tập cố định cho môn học nào đó, bạn cần lên thời gian biểu cố định cho môn học đó.
1.2.10. Học nhiều môn trong một buổi
Việc đưa ra kế hoạch học tập nhiều môn trong một buổi giúp bạn giảm thiểu được sự kiệt sức hay nhàm chán. Bạn có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian biểu này khi có lịch thi hoặc cần dành ra nhiều thời gian học tập cụ thể một môn nào đó.
1.2.11. Trang trí và thiết kế mẫu thời gian biểu học tập đẹp mắt
Để mẫu thời gian biểu của bạn sinh động và ấn tượng, cũng như bớt nhàm chán. bạn có thể trang trí bằng việc vẽ, tô màu hay dán các hình sticker ngộ nghĩnh… Nếu thiết kế mẫu biểu trên giấy, bạn có thể sử dụng bút màu để tô. Còn nếu bạn sử dụng phần mềm, bạn có thể tô màu trực tiếp trước khi in ra giấy. Khi đó, bạn sẽ có cho mình một mẫu thời gian biểu đẹp mắt và ấn tượng dành cho học tập.
1.2.12. Tiến hành sử dụng mẫu thời gian biểu học tập
Cuối cùng, sau khi đã tạo xong biểu mẫu thời gian học tập, bạn đã có thể đưa vào sử dụng và tuân thủ các quy tắc, thời gian thực hiện trên thời gian biểu của mình. Tuy vậy, bạn cũng không cần quá căng thẳng về việc sử dụng chính xác thời gian từng giây từng phút. Bạn cũng có thể điều chỉnh thời gian và lịch trình trong thời gian biểu sao cho hợp lý.
Tham khảo thêm: Mẫu lập thời gian biểu cá nhân
2. Cách sắp xếp thời gian biểu học tập hợp lý và khoa học
2.1. Làm hết công việc của hôm nay
Câu “việc hôm nay chớ để ngày mai” rất phù hợp trong quá trình thực hiện thời gian biểu. Cụ thể, sau mỗi buổi học, bạn cần hoàn thành tất cả những bài tập trong ngày hôm nay, làm càng sớm càng tốt và không để bài vở sang ngày hôm sau. Khi thực hiện đúng và hình thành được thói quen này, bạn sẽ giảm bớt áp lực và thong thả thực hiện công việc hơn.
2.2. Giải trí thư giãn sau giờ học
Sau những giờ học căng thẳng, bạn có thể sử dụng thời gian nghỉ giải lao để giải trí và xem đó như là phần thưởng đạt được. Thực tế, những học sinh giỏi thường có nhiều thời gian để thực hiện nhiều công việc khác nhau như chơi thể thao, tham gia các hoạt động giải trí, thư giãn, hay chơi game, sử dụng mạng xã hội… Những cách giải trí này đều giúp bạn có thể giảm thiểu những áp lực, căng thẳng sau giờ học và giải phóng năng lượng, sảng khoái tinh thần hay tăng cường sức khỏe…
2.3. Đưa ra điều kiện trong thời gian biểu
Khi bạn đã lập ra thời gian biểu, mục đích chính của thời gian biểu cần phải là học tập và đặt nó lên hàng đầu. Bạn sẽ biết được mình nên thực hiện và không nên thực hiện những gì, và thời gian mà bạn cần hoàn thành.
Vì vậy, bạn cần học được cách nói “KHÔNG” với những điều không quan trọng, không liên quan quá nhiều đến việc học và làm ảnh hưởng đến việc học của bạn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách lập thời gian biểu học tập một cách hợp lý và khoa học nhất. Bạn cần xây dựng được một thời gian biểu phù hợp với việc học của mình để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập. Đồng thời, bạn cũng nên học cách thực hiện và hoàn thành những điều mà bạn ghi trong thời gian biểu, tránh lười biếng hoặc sao nhãng làm ảnh hưởng đến việc học của mình nhé!