Contents
Bị lòi dom là gì?
Thông thường, máu từ tim theo động mạch đi đến các tế bào để nuôi các mô trong đó bao gồm cả vùng hậu môn, rồi tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Tuy nhiên khi có vấn đề khiến máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về tim không hết, nhưng máu vẫn theo động mạnh đến khiến dồn trệ lại, làm tĩnh mạch vùng hậu môn căng phồng lên và mỏng đi, sau một thời gian sẽ sa xuống tạo thành búi dom.
Ngoài ra, việc xuyên làm tăng áp lực đến vùng hậu môn như rặn mỗi khi đi đại tiện, ngồi lâu, đứng lâu… cũng sẽ khiến cho các tĩnh mạch vùng hậu môn phải hoạt động liên tục và làm tĩnh mạch bị phình giãn và tạo thành búi dom. Sau thời gian này, bệnh sẽ phát triển thành trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp.
– Trĩ nội: búi dom xuất hiện ở trong ống hậu môn, phía trên đường lược. Khi chúng có kích thước nhỏ, triệu chứng không rõ ràng và người bệnh cũng không thể nhìn/ sờ thấy búi trĩ, đến khi giai đoạn nặng, búi dom sa xuống và lòi ra khi đi đại tiện gây ra đau đớn và nhiều triệu chứng khó chịu khác.
– Trĩ ngoại: búi dom hình thành ngoài ống hậu môn, ở bờ hậu môn, phía dưới đường lược nên bằng mắt thường có thể phát hiện được bệnh kể cả giai đoạn đầu. Nhóm bệnh này ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và đời sống nhiều hơn so với trĩ nội.
– Trĩ hỗn hợp: là sự tổng hòa của trĩ nội và trĩ ngoại, hiếm gặp và điều trị cũng khó hơn so với bình thường.
Nguyên nhân bị lòi dom phổ biến
Bệnh lòi dom sẽ xuất hiện và hình thành do một số nguyên nhân điển hình dưới đây:
Bị táo bón/ tiêu chảy liên tục
Khi này, thành tĩnh mạch của ruột sẽ bị tổn thương, tạo áp lực lên thành, vùng xương chậu và vùng hậu môn. Đây là nguyên do khiến hơn 70% bệnh nhân mắc bệnh về đường ruột có nguy cơ dẫn tới bệnh trĩ lòi dom
Ngồi nhiều hoặc đứng lâu
Một số công việc có nguy cơ mắc bệnh lòi dom cao là: nhân viên văn phòng, tài xế lái xe hay những game thủ… Vì tính chất công việc ngồi một chỗ liên tục và ít vận động, khi đó cơ thể ít vận động, khiến quá trình máu từ ngoại biên về trung tâm sẽ khó khăn hơn.
Chế độ ăn uống
Ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh cũng là lý do trực tiếp gây ra bệnh trĩ lòi dom. Đặc biệt là ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, cay nóng… và thiếu chất xơ, nước, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Khi đó sẽ khiến cho việc đại tiện gặp vấn đề (Táo bón) và sẽ gây bệnh. Đây là lý do chính khiến lòi dom ở trẻ ngày càng gia tăng.
Thói quen xấu trong sinh hoạt
Tiêu biểu có thể kể đến như: rặn nhiều khi đi đại tiện, đứng/ ngồi nhiều và lười vận động,… vì những thói quen này sẽ tác động, làm tổn thương vùng hậu môn, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh lòi dom.
Một số đối tượng đặc biệt
– Phụ nữ mang thai: Vì chế độ ăn uống thay đổi đột ngột, nội tiết tố thay đổi,…
– Người cao tuổi: Đặc biệt là người có cấu trúc mô nâng đỡ kém
– Người có thói quen quan hệ tình dục qua đường hậu môn
– Người béo phì, thừa cân sẽ gây nhiều áp lực nhiều cho hậu môn – trực tràng…
Là những đối tượng dễ mắc phải bệnh lòi dom hơn so với người bình thường.
Triệu chứng lòi dom dễ nhận thấy
Theo bệnh lý, tùy vào mức bệnh nặng hay nhẹ mà biểu hiện lòi dom sẽ khác nhau, cụ thể hơn là:
– Trường hợp nhẹ: búi dom lòi ra khi đi đại tiện và tự co lại bên trong ống hậu môn và chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
– Trường hợp đang phát triển: Khi này búi dom phát triển lớn hơn nên khi đại tiện bị sa ra ngoài không thể co lại, phải có tác động ấn, đẩy búi dom vào bên trong hậu môn..
– Trường hợp nặng: Búi dom có kích thước lớn, bị sa ra ngoài khi đại tiện và không thể co lại. Nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc hoại tử hoặc biến chứng rất cao do không thể co lại hậu môn và bị cọ xát gây nhiều tổn thương.
Ngoài ra, bệnh nhân lòi dom sẽ gặp phải những triệu chứng khó chịu khác, đó là:
– Ngứa hậu môn: Đây là triệu chứng xảy ra phổ biến ở người bị lòi dom, do dịch nhầy tiết ra ẩm ướt vùng hậu môn khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy.
– Lòi dom kèm theo chảy máu tươi: Lượng máu chảy càng nhiều chứng tỏ bệnh lòi dom càng nặng, máu tươi chảy vào các búi dom và khi đi đại tiện, búi dom cọ sát với chất thải khiến máu lắng đọng chảy ra ngoài.
– Đau rát vùng hậu môn: ở mức độ nhẹ lòi dom nhưng không đau, nhưng đến thời điểm bệnh phát triển người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau rát vùng hậu môn nhất là khi đi đại tiện, ngồi/ đứng lâu… Từ đó sinh hoạt và tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng.
Vậy nên, ngay khi có dấu hiệu khởi phát bệnh, bạn nên tìm ngay đến cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bị lòi dom có tự khỏi không? Nếu không sẽ bị biến chứng như thế nào?
Việc búi dom ngày càng phát triển, kích thước cũng lớn dần và chúng không còn khả năng tự co lại bên trong hậu môn, khi đó ngoài điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thì bệnh nhân còn phải điều trị sớm kịp thời và tận gốc để bệnh không gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, rủi ro nguy hiểm cho cả sức khỏe
Dưới đây là một số biến chứng có thể bệnh nhân lòi dom sẽ mắc phải nếu không kịp thời chữa bệnh:
– Sa nghẹt búi dom: Khi búi dom có kích thước lớn sẽ chèn ép và tắc nghẽn các cơ vòng, tình trạng lưu thông máu bị ảnh hưởng, từ đó gây sa nghẹt.
– Rối loạn chức năng hậu môn: Khi búi dom hình thành, việc đào thải các chất thải (phân) ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp, sau một thời gian sẽ gây rối loạn, thậm chí khiến người bệnh không kiểm soát được việc đại tiện.
– Đi tiêu ra máu: Ở giai đoạn nặng, mỗi đi đại tiện đều kèm theo máu, thậm chí bắn thành tia, lâu dần sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng này.
– Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ: Các búi dom thường tiết dịch nhầy, trong khi ống hậu môn đang đào thải phân nên không tránh được tình trạng viêm nhiễm, búi dom bị lở loét, thậm chí hoại tử.
– Hình thành một số bệnh phụ khoa ở nữ giới: Hậu môn và âm đạo gần nhau, khi mắc bệnh lòi dom sẽ không tránh được việc hậu môn có các vi khuẩn gây hại và khả năng chúng lây lan sang âm đạo của nữ giới là khá cao. Từ đó bệnh nhân nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Có thể thấy bệnh trĩ lòi dom không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh nhưng sau một thời gian để triệu chứng bệnh kéo dài, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng kể trên. Hãy tìm đến ngay bác sĩ, chuyên gia nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Cách điều trị lòi dom hiệu quả nhất hiện nay
Bệnh trĩ lòi dom là một trong những căn bệnh phổ biến, nên có không ít cách điều trị, điển hình có thể kể đến một số phương pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng:
Hỗ trợ điều trị lòi dom hiệu quả bằng cách thay đổi chế độ ăn uống
Lòi dom là một bệnh lý thuộc đường tiêu hóa nên vấn đề ăn uống luôn là yếu tố quan trọng và quyết định phần nào sự hiệu quả trong điều trị. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống phù hợp với bệnh nhân bị lòi dom:
– Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ (tối thiểu 25gram/ ngày với phụ nữ và 38 gram/ ngày với nam) và vitamin từ trái cây, rau củ. Ngoài ra có thể ăn thêm những hạt ngũ cốc nguyên cám có nhiều giá trị dinh dưỡng, chất xơ như: yến mạch, lúa mạch, gạo lứt, hạt lúa mạch đen,…
– Bổ sung chất khoáng, uống nhiều nước, nước ép hoặc sinh tố để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể để làm mềm phân, tốt nhất nên uống 1,5 lít – 2 lít mỗi ngày.
– Ăn uống đúng, đủ bữa và hạn chế vận động mạnh sau khi ăn.
Ngoài ra, người bệnh lòi dom nên tích cực tập thể dục, vận động mỗi ngày và hạn chế ngồi lâu, đứng lâu để giảm áp lực lên tĩnh mạch. Từ đó sẽ phần nào cải thiện được tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh trở nặng hơn.
Cách chữa bệnh lòi dom theo Tây y
Y học hiện đại ngày càng phát triển, nên Tây y luôn là lựa chọn được nhiều bệnh nhân tìm đến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách và điều cần lưu ý khi chữa trị trĩ lòi dom theo Tây y.
Điều trị nội khoa bệnh trĩ lòi dom – Sử dụng thuốc
Lòi dom uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh là vấn đề được người bệnh quan tâm, vậy nên chúng tôi sẽ gợi ý một số loại thuốc thông dụng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng:
– Thuốc co mạch: thuốc đạn Medicone, trĩ đạn gây mê Tronolane Thuốc Phenylephrine, thuốc mỡ bôi ngoài,… công dụng của thuốc là thu nhỏ mô mạch, thắt chặt các mạch máu, hạn chế tình trạng chảy máu và khắc phục tình trạng sa búi trĩ.
– Dược chất bảo vệ: Một số chất được sử dụng phổ biến như: dầu khoáng hoặc tinh bột, oxit kẽm, glycerlin, lanolin,… Khi sử dụng sẽ có công dụng bảo vệ thành mạch hậu môn, đồng thời chống lại tình trạng bị lở loét, viêm nhiễm. Từ đó quá trình làm lành vùng da quanh hậu môn cũng được cải thiện nhanh chóng.
– Thuốc giảm ngứa: thuốc mỡ hoặc kem,… chúng có khả năng làm giảm ngứa tạm thời.
– Thuốc gây tê giảm đau: Hiệu quả của thuốc này là giúp làm tê cục bộ, từ đó làm giảm đau các dây thần kinh.
– Thuốc kháng sinh
LƯU Ý: Khi sử dụng thuốc Tây bệnh nhân cần phải cẩn trọng và không tự ý sử dụng/ ngưng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa bệnh trĩ lòi dom – Phẫu thuật/ xâm lấn
Với những bệnh nhân tình trạng nặng, sau một thời gian sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một trong số những thủ thuật sau:
– Thắt trĩ bằng vòng cao su: Đặt cái vòng cao su nhỏ vào gốc búi trĩ, ngăn cản máu lưu thông nuôi dưỡng búi dom. Sau vài ngày, búi trĩ sẽ tự rụng và vết thương thường sẽ liền sau đó 1-2 tuần.
– Tiêm xơ búi trĩ: Tiêm thuốc vào búi dom đang chảy máu để làm cho búi trĩ xơ cứng lại và tự rụng.
– Mổ trĩ bằng máy cắt nối (phương pháp LONGO
– Cắt trĩ – phẫu thuật cắt bỏ những búi trĩ
Loại bỏ búi dom – Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang dựa trên công thức bí truyền của dân tộc H’mông trên vùng núi Tây Bắc.
Thành phần sử dụng trong bài thuốc 100% thảo dược thiên nhiên, lành tính và đạt chuẩn GACP – WHO, phù hợp với cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh và người cao tuổi. Bài thuốc tham khảo tại đây: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Xem thêm: Thăng Trĩ Dưỡng Huyết Thang: Giải Pháp Chữa Trĩ